Chia sẻ Kinh nghiệm học tập: Hướng dẫn làm dạng đọc hiểu đạt điểm cao

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Cosmo404, 29 Tháng ba 2022.

  1. Cosmo404

    Bài viết:
    0
    Mình muốn chia sẻ một vài tips nho nhỏ để dành điểm cao trong phần đọc hiểu. Nhiều người thường coi nhẹ phần này nhưng đạt được trọn vẹn 3 điểm đọc hiểu không hề dễ dàng bởi cách suy nghĩ trong đọc hiểu khá rộng và biểu điểm thường dựa trên ý kiến chủ quan của người chấm nên khó có thể bao quát hết. Không dài dòng nhiều, mình xin chia sẻ một vài mẹo sau để giúp các bạn làm bài tốt hơn.

    Đọc hiểu thường có 4 câu với 3 mức độ chính: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Độ khó hay dễ của đề thường dựa vào biểu đồ mà người ra đề áp dụng Thường câu 1 và 2 là mức độ nhận biết, câu 3 thông hiểu và câu cuối là vận dụng. Người ra đề có thể nâng cấp đề khó hơn bằng cách thay đổi câu 2 trở thành mức độ thông hiểu. Nhưng dựa trên những đề thi gần đây của bộ giáo dục, người ra đề thường ra theo dàn ý đầu tiên mà mình đề cập.

    Câu nhận biết là những câu thường có ngay đáp án trong chính đề bài: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản.. Ở dạng câu này, chỉ cần nhận biết kỹ kiến thức căn bản là có thể đạt điểm tuyệt đối. (VD: 6 phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm và thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ) các dạng thơ (Lục bát, 5 chữ, Thất ngôn tứ tuyệt) Lưu ý thơ hiện đại và thơ trung đại để dùng từ cho đúng.

    Câu hỏi tìm từ nghữ hình ảnh các bạn nên nhớ gạch chân để tránh bỏ sót để trừ điểm. Thường phần này biểu điểm khá thoáng nhưng các bạn cũng nên cẩn thận.

    Chú ý phân biệt giữa kiểu "Theo tác giả.." và "Em hiểu như nào về ý kiến tác giả.." vì hai câu này là mức độ khác nhau

    Ở kiểu chỉ ra biện pháp tu từ. Mình nghĩ câu này nằm ở mức thông hiểu thấp, ngoài việc chỉ ra biện pháp tu từ qua hình ảnh, từ ngữ và gọi tên hình ảnh đó. Các bạn nên điểm thêm một câu về ý nghĩa của biện pháp ấy trong đoạn văn/thơ để khiến bài làm hoàn chỉnh hơn

    Câu thông hiểu: Câu thông hiểu, thường là có chữ "Hiểu" đùa thôi. Ở dạng câu này, các câu hỏi thường gặp là hiểu như nào về hình ảnh, hay hình ảnh câu thơ có ý nghĩa gì, nội dung của đoạn văn, ý nghĩa của biện pháp tu từ..

    Trong dạng này mình chia làm 2 cụm chính

    Nếu hỏi về Ý nghĩa của hình ảnh, nói chung trả lời theo dàn dưới đây:

    - Hình ảnh/ Khổ thơ/ đoạn văn nói về điều gì? Có ý nghĩa gì Nếu nhiều vế, bạn có giải thích từng ý rồi tóm gọn lại ý chung nhất

    - Đằng sau đó là cảm xúc thái độ gì của tác giả?

    - Có tác dụng giúp nhận thức điều gì

    Dạng câu hỏi về ý nghĩa biện pháp tu từ, các bạn trả lời 3 ý:

    - Đầu tiên chỉ ra biện pháp tu từ ở đâu, đọc tên biện pháp tu từ ấy. Ví dụ trong câu "

    " Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

    Những chồi non tự vươn lên mà sống "​

    Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ" ấp ôm "," vươn lên "," sống "

    - Ý nghĩa của biện pháp ấy trong 3 mặt: Cho giọng điệu của câu văn, ý nghĩa của câu và giúp người đọc nhận thức tình cảm cảm xúc gì.

    Ex: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ" ấp ôm "," vươn lên "," sống "khiến cho câu văn trở nên sinh động, có hồn và đầy sức sống. Qua đó thể hiện quan điểm sâu sắc của tác giả về lẽ sống" Dù ở trong hoàn cảnh nào, con người cũng nên khao khát nỗ lực và phát triển giống như chồi non yếu ớt vẫn mạnh mẽ vươn lên. Biện pháp tu từ đã thể hiện phần nào tinh thần khát khao, mạnh mẽ và đầy nhân văn của tác giả luôn muốn thúc đẩy con người phát triển và ngày càng hoàn thiện mình.

    Phần này phổ điểm có thể khó hoặc không, nhưng dạng chung là nên có. Có thì bạn hên mà không thì mất chút éc thời gian để làm phần của mình thêm sâu sắc. Các bạn có thể áp dụng cách tư duy này cho nhiều dạng tương tự

    Câu vận dụng . Có thể là dạng "Rút ra thông điệp, bài học tâm đắc, hay anh chị có đồng tình với quan điểm tác giả..". Key của phần này là giải thích, phải giải thích, vì giải thích mới chuyên sâu và đúng chất vận dụng

    Với dạng rút ra thông điệp, bài học, nếu đề bài cho câu mẫu thì mình sử dụng dựa vào đấy để rút ra bài học ý nghĩa, Còn không, bạn tự chọn một câu mà bạn hiểu rõ và tâm đắc nhất.

    Với dạng đồng tình. Rõ ràng nhất, bạn nên trả lời thẳng là bạn đồng tình hay không đồng tình, hoặc vừa đồng tình vừa không. Vẫn yêu cầu giải thích lý do. Cô giáo cấp 3 mình thường bảo nên viết ít nhất từ 2 đến 3 lý do. Có thể đi theo cụm từ nhỏ đến lớn "Bản thân, gia đình và xã hội" để phổ lý do, nhưng lưu ý là tùy từng ý nghĩa của câu nhé.

    Về tiểu tiết, bản thân mình không phải là một đứa nắn nót gì cho cam, nhưng một vài tips bạn biết hoặc chưa biết mong có thể giúp đỡ các bạn:

    - Viết thành đoạn, hạn chế gạch đầu dòng (Cái này mình thấy tùy cô, nhưng cô mình hay bảo nên viết thành đoạn để tư duy liền mạch "

    - Trả lời đầy đủ dựa theo câu hỏi. Ví dụ" Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì "Thay vì trả lời cộc lốc như" Tự sự "bạn nên viết là" Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự"để lấy lòng giám khảo. Mấy câu sau cũng thế, viết đầy đủ như vậy sẽ hay và chặt chẽ hơn.

    - Căn thời gian hợp lý, đừng sa đà như mình ngày trước:((Nhận biết dạng câu cũng có thể giúp các bạn căn thời gian chuẩn chỉ hơn. Đừng ham viết dài trong đọc hiểu, vì dài là dại. Canh phần đọc hiểu trong 20-25 phút.

    - Cái này hên xui thôi các bạn nên cố gắng làm hết đọc hiểu rồi hẵng sang phần khác, vì khi quay lại thường là sẽ cuống và không đủ thời gian

    - Cái này cũng hên xui: Ý kiến chủ quan mình thấy văn dễ hơn thơ hãy cầu nguyện cho phần thi của bạn vào đúng sở trường của mình. And last but not least, chúc các bạn may mắn
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng ba 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...