Khoảng cách giữa lời Tác giả: Bằng Việt Biết làm sao! Chúng ta quá nhiều lời Ngay ở chỗ lẽ ra cần nói ngắn! Bao lần em lẳng lặng Đủ khiến tôi bàng hoàng! Khi phần nói lấn hết phần được sống Lấn hết mọi điều tiềm ẩn giữa câu Thì vạn câu thơ cũng thành rẻ rúng Liệu còn gì vang vọng nữa trong nhau?. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của loài người. Nhờ tiếng nói mà chúng ta năm bắt được thông tin, tình cảm.. mà đối phương truyền tải. Nhưng có một nghịch lí là, khi chúng ta nói quá nhiều mà không dành thời gian để suy ngẫm, thấu hiểu chính mình và đối phương thì lời nói lại là con dao hai lưỡi. Nhất là khi ta nói điều không nên nói, làm tổn thương người đối diện. Vì vậy, trong giao tiếp, mỗi người rất cần những khoảng lặng, để thời gian đủ nhiều cho ta thấu cảm và có những lời nói, cách ứng xử nhân văn. "Khoảng cách giữa lời" của nhà thơ Bằng Việt là bài thơ thể hiện được những chiêm nghiệm sâu sắc đó. Bài thơ có hình thức ngắn gọn, số lượng câu chữ ít; ngôn từ giản dị tinh tế; phép đối lập phát huy tối đa hiệu quả nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung tư tưởng. Chọn cách biểu đạt trữ tình, bài thơ là lời chiêm nghiệm của nhân vật trữ tình "tôi" về chuyện tình yêu với em, có lẽ thế. Tôi và em đã có những lúc "quá nhiều lời" để rồi phải hối hận, "bàng hoàng" và nhận ra, những lúc nhiều lời ấy đã đánh mất đi nhiều thứ trong cuộc sống. Bài thơ là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía: Mỗi chúng ta hãy biết tiết chế lời nói của chính mình những lúc "cần nói ngắn". Để làm gì? Để không nói lời tổn thương nhau, để dành thời gian suy ngẫm về nhau, thấu hiểu nhau hơn, trái tim đồng điệu với nhau hơn. Những khoảng lặng giữa lời ấy rất cần trong cuộc sống. Xem thêm: Đọc hiểu bài thơ Khoảng cách giữa lời