Kiến thức toàn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi athu197, 5 Tháng bảy 2023.

  1. athu197

    Bài viết:
    1
    Phần 1: Tác giả Hồ Chí Minh

    I. Tiểu sử:

    - Hồ Chí Minh (1890 – 1969), Quê hương: Nam Đàn, Nghệ An


    1. Nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc

    2. Nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân quốc tế

    3. Nhà nghệ sỹ lớn trên nhiều lĩnh vực. Danh nhân văn hóa thế giới.

    II. Sự nghiệp văn học:

    1. Quan điểm sáng tác

    - Coi văn chương là một vũ khí chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng

    - Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của tác phẩm

    - Luôn xác định rõ mục đích và đối tượng khi viết.

    - Khi cầm bút, bao giờ cũng đặt câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Và sau đó mới quyết định nội dung viết cái gì? Và viết như thế nào?

    2. Di sản văn học: lớn lao về tầm vóc tư tưởng phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật.

    a. Văn chính Luận:

    Mục đích: Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù, thực hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc.


    Nội dung: lên án chế độ thực dân Pháp và chính sách thuộc địa, kêu gọi thức tỉnh người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung.

    Một số tác phẩm tiểu biểu: Các bài báo đăng trên tờ báo: Người cùng khổ, Nhân đạo.. Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên Ngôn độc lập Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, không có gì quý hơn độc lập, tự do

    b. Truyện và kí:

    - Truyện ngắn: Hầu hết viết bằng tiếng Pháp xuất bản tại Paris khoảng từ 1922-1925: Lời than vãn cảu bà Trưng Trắc, con người biết mùi hun khói. Vi hành

    - Ký: Nhật kí chìm tàu. Vừa đi vừa kể chuyện.

    + Nội dung: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo xảo trá của bọn thực dân – phong kiến.. đề cao những tấm lòng yêu nước và cách mạng.

    + Nghệ thuật: Bút pháp hiện đại, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, xây dựng được những tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, sắc sảo.

    c. Thơ ca: Có giá trị nổi bật trong sự nghiệp sáng tác, đóng góp quan trọng nền thơ ca VN. Nhật kí trong tù (133 bài). Thơ HCM (86 bài). Thơ chữ Hán HCM (36 bài).

    3. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại VH đều có phong cách riêng, hấp dẫn.

    4. Đánh giá chung:

    - Thơ văn của Bác gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành vũ khí đắc lực cho nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ nhân dân chiến đấu và xây dựng.

    - Thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người.

    - Bác có nhiều tài năng trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật.

    Phần 2: Tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập


    I. Tìm hiểu khái quát:

    1. Hoàn cảnh ra đời

    - Trên thế giới: Cuộc đại chiến lần thứ hai đang ở giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô đã tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức. Ở phương Đông phát xít Nhật đã đầu hàng vô điều kiện đồng minh.

    - Trong nước: Cả nước nổi dậy giành chính quyền. Ngày 26/8 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang – Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình

    - Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập, Tự do.

    2. Thể loại: Nghị luận chính trị xã hội (chính luận;tuyên ngôn)

    3. Mục đích:

    Tuyên bố nền độc lập của dân tộc. Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước thực dân, đế quốc.

    II. Nội dung và nghệ thuật:

    1- Đoạn I: . Không ai chối cãi được

    Đặt vấn đề: Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập

    a. Nội dung:

    - Khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

    - Hồ Chí Minh đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ và bản Tuyên ngôn Dân quyền của Cách mạng Pháp, trước hết là khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, một lý tưởng và quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.

    - Đặt ngang hàng 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập, 3 bản Tuyên ngôn lên một hàng, đã nối quá khứ với hiện tại, đưa cách mạng VN vào dòng chảy của cách mạng thế giới.

    b. Nghệ thuật:

    - Cách đặt vấn đề rất đặc sắc, lập luận khôn khéo và kiên quyết

    - Cách trích dẫn khéo léo của một nhà hoạt động chính trị, một nhà chính luận có tầm vóc và tài năng.

    - Thủ pháp: "Gậy ông đập lưng ông"

    2. Đoạn II: Thế mà.. Dân chủ Cộng hòa

    Giải quyết vấn đề: Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp, khẳng định sự thật nhân dân VN đã làm CMT8 thành công, giành độc lập tự do cho đất nước.

    a. Nội dung:


    - Tố cáo toàn diện và sâu sắc những tội ác tày trời của thực dân Pháp.

    - Vạch trần bộ mặt xảo quyệt, tham lam, giả dối của thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta ".

    Năm tội ác chính trị: 1 – tước đoạt tự do dân chủ, 2 – luật pháp dã man, chia để trị, 3 – chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4 – ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.

    Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói năm 1945.

    Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực nhân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã" bán nước ta 2 lần cho Nhật ". Thẳng tay khủng bố Việt Minh;" thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng ".

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng đồng minh. Nhân dân đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xóa bỏ, trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh" quyết không thể công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam":

    b. Nghệ thuật:

    - Dẫn chứng lịch sử- thực tiễn đanh thép, cách lập luận theo lối liệt kê, trùng điệp, tăng cấp, những hình ảnh ẩn dụ- tượng trưng, giọng điệu sôi sục căm hờn và đau xót.

    - Cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn.

    3. Đoạn III: Kết thúc vấn đề:


    Lời tuyên bố Độc lập và khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam.

    a. Nội dung:

    - Tuyên bố dứt khoát, triệt để: Thoát li hẳn mọi ràng buộc trước đây, xóa bỏ tất cả, xóa bỏ hết những hiệp định bất công, bất bình đẳng mà chính quyền nhà Nguyễn đã kí với Pháp.

    - Khẳng định ý chí và sức mạnh quyết tâm của cả dân tộc đoàn kết một lòng chống lại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.

    - Tuyên bố với nhân dân tiến bộ thế giới: Công nhận quyền độc lập của VN

    - Khẳng định chắc nịch và đanh thép, ý chí thống nhất cao của toàn thể dân tộc

    => VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập ấy.

    b. Nghệ thuật:

    - Lập luận vững chắc, chặt chẽ chính xác về ngôn từ.

    III. Giá trị của bản Tuyên Ngôn Độc Lập:


    1. Về lịch sử: Là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên mới độc lập.

    2. Về văn học: TNĐL là bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phúc, áng văn bất hủ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng bảy 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...