Khoáng sản là gì? Khoáng sản là kết quả tạo thành các khoáng vật của lớp vỏ Trái Đấ mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống thường ngày của con người như: Than đá, dầu khí, vàng.. Đặc điểm 1) Tính hữu hạn và không tái tạo 2) Tính rủi ro địa chất 3) Địa tô chênh lệch: Phụ thuộc vào điều kiện thuận lợi, khó khăn của mỏ khoáng sản, thay đổi theo thời gian, không gian và trình độ khoa học công nghệ trong khai thác, chế biến 4) Quan hệ hữu cơ với các loại tài nguyên khác: Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên có quan hệ hữu cơ với một số loại tài nguyên khác như tài nguyên đất, nước, rừng và biển 5) Hoạt động khai khác khoáng sản dẽ ảnh hưởng đến môi trường. Phân loại khoáng sản Theo mục đích và công dụng: - Khoáng sản năng lượng hay nhiên liệu hóa thạch bao gồm dầu mỏ, hơi đốt, đá phiến dầu, than bùn, than v. V. - Khoáng sản phi kim loại: Bao gồm các dạng vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét v. V. ; đá xây dựng như đá hoa cương v. V và các khoáng sản phi kim khác. - Khoáng sản kim loại hay quặng: Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim loại màu và kim loại quý. - Nguyên liệu đá màu bao gồm ngọc thạch anh (jasper), rhodolit, đá mã não (agat), onyx, canxedon, charoit, nefrit v. V. Và các loại đá quý như kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, xa-phia. - Thủy khoáng: Bao gồm nước khoáng và nước ngọt ngầm dưới đất. - Nguyên liệu khoáng-hóa: Bao gồm apatit và các muối khoáng khác như photphat, barit, borat v. V. Theo trạng thái vật lý phân ra: - Khoáng sản rắn: Như quặng kim loại v. V - Khoáng sản lỏng: Như dầu mỏ, nước khoáng v. V - Khoáng sản khí: Khí đốt, khí trơ. Vai trò của khoáng sản – Với hoạt động kinh tế: Khoáng sản được xem là nguồn nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp như: Sắt dùng trong ngành luyện kim, đá vôi dùng để sản xuất xi măng và nhiều vật liệu xây dựng khác.. Khí gas, dầu mỏ, than.. là nguồn năng lượng thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng cũng như phục vụ sinh hoạt thường ngày của con người. Bên cạnh đó, nước nóng, nước khoáng thiên nhiên là nguồn tài nguyên giúp bảo vệ sức khỏe con người. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản còn được xem là ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, điển hình như: Chile (khai thác đồng), Ucraina (than đá).. – Với hoạt động chính trị: Tăng tính độc lập và tự chủ cho mỗi quốc gia, nó còn tạo ra các ảnh hưởng lớn về mặt chính trị của quốc gia này đối với các quốc gia khác, nhất là các quốc gia không có hoặc có ít tài nguyên khoáng sản. Khái niệm khai thác khoáng sản là gì? Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khoáng sản (khoản điều 3 Luật khoáng sản 1996). Theo Luật khoáng sản 2010 thì khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, làm giàu và các hoạt động có liên quan. Đây là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ), khai thác bình thường theo công thức thiết kế, cho đến khi mỏ mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ - phục hồi môi trường). Trước đây, trong thời kỳ bao cấp hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu do các tổng công ty, công ty Nhà nước thực hiện tại các mỏ đã được tìm kiếm, thăm dò bằng nguồn vốn của Nhà nước như apatit, quặng sắt, than, đá vôi, sét làm nguyên liệu xi măng, thiếc.. với số lượng rất ít. Sau năm 1996 khi Luật khoáng sản được ban hành, với chính sách đầu tư của Nhà nước, hoạt động khai thác đã phát triển nhanh cả về quy mô và thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoáng sản, nhất là trong vài năm trở lại đây. Hoạt động khai thác khoáng sản được chia thành: – Điều tra cơ bản địa chất khoáng sản: Là hoạt động điều tra, nghiên cứu về lịch sử hình thành, thành phần vật chất của vỏ Trái Đất cũng như các điều kiện liên quan để đánh giá tiềm năng khoáng sản. Từ đó, làm căn cứ khoa học cho hoạt động thăm dò khoáng sản. – Thăm dò khoáng sản: Đây là hoạt động nhằm xác định số lượng, chất lượng và nhiều thông tin khác phục vụ cho hoạt động khai thác. – Khai thác khoáng sản: Thu hồi khoáng sản trong tự nhiên để phục vụ cho các mục đích cụ thể của con người. Nó bảo gồm nhiều hoạt động liên quan như: Xây dựng hầm mỏ, đào, phân loại.. (Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa)