Kinh nghiệm niềng răng thẩm mỹ I. Những điều cần biết về niềng răng Niềng răng – Chỉnh nha là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa, là một phương pháp sử dụng các khí cụ để sắp xếp lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa.. để mang lại cho bạn vẻ đẹp thẩm mỹ cho nụ cười cũng như cho khuôn mặt. - Các phương pháp niềng răng "Có hai phương pháp niềng răng là mang hàm chỉnh tháo lắp hoặc hàm chỉnh cố định. Với hàm chỉnh tháo lắp sẽ ít tốn kém chi phí hơn, nhưng nếu không chú ý điều chỉnh thì hiệu quả chỉnh răng sẽ không cao. Với hàm chỉnh cố định, bác sĩ sẽ gắn khí cụ chỉnh nha vào các răng khác để giữ cố định, dùng móc và lò xo để kéo hay đẩy răng trong thời gian dài thậm chí tới vài năm. Do đó, chi phí cho hàm chỉnh nha cố định thường tốn kém hơn các chi phí khác, người niềng răng phải mang các khí cụ chỉnh nha thường xuyên mới có kết quả tốt. Niềng răng thường được chỉ định cho những trường hợp răng lệch lạc nhẹ, bệnh nhân bị hô móm có nguyên nhân do răng. Đối với trường hợp sai hình răng nặng có nguyên nhân do xương, niềng răng đơn thuần không thể mang lại kết quả tối ưu. Những trường hợp này cần phải kết hợp chỉnh nha với phẫu thuật chỉnh hàm. Với trường hợp có răng hô, móm có thể do ba nguyên nhân là hô do răng, hô do hàm hay hô vừa do răng vừa do hàm. Với trường hợp hô, móm do hàm thì niềng răng không hiệu quả mà phải tiến hành phẫu thuật cắt hàm. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị phì đại xương hàm (hô, móm, vẩu) không khép được miệng, ăn uống khó khăn, ảnh hưởng tâm lý sau khi phẫu thuật đã cải thiện rõ rệt cả về thẩm mỹ lẫn chức năng. - Độ tuổi thích hợp để niềng răng Lứa tuổi lý tưởng nhất để niềng răng điều chỉnh hàm hô, móm, lệch lạc là từ 10 - 20 tuổi. Những trường hợp có khả năng mọc răng không đều cần chỉnh nha phòng ngừa, có thể thực hiện sớm hơn. Ở lứa tuổi từ 20 - 30 cũng có thể thực hiện chỉnh nha, nhưng thời gian điều trị có thể kéo dài hơn do xương cứng hơn nên răng di chuyển chậm hơn. Càng lớn tuổi thì chỉ định niềng răng càng hạn chế, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và thời gian điều trị kéo dài hơn. Vì vậy, khi phát hiện răng lệch lạc hoặc có sai hình răng mặt, biến dạng mặt, nên đi khám sớm đúng chuyên khoa để được chẩn đoán đúng và có kế hoạch điều trị sớm nhằm mang lại kết quả tốt. Việc niềng răng là cần thiết, thế nhưng, trường hợp nào cần niềng răng và niềng như thế nào thì lại phải theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có được quyết định đúng đắn." II. Kinh nghiệm niềng răng Tôi sở hữu hàm răng thưa, khớp cắn hở. Điều đó khiến tôi không tự tin và rất ít khi cười thật thoải mái. Tôi đã nghĩ đến việc niềng răng khi 25 tuổi, nhưng khi đó tôi mới đi làm, lương thấp lại thêm đường xá xa xôi, phương tiện đi lại khó khăn, vì vậy vẫn chưa thực hiện được. 5 năm sau, khi tròn 30 tuổi tôi quyết định sẽ nâng cấp nụ cười của mình. Tôi quyết định niềng răng. Sau khi tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp tôi quyết định lựa chọn một Trung tâm nha khoa khá uy tín tại Hai Bà Trưng – Hà Nội để thực hiện niềng răng thẩm mỹ. Trải qua hành trình gần 2 năm gắn bó với mắc cài, dây cung.. tôi có một số kinh nghiệm chia sẻ cho những ai quan tâm: 1. Thứ nhất : Thăm khám đúng lịch với bác sĩ nha khoa của bạn Đây là điều cần được lưu ý đầu tiên. Sau khi bác sỹ đã thăm khám, soi chụp đầy đủ, lên phác đồ điều trị cụ thể và gắn mắc cài thì việc còn lại là bạn phải tự theo dõi tại nhà những chuyển biến của vị trí răng theo hướng dẫn của bác sỹ. Sau đó tái khám đúng theo lịch hoặc liên hệ với bác sỹ ngay sau khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường. 2. Thứ hai: Theo dõi chặt chẽ quá trình niềng răng của bạn Nếu có thể bạn nên viết "nhật ký của những chiếc răng" trong quá trình niềng răng để ghi lại những thay đổi của hàm răng. Những thông tin này sẽ vô cùng bổ ích cho bác sỹ trong quá trình theo dõi chuyển biến của các răng trong hàm. Bạn càng mô tả lại tỉ mỉ và cụ thể thì càng tốt cho quá trình điều trị. Đây cũng là việc giúp cho quá trình niềng răng của bạn trở nên thú vị và đáng nhớ hơn. 3. Thứ ba: Xây dựng một chế độ ăn thích hợp Đây là kinh nghiệm niềng răng không thể bỏ qua. Trong thời gian đeo mắc cài, các dây thun liên tiếp tạo ra lực kéo lên răng, răng trong giai đoạn dịch chuyển, xương hàm cũng đang trong giai đoạn thay đổi nếu phải chịu những tác động không tốt thì hướng di chuyển sẽ lệch khỏi dữ liệu lên sẵn của bác sỹ. Răng có thể di chuyển theo hướng không mong muốn nếu bạn ăn uống không khoa học, ăn các loại đồ cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh, chất kích ứng cao.. Những thức ăn này còn có thể làm bung, gãy mắc cài. Các loại thức ăn dai, quá dẻo, nhiều bột đường thường dễ bị bắt vào mắc cài và các kẽ răng, làm ảnh hưởng đến lực kéo của mắc cài, đồng thời gây bám đọng mảng thức ăn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, làm hỏng răng nghiêm trọng sau khi niềng răng xong. Bởi vậy, lưu ý đến chế độ ăn uống khoa học, chọn lợi thức ăn có thể hạn chế các vấn đề tổn thương răng và ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng cuối cùng. 4. Thứ tư: Thực hiện tốt việc vệ sinh răng miệng Việc Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng là rất quan trọng, nếu không răng của bạn rất dễ bị sâu răng và ố vàng. Bạn nên Chải răng ngay sau khi ăn, bất kể thời điểm nào có thể bằng bàn chải cho người niềng răng hoặc các bàn chải có đầu nhỏ có thể luồn vào các khe mắc cài; tránh chải lâu, dùng lực quá mạnh khi chải răng. Sau đó dùng thêm chỉ răng- loại chỉ nha khoa để lấy hết mảng bám và sử dụng nước súc miệng để loại bỏ hết vi khuẩn sau khi ăn.