Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Người khiêm tốn không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp, nên kết giao được với nhiều người. Đại văn hào Lep Tolstoi "Người ta như một phân số mà tử số là giá trị thật của người ta, còn mẫu số là giá trị mà người ta tưởng tượng là mình có. Mẫu số càng to thì phân số càng nhỏ. Khi mẫu số là vô cùng tận thì phân số bằng 0." Khiêm tốn thể hiện khả năng tự chủ cao, kiểm soát bản thân tốt, chiến thắng "cái tôi". Khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân đúng đắn, ý thức được "Nhân vô thập toàn", không ảo tưởng để bị cuốn theo những tham vọng cá nhân. Khiêm tốn là phương thức tốt nhất giúp ta tránh xa thói kiêu căng, tự mãn. Đừng quên rằng những người quanh ta đều có mặt nào đó giỏi hơn ta. Nhà thơ, nhà triết học Ralph Waldo Emerson còn cho rằng: "Bất kỳ người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi bắt chước." Có câu "núi cao, còn có núi cao hơn". Dù ta có giỏi đến đâu thì chỉ riêng trên đất nước có hơn tám mươi bảy triệu người này, cũng có thể có biết bao người giỏi hơn mình, từng trải hơn mình, thành công hơn mình, nói chi đến hơn bảy tỉ người trên thế giới. Nhà thơ người Nga Mayakovski nhắn nhũ: "Đừng vì lẽ không thể là một vì sao mà đành chịu làm một đám mây mù. Mà cũng đừng bao giờ nghĩ rằng: Mình là một ngôi sao duy nhất trên bầu trời vì xung quanh còn nhiều ngôi sao khác nữa và bất cứ ngôi sao nào cũng có thể lấp lánh hơn mình." Nếu sự khiêm nhường gây ấn tượng tốt với người khác, thì càng khoe khoang, tự đề cao mình để tạo ấn tượng với người khác thì càng tạo ra một kết quả trái ngược. Người thông minh, hiểu biết nhiều thích khiêm tốn để học hỏi, kẻ dốt thích khoe khoang, dạy người. Tôn Thúc Ngao lưu ý: "Chức vụ càng cao càng phải nhún nhường" Tóm lại: Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất. Khiêm tốn giúp chúng ta sống tích cực và làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm, uy tín, lòng tin, sự yêu mến. Ngược nghĩa với khiên tốn là Kiêu căng, Bốc đồng, Tự mãn, Tự cao tự đại.. những người có đức tính Khiêm tốn họ thường được bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô yêu quý. Tóm tắt khái niệm khiêm tốn: Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người. Thể hiện qua: Lời nói Cử chỉ, cách ăn mặc. Hành động.. thật tâm Khiêm tốn giúp chúng ta: Sống tích cực Làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm Tăng cường Uy tín, lòng tin và sự yêu mến Những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng.. nói quá về những gì mình có, đang làm, đang biết nhờ vậy tạo được sự gần gũi, đồng cảm, giao tiếp ôn hòa nhờ đó kết giao được với nhiều người, các mối quan hệ trở nên tốt đẹp, thân tình. Khiêm tốn cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân, chiến thắng cái tôi trong mỗi con người. Người khiêm tốn họ biết tự nhìn nhận bản thân, ý thức được đã là con người thì "Nhân vô thập toàn" – không ai là hoàn hảo mười phân vẹn mười; họ không ảo tưởng sức mạnh của bản thân mình, không bị cuốn theo những hào nhoáng hay tham vọng cá nhân hay xu hướng đám đông. Triết gia Ralph Waldo Emerson từng nói: "Bất kỳ người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi bắt chước." Đại thi hào người Nga Lep Tolstoi cho rằng: "Người ta như một phân số trong đó tử số là giá trị thật của họ còn mẫu số là giá trị mà người ta tưởng tượng là mình có. Nếu mẫu số càng to thì phân số càng nhỏ. Khi mẫu số là vô cùng tận thì phân số bằng 0." Ngược nghĩa với khiên tốn là Kiêu căng, Bốc đồng, Tự mãn, Tự cao tự đại.. Mayakovski cũng đã nhắn nhủ rằng: "Đừng vì lẽ không thể là một vì sao mà đành chịu làm một đám mây mù. Mà cũng đừng bao giờ nghĩ rằng: Mình là một ngôi sao duy nhất trên bầu trời vì xung quanh còn nhiều ngôi sao khác nữa và bất cứ ngôi sao nào cũng có thể lấp lánh hơn mình". Walter Scott thì lại có câu danh ngôn: "A sound head, an honest heart, and an humble spirit are the three best guides through time and to eternity" tạm dịch "Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng". Dân gian cũng có câu: "Núi cao, còn có núi cao hơn"; quả thật như vậy, dù ta có giỏi cũng chỉ giỏi một mảng, một lĩnh vực, một khía cạnh nào đó mà thôi. Suy cho cùng sự khiêm nhường sẽ gây ấn tượng tốt với người đối diện; khi càng khoe khoang, tự đề cao mình, xem mình quan trọng, tài giỏi để tạo ấn tượng thì lại tạo ra những ấn tượng không tốt. Khiêm tốn là đức tính phải được tu dưỡng, nó không phải khả năng thiên bẩm mà chúng ta phải rèn luyện hàng ngày. Khiêm tốn cũng là phương thức hữu hiệu giúp ta tránh xa thói kiêu căng, tự mãn, tự cao tự đại.. chính vì thế mỗi người hãy tự mình rèn luyện bản thân, nói ít đi, suy nghĩ nhiều hơn, đọc sách nhiều hơn, tiếp cận thông tin đúng đắn.. sẽ giúp hình thành sự khiêm tốn nhanh hơn. Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào? Để khiêm tốn cần – BAO DUNG Lão tử nói "Sông và biển mênh mông sâu thẳm là do chúng ở vị trí thấp nhất để tiếp nhận lấy nước từ những khe suối nhỏ bé" Khổng Tử nói "Nếu bạn khoan dung từ thiện sẽ có được cảm tình của mọi người" Sách Thượng Thư viết "Biết dung nạp sẽ thành vĩ đại" Vì thế hãy để mình luôn có thể bao dung được mọi thứ, bao dung được người khác Để khiêm tốn cần – BIẾT ƠN Biết ơn những gì ta đang có, luôn tự nhủ rằng "Những cái căn bản nhất ta có đều không do ta mà có.": Ta có bộ óc tốt, có thân hình đẹp, giọng hát hay.. không phải do ta mà có mà ta được "may mắn" ban cho, nên thay vì kiêu ngạo thì thãy biết ơn với lòng thành kính. Hãy phân tích những gì giúp bạn làm tốt và làm cho bạn có tâm tình biết ơn với người khác. Cũng vậy, hãy ghi nhận những khả năng của người khác và cố gắng dành tặng lời khen ngợi với họ. Khả năng của bạn, trí tuệ, sự hiểu biết, kỹ năng.. của bạn, có thể đều được hình thành từ sự giúp đỡ của người khác. Hãy biết ơn với lòng thành kính. Biết ơn để nhận ra những thiếu sót của mình, chứ không phải tìm ra lỗi của người khác và chân thực nhìn ra những khía cạnh của mình một cách đúng đắn nhất. Để khiêm tốn – ĐỪNG SO SÁNH Con người ai cũng có điểm yếu và điểm mạnh. Vì thế, đừng so sánh mình với người khác và cố gắng làm cái gì đó tốt hơn họ, điều này chỉ làm cho bạn bành trướng thêm điểm yếu của chính mình Hãy cố gắng giúp đỡ người khác, điều làm cho bạn cảm thấy tốt và khiêm tốn với người khác. Tránh nói nhiều về những việc làm tốt của bạn, thay vào đó, mọi người biết rằng bạn đang làm những việc tốt cho họ Bất kỳ cái gì mình có, chẳng quí hơn người khác có tí nào: Giọng ca triệu đô, chẳng có lý do gì mà quý hơn khả năng còng lưng 10 tiếng lao động trên cánh đồng, hay khả năng đánh bóng 1 đôi giày trên hè phố. Để khiêm tốn cần – LẮNG NGHE, THẤU HIỂU và THÀNH KÍNH Hãy mở tâm trí và lắng nghe ý kiến của người khác. Hãy làm cho bạn can đảm và đừng thay đổi ý kiến của mình do sợ hãi hay vì cảm xúc. Hãy tự tin lắng nghe, đôi khi có thể bạn không am hiểu, bạn không biết tất cả mọi thứ, và bạn không nhận ra chính mình, hãy lắng nghe. Tất cả những gì mình có, có thể mất ngay trong một sớm một chiều: Cháy nhà, mất tài sản, tình yêu tan vỡ, cái đầu thông thái bị mất khi đụng xe, sức khỏe tiêu tan vì 1 cơn bệnh.. Nhìn vào bức tranh tổng thể mình chỉ là một dấu chấm nhỏ bé tí ti: So với lịch sử hàng triệu triệu năm thì cuộc đời 60-100 năm chỉ là 1 dấu chấm tí ti. So với 9 tỉ người trái đất hiện tại, so với toàn thể loài người từ cổ chí kim thì cuộc đời mình chưa bằng 1 dấu chấm.. Vì vậy hãy luôn tư duy rộng hơn và sâu sắc hơn, lắng nghe, thấu hiểu với lòng thành kính để thấy rằng mình vẫn còn nhỏ bé luôn cần cố gắng hơn nữa! Để khiêm tốn cần – TÌM CÁI THIỆN TRONG MỖI CON NGƯỜI Nếu ai có một số kinh nghiệm mà bạn không có thì đó là thầy của bạn trong lĩnh vực ấy. Albert Einstein, được coi là một trong những người có trí thông minh phi thường, đã nói "Tôi chưa bao giờ gặp một người ngu đến nỗi tôi không học được điều gì từ người ấy". Để khiêm tốn cần – KHEN CHÂN THÀNH Lời khen chân thành là biểu hiện của lòng biết ơn và sự khiêm tốn của mình. Càng chân nhận (chân thành – thừa nhận) khả năng của người khác, trong lời nói càng ít rơi vào cạm bẫy của sự tự kiêu tự đại. Lời khen chân thành là biểu hiện của cái "Tôi" của mình không còn nữa hoặc được giảm đi rất nhiều. Lời khen chân thành giúp bản thân mình thêm hoàn thiện việc đánh giá đúng giá trị của bản thân mình, hay của người được khen Lời khen chân thành giúp người khác tự tin hơn, được cổ vũ, nâng đỡ và tiếp thêm năng lượng (tốt) cho họ đối với điều được khen. Để khiêm tốn cần – NHẬN RA KHUYẾT ĐIỂM CỦA MÌNH Hãy lắng nghe những dấu hiệu, sự góp ý, lời khuyên, phản ứng.. từ những người khác, từ môi trường, từ những biểu hiện.. Từ đó, bạn sẽ tìm ra khuyết điểm của mình, nhận thấy rằng mình không hoàn hảo, để cố gắng hơn nữa. Để khiêm tốn – HÃY CHẤP NHẬN GIỚI HẠN VÀ NHU CẦU CỦA BẠN Mình không phải là hoàn hảo, mình vẫn còn nhiều thiếu sót, sự yếu kém về cả thể chất, tinh thần, nhận thức.. Hãy thừa nhận sự thật đó và hãy khiêm tốn đón nhận sự trợ giúp của tha nhân với lòng "Thành Kính" và lời "Cảm ơn" chân thành nhất! Để khiêm tốn – HÃY GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC Mình khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ của người khác với lòng Thành Kính và sự Biết Ơn, vì vậy cũng hãy cho đi sự giúp đỡ Chân Thành của mình với người khác. Hãy làm cho người khác điều bạn muốn người khác làm cho mình. Ý nghĩa đức tính khiêm tốn Khi đảm đương công việc không khoe khoang cố chấp, dồn tâm huyết tới kết quả cuối cùng Biết ơn sự giúp đỡ của mọi người với lòng thành kính Biết kính trọng người giỏi (hiểu biết hơn mình), và nhường nhịn giúp đỡ người yếu (chưa biết) hơn mình. Chăm chỉ học hỏi trau dồi bản thân, luôn cầu thị sự hiểu biết, không cầu thị sự thể hiện. Biết ơn những gì mình đã nhận được, biết ơn mọi người xung quanh mình, vì có họ mới có tổ chức, có môi trường của mình, và mới có sự tồn tại của mình ở đây. Tất cả vì sự hoàn thành mục tiêu công việc, vì đó là thước đo giá trị của bản thân mình, không vì sự thỏa mãn, vì sự thể hiện hay vì lợi ích cá nhân. ST.