Kinh nghiệm ôn thi khối D

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Kim Ha Neul, 7 Tháng bảy 2021.

  1. Kim Ha Neul

    Bài viết:
    96
    [​IMG]

    KINH NGHIỆM ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI D

    I. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY NẾU THỰC SỰ MUỐN THI ĐỖ

    - Dừng trò "Chơi nốt hôm nay". Thi xong rồi chơi gì cũng được, chỉ sợ lúc đó không còn muốn làm gì mà thôi.

    - Không đi thi thử lung tung nữa, hay thi có kiểm soát

    - Tắt tất cả các thiết bị điện tử một khi đã ngồi vào bàn. Một giờ học tập trung còn hiệu quả hơn cả ngày ngồi đọc sách rồi bấm điện thoại.

    - Đừng tải nhiều tài liệu. Việc lượn lờ trên các diễn đàn để tải thật nhiều đề tạo cảm giác đầy đủ và khiến ta rơi vào cái bẫy ảo giác an toàn. Hãy nhớ: Cách duy nhất để thi đỗ là ngồi vào bàn học.

    - Tránh xa những người bạn lười biếng. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

    - Ngưng học tủ. Nếu đoán trúng, việc ôn tủ có thể tiết kiệm được một chút thời gian. Nhưng bù lại, em sẽ luôn trong trạng thái thấp thỏm và mất tự tin vì sợ lệch tủ.

    - Ngủ ít nhất 6 tiếng/ngày. Tập ngủ trước 12h.

    - 30 phút sau khi vừa thức dậy chính là thời điểm vàng để ôn lại những gì đã học đêm qua. Đừng phí nửa tiếng quý giá này vào việc check noti hay nằm ườn ngủ tiếp.

    - Học trên bàn, không phải trên giường.

    II. PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP HIỆU QUẢ VÀ TIẾT KIỆM THỜI GIAN

    [​IMG] TOÁN

    - Thuộc thật kĩ các công thức cơ bản.

    - Mỗi ngày chỉ nên làm 1 đề. Sau khi làm xong, dành thời gian nghiên cứu kĩ tất cả các lỗi sai.

    - Nếu chưa nắm chắc điểm 7, 8 trong tay, đừng phí thời gian ôn bài điểm 9, 10.

    - Xem qua một số tips bấm máy cho những dạng bài chống Casio, nhưng không được phụ thuộc vào máy tính.

    [​IMG] VĂN

    - Sử dụng mọi "thủ đoạn" để gây thiện cảm với người chấm: Xuống dòng phóng khoáng, tách ý nhỏ thành từng đoạn để khi đọc không bị sót, trình bày sạch và viết chữ dễ nhìn.

    - Đừng học thuộc tất cả, điều đó gần như không thể.

    - Học bằng sơ đồ tư duy. Vẽ đi vẽ lại nhiều lần để thuộc. Đọc bài mẫu của thầy cô vài lần để nắm được cách hành văn.

    - Nghị luận xã hội nên có ví dụ mang tính thời sự và liên hệ bản thân.

    - Nghị luận văn học phải trả lời đúng yêu cầu đề bài. Bài hỏi so sánh mà chỉ bê nguyên phần phân tích thì viết sang tờ thứ 5 cũng không quá 7 điểm.

    [​IMG]

    ĐỌC HIỂU


    Ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề- đây là những gì chị muốn chia sẻ với các em khi làm phần này. Phần đọc hiểu các em không nên làm quá dài dòng hay văn hoa bay bướm làm gì, hãy cứ đúng, đủ ý là được nha, còn dành thời gian làm phần khác.

    [​IMG] NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

    Bám sát theo dàn bài chung của văn nghị luận. Các em cứ triển khai các ý theo dàn bài chung, bên cạnh đó nhớ thêm dẫn chứng, liên hệ được càng rộng càng sâu thì càng tốt. Hãy chăm chỉ đọc báo, xem thời sự, đọc sách để có thêm nhiều kiến thức liên hệ thực tiễn nha.

    [​IMG] NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

    Nói không với học tủ nha. Tất cả các bài đều phải học hết nha các em, các em có thể học theo sơ đồ tư duy, học theo phương pháp tự gợi nhớ kiến thức. Các em hãy cứ học ý trước để hiểu, sau đó mới học viết hay.

    Và mình cũng đã có 1 video chia sẻ về cách và một số tipz học văn như sau:

    Link: Link

    Hy vọng qua chiếc video này, các em sẽ có thêm động lực để ôn thi và đạt được mọi ước mơ mà các em mong muốn nhaaaa [​IMG]

    TOP 10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI THI VĂN]

    [​IMG] Lưu lại trước để sang năm đi thi

    1. Trang đầu tiên phải viết thật sạch đẹp, phải sạch sẽ tuyệt đối. Trình bày phải rõ ràng dưới các đề mục.

    VD: Phần 1:

    Câu 1: .

    Câu 2: .

    2. Khi trả lời phần đọc hiểu cần rõ ràng trong việc trình bày, gạch đầu dòng có hoặc không cũng được nhưng nếu muốn chắc chắn thì không nên gạch. Trả lời rõ ràng như: "Trong đoạn văn trên được trích từ [tên tác phẩm] của [tên tác giả], tác giả đã sử dụng: .

    3. Nếu đề hỏi văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

    - Thơ auto nghệ thuật

    - Trích nguồn auto báo chí

    - Tác giả là những nhân vật nổi tiếng (Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng) auto chính luận

    - Khô khan, khó hiểu, số liệu nhiều auto khoa học

    - Hội thoại bình dân auto sinh hoạt

    4. Nếu đề hỏi văn bản thuộc phương thức biểu đạt nào?

    - Thơ auto biểu cảm

    - Truyện auto tự sự

    - Cái gì có nhiều số liệu, thông tin auto thuyết minh

    - Tác phẩm của những nhân vật nổi tiếng auto nghị luận

    5. Nếu đề đọc hiểu yêu cầu đoạn văn ngắn nêu những suy nghĩ của anh/chị thì để đơn giản hãy làm theo trình tự sau:

    - Mở đoạn

    - Giải thích vấn đề chính trong đề đưa ra

    - Trong quá khứ cái đó biểu hiện như thế nào

    - Tới hiện tại nó ra sao

    - Phản đề

    - Liên hệ bản thân

    - Liên hệ đến xã hội, quốc gia, thế giới..

    - Kết đoạn

    6. Nghị luận xã hội về cái gì không biết, nhưng phải đảm bảo các ý:

    - Giải thích

    - Phân tích

    - Bác bỏ - phản đề

    - Đánh giá

    - Kết

    7. Đối với văn nghị luận hãy đọc kĩ những bài cô

    Giáo đã hướng dẫn vì biết đâu nó sẽ giúp ích trong bài thi khi mình bí.

    8. Đặc biệt chú ý những lỗi bị trừ điểm:

    - Quên tác giả + hoàn cảnh ra đời tác phẩm (0.5)

    - Không có kết bài (0.5)

    - Không có bố cục rõ ràng, không tách đoạn, tách ý

    9. Giám khảo xem qua bài không quá 5p, nên ý gì hay, quan trọng hãy đưa hết lên (ấn tượng đầu luôn tốt)

    10. Chăm xem tin tức, thời sự để cập nhật tình hình xã hội hiện tại bởi có thể những điều ấy sẽ được liên hệ trong bài nghị luận xã hội. Và hơn hết, hãy ôn kĩ các tác phẩm được cho là nằm vùng bởi các thầy cô giáo.

    [​IMG] ANH

    - Học từ mới vào buổi sáng, làm bài tập và luyện đề vào buổi tối.

    - Chắn chắn rằng mình thuộc nghĩa và nắm vững trọng âm của tất cả từ vựng ở phần cuối sgk trước khi lên mạng tìm thêm từ cùng chủ đề.

    - Hiểu thật rõ các cấu trúc ngữ pháp, thì động từ, câu mệnh đề, câu gián tiếp.. Chỗ nào còn lơ mơ phải note lại tìm giải đáp ngay. Éo le là bài thi toàn hỏi những chỗ lơ mơ đó thôi.

    - Khi làm bài đọc hiểu, hãy lướt qua phần câu hỏi trước để hình dung ra bài đang nói về cái gì.

    - Cẩn thận với cái bài chọn phương án KHÔNG ĐÚNG.

    NHÓM 1: CÂU HỎI TỔNG QUÁT

    Đối với nhóm câu hỏi này, lời khuyên cho các bạn là đừng quá đi sâu vào chi tiết hay từ mới mà chỉ cần chú ý đến cấu trúc và những từ khóa (key words) trong bài. Trong nhóm này có các dạng bài tập như sau:

    [​IMG] DẠNG 1: Câu hỏi ý chính toàn đoạn (Main Idea)

    * Mục đích câu hỏi: Đây thường là câu hỏi đầu tiên trong bài với mục đích đánh giá khả năng Skimming (đọc lướt) và tìm ý chính trong đoạn văn.

    * Dấu hiệu nhận biết: What is the topic/ the subject/ the main idea/ the author's main point.. of the passage? (Đâu là nội dung chính của đoạn văn, điều tác giả đề cập đến)

    * Cách làm bài:

    1. Đọc dòng đầu tiên hoặc 2 dòng đầu của đoạn văn vì thông thường ý chính sẽ nằm ở câu chủ đề (topic sentence) – thường đứng đầu các đoạn văn.

    2. Đối với bài được chia thành nhiều đoạn nhỏ, chúng ta cần tìm mối liên hệ giữa những dòng đầu tiên của đoạn văn. Từ đó, tổng hợp thành ý chính của bài.

    3. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, các bạn nên đọc lướt qua các dòng còn lại để đảm bảo ý đầu tiên của đoạn thể hiện đúng với ý của các dòng khác. Bên cạnh đó, trong quá trình đọc, các bạn hãy chú ý đến những từ khóa được lặp đi lặp lại hay những từ đồng nghĩa vì chúng sẽ phần nào nói lên nội dung chính của văn bản.

    4. Song song đó, các bạn có thể loại bỏ phương án sai. Tức là những phương án không tìm được thông tin trong bài, trái với thông tin đề cập trong bài hay quá chi tiết (thông tin về thời gian, địa điểm, miêu tả cụ thể).

    [​IMG] DẠNG 2: Câu hỏi về cách tổ chức tổng quát (organization) của đoạn văn

    * Mục đích câu hỏi: Đây là câu hỏi kiểm tra khả năng nhận biết cách tổ chức đoạn văn của bạn như: Trình tự thời gian, nguyên nhân – kết quả, so sánh – đối lập, định nghĩa – ví dụ, mức độ quan trọng, luận điểm dẫn chứng, khái quát đến chi tiết hoặc ngược lại, trình tự bảng chữ cái.

    * Dấu hiệu nhận biết: Which of the following best describe the organization of the passage? / How are the events in the passage presented?

    * Cách làm bài: Các bạn hãy chú ý suy đoán cấu trúc đoạn văn dựa vào các từ nối tiếng Anh giữa các ý trong bài. Ví dụ, cấu trúc trình tự thời gian sẽ có một vài từ khóa như In 1990, in the 1900s, before, after.. ; nguyên nhân – kết quả sẽ có từ khóa như because, due to, therefore..

    [​IMG] NHÓM 2: CÂU HỎI CHI TIẾT TRONG ĐOẠN VĂN

    Nhóm câu hỏi này thường chiếm đến 50% số lượng các câu trong phần đọc hiểu, tập trung vào các thông tin cụ thể có trong bài viết như thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả.. Thông thường, trình tự câu hỏi sẽ giống với trình tự nội dung trong bài đọc.

    [​IMG] DẠNG 3: Câu hỏi về chi tiết được nhắc đến trong bài (stated detail question)

    * Mục đích câu hỏi: Dạng câu hỏi này đòi hỏi bạn phải xác định được đối tượng được nhắc đến trong câu hỏi và vị trí chứa thông tin liên quan đến đối tượng đó trong đoạn văn. Câu trả lời đúng nhất có nội dung sát với thông tin trong bài, và thường được diễn đạt theo một lối khác đi như thay đổi cấu trúc câu hay dùng các từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.

    * Dấu hiệu nhận biết: According to the passage, It is stated in the passage, The passage indicates that, Which of the following is true?

    * Cách làm bài: Đối với dạng câu này, cbạn hãy sử dụng ngay từ khóa trong câu hỏi để dò lại trong bài. Tuy nhiên, sẽ có những câu hỏi hóc búa không sử dụng nguyên từ giống trong bài mà thay vào đó là nằm ở dạng Paraphrase Keywords (diễn đạt theo cách khác nhưng giữ nguyên ý nghĩa). Vì thế, cbạn cần chú ý luyện tập thêm khả năng Paraphrase của mình.

    [​IMG] DẠNG 4: Câu hỏi về chi tiết không được nhắc đến trong bài (unstated detail question)

    * Mục đích câu hỏi: Dạng câu này kiểm tra khả năng loại trừ và tìm kiếm thông tin trong bài đọc của bạn.

    * Dấu hiệu nhận biết: What activity did the paragraph NOT mention? , What is NOT stated about the products? , Which of the following detail did the paragraph fail to mention? , All of these can be inferred from the passage EXCEPT..

    * Cách làm bài: Hãy chú ý đến những đoạn tính mang liệt kê chi tiết trong bài (những đoạn có nhiều dấu () gạch đầu dòng (-) hoặc từ" and "để loại thông tin không đề cập.

    [​IMG] DẠNG 5: Câu hỏi về từ vựng (vocabulary question)

    * Mục đích câu hỏi: Dạng câu hỏi này có mục đích là kiểm tra vốn từ vựng tiếng Anh của cbạn.

    * Cách làm bài:

    1. Nếu gặp từ đã biết hay quen thuộc, cbạn sẽ dễ dàng chọn được đáp án. Tuy nhiên, vẫn nên dò lại xem nghĩa mình biết có phù hợp với ý triển khai trong văn bản.

    2. Nếu gặp từ vựng lạ, cbạn cần đọc cả câu chứa từ đó, thậm chí câu trước và sau nó, rồi dựa vào ngữ cảnh để suy luận. Đặc biệt, muốn hiểu hết nghĩa của từ, cần vận dụng kiến thức về gốc từ, tiền tố, hậu tố; suy luận logic; dấu câu (chấm phẩy, hai chấm, gạch nối) ; từ nối (although, therefore, etc)

    [​IMG] DẠNG 6: Câu hỏi liên hệ đại từ (" refer to "question)

    * Mục đích câu hỏi: Dạng câu hỏi về liên kết ý trong văn bản thường hỏi về chủ thể được thay thế trong các đại từ như:" That "," it "," they "..

    * Dấu hiệu nhận biết: What does the word" they"in line 3 refer to?

    * Cách làm bài: Với dạng này, việc nắm vững cấu trúc của câu văn sẽ giúp suy luận chính xác. Các bạn hãy xác định vị trí đại từ được đề cập, đọc câu chứa đại từ và câu trước đó. Tìm một từ trong câu phía trước có thể thay thế cho đại từ tiếng Anh được hỏi (lưu ý đến số ít và số nhiều). Trong nhiều trường hợp, nếu vận dụng cấu trúc mà vẫn chưa tìm ra đúng chủ thể thì dựa vào nghĩa cụ thể của câu văn để suy ra.

    [​IMG] NHÓM 3: CÂU HỎI SUY LUẬN

    [​IMG] DẠNG 7: Câu hỏi ngụ ý (inference question)

    * Mục đích câu hỏi: Thường hỏi về thông tin không nêu trực tiếp trong đoạn văn nhằm đánh giá khả năng phân tích từ dữ liệu có sẵn trong đoạn văn.

    * Dấu hiệu nhận biết: Which of the following can be inferred from the passage? , Which of the following would be the most reasonable guess about? , What is the author's tone in this passage?

    * Cách làm bài: Loại câu hỏi này đòi hỏi phải suy luận, vì thế, để đảm bảo thời gian, các bạn nên làm dạng câu này sau cùng. Để làm câu này, cb cần áp dụng kiến thức về ý chính (main idea), đọc các đáp án, tìm từ khóa ở các đáp án rồi rà soát đọc lại thông tin liên quan đến từ khóa đó trong bài.

    Bên cạnh đó, hãy kết hợp với giọng văn của tác giả để suy luận kết quả/ hành động tiếp theo cho chính xác. Các giọng văn phổ biến là: Positive (tích cực) ; Negative (tiêu cực) ; Neutral (trung lập) ; Supportive (ủng hộ) ; Skeptical (nghi ngờ)..

    * * *

    [​IMG] Trên đây là cách làm bài đọc hiểu. Tuy nhiên để đạt được kết quả cao, các bạn cần luyện tập càng nhiều càng tốt để quen với các dạng bài, quen với cách làm bài để khi ngồi trong phòng thi không bị bối rối khi gặp một chủ đề đọc hiểu khó. [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    - ST-
     
    Last edited by a moderator: 7 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...