KỊCH BẢN NGOẠI KHÓA VĂN HỌC 11 CHỦ ĐỀ: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Kịch bản bao gồm nhiều cảnh, mỗi cảnh là một phân đoạn nhỏ của một tác phẩm văn học. Trong đó có những truyện: Chí Phèo (Nam Cao) ; Vợ nhặt (Kim Lân) ; Nghèo (Nam Cao) ; Tắt đèn (Ngô Tất Tố) ; bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi)... Kịch bản chỉ là một trong ba phần nhỏ (phần thi diễn xuất của khối 11) của chuyên đề lớn: Con người Việt Nam qua văn học; trong chuyên đề này còn có nhiều nội dung khác như thi kiến thức dưới dạng rung chuông vàng, giao lưu cùng khán giả... Các bạn tham khảo thêm các kịch bản khác tại đây: Kịch Bản Kịch bản: Góc trái sân khấu, Chí Phèo say rượu vừa đi, vừa chửi: - Mẹ cha cái thằng trời, "Ngẫm hay muôn sự tại trời/ Trời kia đã bắt làm người có thân/ Bắt phong trần phải phong trần/ Cho cơm ăn mới được phần cơm ăn". Mẹ cha cái thằng đời, đời sao ăn ở bất công, đứa thì áo gấm hương xông, mà tao như cục.. như cục.. shit trôi sông hả đời? - Chủ quán đâu, mang rượu ra đây! Chủ quán gọi với ra: - Nay hết rượu rồi anh Chí ơi! - Mẹ cha mày, cơm không muốn ăn, lại thích ăn khói à, lôi thôi ông cho mồi lửa bây giờ! - Ấy ấy, xin anh Chí, anh đừng có vui tính thế chứ, rượu đây, còn chỗ này nữa là hết sạch đấy ạ! Thế nay anh có trả tiền rượu mấy bữa trước nữa không ạ! (Hạ giọng nhỏ nhẹ). - Nợ đấy, cuối tháng trả một thể, thằng này không ăn quỵt, thằng này đầy tiền, còn gửi đằng cụ Bá. Chí Phèo ngồi xuống uống rượu. Góc phải sân khấu, một nhóm chị em phụ nữ ngồi thất thểu, vẻ mặt đói khát: - Bà ơi! Có việc gì thuê làm không ạ, cho cháu làm với, cháu chỉ xin nắm tấm, nắm cám thôi ạ! - Có ai thuê làm không ạ! - Bác có việc gì cần thuê người làm không? - Anh ơi! Kéo xe nặng thế kia, cho em làm với, chỉ xin anh mẩu bánh đúc thôi! Góc trái sân khấu, Chí Phèo vừa uống rượu, vừa chửi: - Mẹ cha cái thằng nào, đẻ ra tao rồi để tao phải khổ. - Mẹ cha cái con Nở, đi đâu mà lâu thế không biết. Thị Nở xuất hiện, dáng uốn éo, lả lơi: - Nở đây, Nở đây! Anh Chí ơi! (Đổi giọng) - Ối giời ơi! Lại say nữa rồi, phải tỉnh táo mà để yêu nhau chứ! Về ngay! - Đời anh khổ quá Nở ơi! Hai người rời sân khấu. Nhạc nổi lên: "Anh theo em đi về, về quê hương yêu dấu.." Giữa sân khấu, cái Bé cùng em ngồi nhặt cỏ: - Mẹ làm gì trong bếp mà lâu thế chị, em đói quá, từ hôm qua tới giờ chưa được ăn gì! - Thôi cố lên em, nhặt hết luống cỏ này, về thế nào cũng có đồ ăn, mẹ đang nấu rồi! - Đói quá (thằng Cu than). - Đói thật (cái Bé cũng xoa xoa bụng). Góc phải sâu khấu, Chị Dậu một tay cầm bị quần áo, một tay dắt cái Tí đi lên, cái Tí níu áo mẹ, khóc lóc, van vỉ: - Con van u, con lạy u, u đừng bán con. - Con sang giúp việc cho nhà cụ Nghị, rồi cụ cho con cơm ăn. - Con không cần ăn cơm nhà cụ Nghị, con ở nhà ăn khoai, ăn sắn, hay nhịn đói cũng được, u cho con ở nhà với thầy u và các em, con van u! (Khóc) - Con không đi thì cả nhà chết đói, mà thầy con thì rũ tù. - Con xin u mà. - Con có thương thầy thương u thì con cứ đi với u! Thư thả rồi u chuộc con về, nhà mình thiếu tiền thuế, thầy con bị bắt hôm qua rồi, con không thương thầy sao? Thôi u xin con, con đi với u. Cái Tí òa khóc to hơn, lẽo đẽo đi theo chị Dậu. Mấy chị đang ngồi, nói xen vào: - Đi đi cháu ạ! Nhà cụ ấy giàu, chăm chỉ làm lụng, là được ăn ngon, mặc đẹp! Một chị nói nhỏ: - Chả có đâu, rồi nhà nó bắt làm quần quật cả đêm lẫn ngày, không làm nó đánh cho tuốt xác, khổ thân con bé! Sáu, bảy tuổi chứ mấy! Không biết rồi có chịu nổi không! Một chị hớt hải chạy lên (góc phải sân khấu, hướng về phía mấy chị đang ngồi) : - Bà con ơi! Biết tin gì chưa? - Tin gì thế, nói nhanh đi. - Lão Hạc, lão Hạc.. (vừa nói vừa thở hổn hển).. lão Hạc vừa chết đêm qua rồi! - Thế à! / Sao lại chết? / Rõ khổ chửa? Chiều qua còn gặp đi đào củ chuối về ăn mà! - Đâu như ăn bả chó chết rồi! Có người kể gặp lão đi mua bả chó! - Khổ quá! Đi qua xem xem xem thế nào! - Đi thôi - Đi.. Góc phải sân khấu, Chị đĩ Chuột đi lên, tay bê 1 cái mẹt rách: - Bé ơi! Cu ơi! Về ăn chè nào, chè đây, chè đây! Ngon đáo để cơ! - A, có chè, có chè (hai chị em chạy ùa về, tay lau đít quần, nhìn nồi chè, xuýt xoa) : - Ngon quá! U ơi, con đói! Con đói lắm rồi u! Hai đứa trẻ nhanh tay nhặt bát, chìa ra, vẻ mặt háo hức chờ đợi, tranh nhau nói: - U cho con, u múc cho con. - Hượm tí đã, còn nóng lắm đấy! (vừa nói vừa múc). Hai đứa trẻ bê bát, thổi thổi - Nóng quá! Thơm quá! - Từ từ thôi, không phải bỏng! Cái Bé húp một miếng, mặt nhăn lại. Đến lượt thằng Cu bê bát lên húp, rướn cổ lên, nuốt không trôi, nó thả bát xuống, lăn ra, giãy đành đạch, khóc: - U lừa con, u lừa con, cám chứ có phải chè đâu, hu hu! Con không ăn cám nữa đâu! Con muốn ăn cơm trắng cơ, u cho con ăn cơm trắng! (Chèn nhạc buồn) Cái Bé: - Nhạt quá u ạ, sao u không cho mật vào! - Cha bố cô, tiền mua gạo còn không có, lấy đâu ra tiền mua mật! Thôi, cố mà ăn cho đỡ đói, nhiều nhà còn không có cám cho mà ăn đấy con! (Quay đi, lén chùi nước mắt) Góc phải sâu khấu, áo áo chạy lên một toán người, cầm theo gậy gộc, thúng mủng.. - Bà con ơi! Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền rồi! Việt Minh về rồi, vùng lên thôi bà con ơi! - Đi phá kho thóc Nhật thôi bà con ơi! - Nổi dậy thôi, bà con ơi! - Đi thôi! - Tiến lên! - Ủng hộ Việt Minh! - Ủng hộ cách mạng! - Tiến lên! - Giải phóng rồi! DV phất cờ, nhạc bài hát 19/8 nổi lên, kết hợp lời đọc thơ của người dẫn chương trình: Bát cơm chan đầy nước mắt Bay còn giằng khỏi miệng ta Thằng giặc Tây, thằng chúa đất Ðứa đè cổ, đứa lột da.. Xiềng xích chúng bay không khóa được Trời đầy chim và đất đầy hoa Súng đạn chúng bay không bắn được Lòng dân ta yêu nước thương nhà! [..] Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. Cuối cùng là lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn, diễn viên cùng ra sân khấu, vẫy cờ hoa.