Khởi tố vụ án nam sinh tuồn đề thi tốt nghiệp THPT ra ngoài

Thảo luận trong 'Sai Nội Quy' bắt đầu bởi Hannah Luu, 7 Tháng bảy 2025 lúc 1:56 AM.

  1. Hannah Luu

    Bài viết:
    7
    Tưởng là chuyện nhỏ ở phòng thi - hóa ra lại là khởi đầu của một vụ án hình sự nghiêm trọng

    1. Bức tranh vụ việc: Một đề thi, một quán game, và một quyết định khởi tố


    Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, tại Lâm Đồng, một nam sinh lớp 12 (tên S, sinh năm 2007) sau khi nhận đề thi Ngữ văn khoảng từ 15-20 phút, đã lén sử dụng camera cúc áo siêu nhỏ để quay đề, và tự động gửi ra ngoài cho bạn mình (tên Q, sinh năm 2008) đang ở quán internet thông qua ứng dụng Lookcam. Q đang ở quán internet đợi sẵn, tuy nhiên, do mải chơi game nên khoảng 45 phút sau (chưa hết 2/3 thời gian làm bài thi), Q mới phát hiện đề thi Ngữ văn đã được gửi đến trên Lookcam. Sau khi nhận được video quay lại đề thi ngữ văn, Q sử dụng AI (Chat GPT) để tìm ý - viết bài và đọc đáp án qua cuộc gọi messeger cho S làm bài.

    Trong quá trình thực hiện hành vi gian lận bằng thiết bị công nghệ cao, S đã bị giám thị coi thi phát hiện, thu giữ toàn bộ thiết bị.

    [​IMG] (Nguồn ảnh: Internet - Thiết bị hỗ trợ gian lận bị thu giữ ngay tại phòng thi)

    Vụ việc tưởng chừng nhỏ, lại bị phát hiện kịp thời và ngay lập tức không còn là câu chuyện vi phạm quy chế thi, mà được Công an tỉnh khởi tố vụ án hình sự theo khoản 2 Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) - Tội "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước"

    2. Căn cứ pháp lý của quyết định khởi tố

    Theo Danh mục bí mật nhà nước ngành giáo dục - ban hành kèm theo Quyết định số 531 /QĐ-TTg ngày 19/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thuộc danh mục tài liệu "tối mật" và chỉ được giải mật sau khi hết 2/3 thời gian làm bài thi tự luận.

    Theo Quy chế thi tốt nghiệp - ban hành kèm theo thông tư số 24/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định rõ đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ "tối mật"

    Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ "tối mật" của đề thi đối với đề thi trắc nghiệm chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của buổi thi; đối với đề thi tự luận chỉ kết thúc khi hết 2/3 thời gian làm bài.

    Vì vậy, hành vi có chủ đích của S khi sử dụng các thiết bị điện tử quay đề thi rồi gửi cho bạn Q ở quán internet giải đề, đọc đáp án qua cuộc gọi messenger khi chưa kết thúc 2/3 thời gian làm bài (chưa hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước) không còn dừng lại ở mức độ vi phạm quy chế thi hay kỷ luật hành chính trong nhà trường, mà đã xâm phạm đến bảo vệ bí mật nhà nước - một lĩnh vực được pháp luật bảo vệ đặc biệt. Cụ thể là hành vi có dấu hiệu phạm tội "cố ý làm lộ bí mật nhà, chiếm đoạt bí mật nhà nước" quy định tại khoản 2, Điều 337 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Đây là cơ sở để khởi tố vụ án hình sự.

    [​IMG] (Nguồn ảnh: Internet - Cơ quan chức năng làm việc với thí sinh S)

    3. Hình phạt mà S và Q có thể đối mặt?

    Tại điểm a, khoản 2 Điều 337 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

    Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước

    2. Phạm tội thuộc một trong các trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật ;

    Việc truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với S và Q, sẽ căn cứ vào độ tuổi, mức độ tham gia và vai trò của S và Q tại thời thời điểm xảy ra hành vi phạm tội. Cụ thể:

    S sinh năm 2007, thời điểm thực hiện hành vi là 06/2025 nếu đã đủ 18 tuổi, thì S phải chịu TNHS đầy đủ như một người thành niên (đủ 18 tuổi) phạm tội. Tức là sẽ phải đối mặt với mức án tù có thời hạn từ 05 năm đến 10 năm.

    Nếu tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, S vẫn chưa đủ 18 tuổi, thì sẽ áp dụng các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi).

    Q sinh năm 2008, tại thời điểm thực hiện hành vi chưa đủ 18 tuổi, sẽ áp dụng các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.

    Vậy, pháp luật quy định thế nào về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội ?

    Theo quy định tại Điều 91 BLHS 2015, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải đảm bảo nguyên tắc ưu tiên giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm và tạo điều kiện tái hòa nhập xã hội.

    Tòa án có thể xem xét áp dụng các biện pháp thay thế xử lý hình sự như giáo dục tại phường xã, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc cải tạo không giam giữ nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly với xã hội.

    Nếu tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn, sẽ áp dụng theo Điều 101 BLHS 2015. Cụ thể, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Tức là trong trường hợp này, nếu cả S và Q chưa đủ 18 tuổi, sẽ áp dụng mức phạt tù có thời hạn không quá 3/4 của (từ 05 năm đến 10 năm ), cụ thể là sẽ bị phạt tù từ 03 năm 9 tháng đến 07 năm 6 tháng.

    Bên cạnh đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thể sẽ xem xét các tình tiết giảm nhẹ, nếu hành vi xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật, bị tác động từ bên ngoài, hoặc do áp lực thi cử..

    Vẫn câu nói đó, pháp luật không sinh ra để trừng phạt, mà để bảo vệ ranh giới giữa đúng và sai, giữa liêm chính và gian dối. Mỗi kỳ thi là một lần xã hội thử thách lòng trung thực của thế hệ mới. Nếu gian lận là câu trả lời, thì hình sự là hồi chuông báo động cuối cùng.

    Hannah!
     
    MTrang1102 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng bảy 2025 lúc 3:08 AM
Trả lời qua Facebook
Đang tải...