Chia sẻ Kinh nghiệm đi thi cấp 3 môn văn

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Chang Đàm, 17 Tháng tám 2020.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Sau 9 năm học thì có lẽ thi cấp 3 là kì thi quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Theo mình thì nó còn quan trọng hơn thi đại học vì đại học có rất nhiều trường nếu có không đỗ thì các bạn cũng lớn rồi nên có nhiều lựa chọn hơn. Còn nếu thi cấp ba mà không đỗ chúng ta hẳn sẽ rất hụt hẫng mà lúc đấy còn nhỏ lên vẫn chưa thể đi làm được. Mà phải học trong trường bổ túc hay giáo dục thường xuyên thì cũng là điều không dễ dàng.

    Vậy nên, hôm nay mình sẽ chia sẻ với mọi người kinh nghiêm thi cấp ba môn văn mà mình đúc kết được cũng như được thầy cô truyền đạt. Nhưng mà cũng phải nói trước với các bạn là toán điểm chín, điểm mười thì đầy ngườ còn có chứ tám, chín văn thì chẳng được mấy ai đâu. Dẫu thế với những điều mình sắp chia sẻ mình mong các bạn sẽ làm bài thi được tốt nhất.

    Một số lưu ý khi làm bài thi cấp ba môn ngữ văn:

    1. Về hình thức

    - Thi văn mà các bạn, các bạn buộc phải viết ra. Trong phòng thi mà bảo còn phải viết đẹp nắn nót thì cũng không được nhưng các bạn vẫn phải viết sao cho người ta đọc được bởi phải đọc được thì người ta mới chấm được bài cho các bạn.

    - Hạn chế đến mức tối đa việc gạch xóa. Nếu có làm sai gạch ngay một đường ngang của dòng bị sai. Nếu sai một đoạn văn khoảng từ ba dòng trở nên gạch hai đường chéo phần bị sai. Sau đó trình bày lại ở bên dưới. Tránh tình trạng không gạch phần bị sai mà chỉ ghi sai rồi làm lại phía dưới bởi người chấm thi sẽ mất công đọc từ đầu và trừ nặng điểm hình thức.

    - Khi viết bài văn cần tách ra làm những đoạn nhỏ không viết liền một mạch từ đầu đến cuối.

    2. Nội dung

    2.1 Phần đọc hiểu

    Trong những năm gần đây thì theo mình được biết người ra đề sẽ cho dữ liệu hoàn toàn ở bên ngoài sách để lấy làm phần đọc hiểu. Rất có thể các bạn sẽ gặp phải những bài thơ, đoạn văn mà mình chưa từng tiếp xúc qua. Nhưng đừng lo bởi "tưởng khó mà dễ" thật ra phần đọc hiểu sẽ có những câu người ta cho điểm các bạn để qua liệt.

    - Đó có thể là những câu hỏi về phương thức biểu đạt. Riêng về phương thức biểu đạt đối với thơ các bạn xác định ngay phương thức biểu đạt là biểu cảm dù đoạn thơ ấy có miêu tả, tự sự hết cũng kệ. Còn đối với văn xuôi thì các bạn lại phải đọc kĩ để tìm ra phương thức biểu đạt cho phù hợp.

    - Khi xác định phương thức biểu đạt nếu người ta không nói gì thêm thì chỉ xác định mỗi cái chính còn nếu đề yêu cầu "những phương thưc" thì cứ chính trước phụ sau. Nhìn chung là phần này mình thấy khá là dễ ăn điểm.

    - Đối với câu hỏi về xác định thành phần ngữ pháp thì các bạn cần đọc kĩ xem câu là câu đơn hay câu ghép xác định chủ vị cho hợp lí. Khi đề hỏi là câu thuộc kiểu câu gì thì các bạn phải đọc đề kĩ xem là chia theo mục đích nói hay cấu tạo ngữ pháp cái này thường nhiều bạn nhầm lắm (trong đó có mình).

    - Cũng có thể đề sẽ ra nhưng câu như là tìm phép liên kết, phương tiện liên kết, tìm thành phần biệt lập, khởi ngữ.. rất nhiều những câu hỏi tiếng việt như vậy, thì các bạn cũng chỉ cần đọc kĩ là ra thôi mình đã bảo rồi đây là phần cho điểm nên các bạn cứ đọc là ra hết.

    - Nhưng mà cho điểm xong rồi thì người ta cũng sẽ ra những câu hỏi buộc các bạn phải tư duy một chút như là xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng. Với dạng câu hỏi này nhiều khi trong đề chỉ ghi là phân tích tác dụng/nêu tác dụng/tìm biện pháp tu từ được sử dụng thì các bạn vẫn phải làm hai thao tác. Một là chỉ ra xem biện pháp tu từ là gì ở từ ngữ nào hai là nêu tác dụng.

    - Với dạng câu hỏi nêu tác dụng/cảm nghĩ/suy nghĩ/tìm thông điệp được nói đến trong đoạn văn hoặc đoạn thơ trên. Thì các bạn chắc chắn là phải dựa vào dữ liệu đề cho rồi, sau đó còn nên để ý cả nhan đề, xuất xứ nếu có và dựa vào chính câu hỏi của người ta hay những câu hỏi khác trong phần đọc hiểu để tìm câu trả lời cho thích hợp.

    - Thường thì tìm ý nghĩa của thơ sẽ khó hơn văn xuôi vì sau lớp nghĩa đen còn có lớp nghĩa ẩn dụ. Các bạn phải chỉ ra được thì mới có điểm tối đa bởi đây là những câu điểm cao nên cũng không đơn giản.

    2.2 Phần tập làm văn

    - Với đoạn văn khoảng hai điểm cái này lại dễ lấy điểm. Các bạn đọc kĩ xem đoạn văn yêu cầu vấn đề gì. Thường đoạn văn sẽ là nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống hay tư tưởng đạo lí. Các bạn xác định kiểu bài cho đúng để làm. Cách làm hai dạng bài này thì các bạn đã học hết ở lớp 9 rồi.

    - Một điều nữa mà các bạn cũng phải nhớ khi viết văn đó là phải nháp đừng tưởng chỉ có mỗi toán là phải nháp còn văn thì không nhé. Sai lầm đấy nhưng dĩ nhiên văn cũng sẽ không nháp giống toán các bạn không thể viết hết cả đoạn văn ra rồi sửa để chép lại được như thế sẽ rất mất thời gian.

    - Cái mà các bạn phải nháp là viết ra những ý, đối với đoạn văn thì có thể nháp chi tiết hơn. Ghi ra xem câu chủ đề là gì các bạn đọc đề để xác định đoạn văn cho đúng nếu đề không nói gì thì các bạn viết đoạn văn gì cũng được nhưng theo mình thì dễ nhất vẫn là viết đoạn diễn dịch. Cho ngay câu chủ đề lên đầu rồi viết tiếp các ý trong những câu tiếp theo.

    - Các ban lưu ý là chỉ viết đúng số câu người ta yêu cầu không viết hơn nếu hơn hoặc thiếu thì chỉ được hơn thiếu một hoặc hai câu. Viết không đủ số lượng sẽ bị trừ điểm viết quá số lượng thì mất thời gian và cũng có thể bị trừ điểm.

    - Khi viết các bạn nhớ đánh số câu để người viết tiện theo dõi. Viết đoạn văn thường sẽ kết hợp thêm phần tiếng việt sau khi viết xong các bạn nhớ đọc lại để gạch chân cho đúng bởi viết mà không gạch chân tức là chưa xác định nên sẽ không có điểm.

    - Nếu đề không nói gì thì các bạn chỉ gạch chân một khởi ngữ, phép liên kết hay thành phần biệt lập mà đề yêu cầu đừng gạch đến hai từ vì cũng không có điểm đâu mà gạch sai còn bị trừ điểm. Nói chung là đề yêu cầu làm bao nhiêu thì làm bấy nhiêu không làm thừa càng không được làm thiếu.

    - Cuối cùng với phần bài văn là phần nhiều điểm nhất. Nói là nhiều điểm nhất nhưng mà bây giờ người ta cũng không cho bài văn điểm cao đâu chỉ khoảng bốn điểm thôi.

    - Như mình đã nói ở bên trên dù là văn nhưng vẫn phải nháp các ý ra. Xem đề yêu cầu phân tích thơ hay truyện, ghi rõ các luận điểm nội dung từng luận điểm ra nhớ tách đoạn. Viết cả một bài văn dài mà không tách đoạn thì bị trừ hết điểm hình thức.

    - Đề có thể viết như sau: Nêu cảm nghĩ/ phân tích/ trình bày suy nghĩ thì các bạn cũng thực hiện các thao tác giống nhau.

    - Đối với thơ, đi thi thì không ai cho các bạn phân tích cả bài đâu mà người ta chỉ cho các bạn phân tích mấy khổ, mấy dòng thôi. Hoặc với một dạng đề khác khó hơn người ta yêu cầu nêu cảm nghĩ mà không cho thơ thì các bạn phải tìm những câu thơ về vấn đề người ta yêu cầu để phân tích.

    - Phân tích thơ các bạn phải viết được câu chủ đề trích dẫn thơ trực tiếp rồi mới phân tích nội dung nghệ thuật ở dưới có kèm nhận xét, đáng giá, liên tưởng. Ngay cả khi ở phần mở bài các bạn có trích thơ rồi thì xuống dưới vẫn phải trích tiếp để làm dẫn chứng từng phần cho thích hợp. Phân tích thơ thì nội dung nghệ thuật các bạn cần trình bày song song, từ nghệ thuật rút ra nội dung.

    - Đối với truyện thì thường sẽ là phân tích nhân vật, phẩm chất nhân vật, các bạn xác định xem cần phân tích mấy nhân vật, phân tích những phẩm chất gì, đi sâu vào nhân vật hay phẩm chất chính của nhân vật. Khác với thơ, phân tích truyện các bạn đi hết nội dun g có nhận xét, đánh giá, liên tưởng rồi mới đi sang một luận điểm riêng để phân tích nghệ thuật. Phân tích nghệ thuật cũng cần phải có dẫn chứng nhé.

    - Văn thì vốn thang điểm nó khác toán viết đúng rồi lại còn phải viết hay vì còn có cả điểm sáng tạo thì mới được điểm cao.

    - Đi thi văn nếu các bạn viết dài được thì rất tốt nhưng vẫn phải đúng đủ ý. Đừng có viết bài văn dài lê thê mấy trang mà không đủ ý hay loãng ý viết lấy số lượng. Các bạn có viết đến ba, bốn tờ giấy thi mà không đúng ý thì cũng bị gạch hết không có điểm đâu vì bây giờ không ai viết văn so gang cả. Thế nên nếu viết văn dù có ngắn nhưng trình bày rõ ràng đúng đủ ý có trích dẫn dẫn chứng phù vẫn có điểm.

    - Nếu các bạn muốn bài văn được dài hay được điểm cao thì phải cố lấy được điểm sáng tạo điểm này nằm ở phần đánh giá, liên tưởng trong tác phẩm. Để làm phần này các bạn có thể tìm ở những tác phẩm cùng chủ đề hoặc cùng năm sáng tác.

    Thì đó là một số kinh nghiệm khi đi thi môn văn mình muốn chia sẻ cho các bạn. Chia sẻ vậy thôi chứ mình cũng không phải là một đứa văn hay chữ tốt đâu. Chúc cho những bạn sắp và sẽ thi cấp ba nhận được những kết quả tốt, mong rằng bài viết này giúp ích được gì đó cho các bạn. Cố lên các bạn nhé.
     
    Hoa sa tiểu thư, GuavaChiên Min's thích bài này.
  2. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    Khi đề bài là nếu cảm nghĩ của bạn, thì chỉ nêu một phần nhỏ ở cuối phần thân bài và kết bài thôi vì thầy cô sẽ không chấm theo cảm nghĩ của các bạn đâu *vno 14*
     
  3. Guava .

    Bài viết:
    73
    em vừa thi xong, và vào trường thpt Nguyễn Công Trứ, Gò Vấp, Hồ Chí Minh, dư 5 điểm nữa

    Theo em, em vào được là vì e cảm thấy rất dễ và trước khi thi em không hề sợ tại em chưa từng biết cái đề khó cỡ nào để mà sợ! :)
     
  4. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Bạn ơi nêu cảm nghĩ, suy nghĩ hay phân tích thì đều giống nhau cả phần này thường đặt ở cuối mỗi đoạn trong bài. Phần này chính là phần đánh giá, liên tưởng đó bạn. Làm tốt phần này mới được cộng thêm điểm sáng tạo
     
    Chiên Min's thích bài này.
  5. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Vậy thì chúc mừng em cố gắng học tốt nhé
     
    Guava thích bài này.
  6. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    Đúng ha, chả nhớ hồi đấy mình làm bài kiểu gì để vào được cấp ba nữa, hazzz.. *vno 54*
     
  7. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    123
    Mấy luận điểm chính thì viết xuống dòng cho thầy cô dễ soát, như thế đỡ bị lỗi ý hơn. Cuối cùng là bạn hay cố soát lại toàn bộ 1 lượt trc khi kết

    Còn về trình bày á, lấy thước kẻ 1 đường ngăn với phần giấy làm lề, tốt nhất là từ 0, 5. Cả 4 mặt cùng kẻ vào, như thế nhìn bài đẹp mà dài hơn @@
     
    Guava thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...