Khi đưa bé từ viện về cần làm gì?

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Cát Trắng, 25 Tháng chín 2018.

  1. Cát Trắng

    Bài viết:
    8
    Thủ tục đón em bé mới sinh về nhà

    Bà đẻ nhớ bảo người nhà thực hiện 5 mẹo dân gian này khi ẵm con rời viện về nhà, đảm bảo bé dễ nuôi, ngủ ngoan, bú khỏe, mẹ chăm con nhàn tênh.

    Chia sẻ kinh nghiệm từ một bà mẹ có con nhỏ về việc áp dụng những mẹo dân gian giúp con ngoan, khỏe.

    Tối hôm qua dỗ con ngủ xong rảnh tay rảnh chân quá nên em nằm lướt F. B chơi. Con bạn bầu sắp sinh nhắn tin tới hỏi bé dễ lắm hay sao mà sung sướng thế, chỉ giùm mấy mẹo hay để chuẩn bị sinh áp dụng cho con nó chút coi.

    Thiệt sự thì mẹ và bà nội em có nguyên một danh sách dài những việc cần phải làm khi sinh xong rời viện về nhà lắm. Tuy nhiên, em chỉ bày cho nó những mẹo hay để bé ngoan, không khóc đêm và dễ nuôi thôi. Tất cả chỉ là mẹo, làm cũng được mà không làm cũng chả sao, không có gì gọi là phản khoa học, nguy hiểm sức khỏe cả. Vì em hiểu được rằng nếu mẹ nào rơi vào hoàn cảnh ở cữ mà con khóc dạ đề, hay giật mình, khó nuôi thì khốn khổ đến mức nào, lúc đó ai chỉ mẹo gì cũng làm theo hết trơn á.

    À trong từng mẹo em có ghi thêm vài dòng giải thích theo góc độ khoa học tại sao người ta lại làm như vậy nữa á các mẹ. Các mẹ có thể dựa vào đó yên tâm mà áp dụng, tránh làm theo những mẹo quá vô lí, mê tín, phản khoa học kẻo hại mẹ hại con nha.

    [​IMG]

    Thứ nhất: Chọn người mát tay, nhẹ vía ẵm con về

    Chọn người nào mát tay, nhẹ vía, dễ ăn dễ ngủ, gia cảnh sung sướng, có học thức cao càng tốt.. để bế con từ viện về nhà. Hồi em sinh là bố chồng em bế cháu về giúp. Ông ấy trước kia là thầy giáo, giờ về hưu ngồi thiền cả chục năm nay rồi, có rất nhiều người theo ổng ngồi thiền để chữa bệnh và cân bằng thần kinh đấy ạ. Có lẽ hưởng được nguồn dương khí tốt và vía nhẹ của ông nội mà con em trộm vía từ đó đến giờ được 4 tháng rồi hầu như lúc nào cũng ăn ngoan ngủ ngoan lắm ạ.

    Việc chọn người bế bé về nhà như vậy vừa nghiêng về quan niệm, vừa cũng có tính khoa học hẳn hoi đó nha các mẹ. Vì người nào mát tay, nhẹ vía, thích gần gũi trẻ, có học thức cao.. thường thường sẽ bế rất chắc tay, sưởi ấm trẻ trên suốt đoạn đường đi. Nếu có xảy ra sự cố thì có thể xử lý linh hoạt, chở che con an toàn tuyệt đối.

    Thứ hai: Đem theo lá trầu cay

    Khi đi đón mẹ từ viện về, bố nhớ mang theo vài lá trầu cay đưa cho mẹ dấu vào người đừng để ai thấy. Trước khi vào nhà, mẹ vò nát những lá trầu này trong lòng bàn tay, sau đó đưa tay lên mặt để hít cái hơi cay cay này. Khi mùi cay đã vơi bớt, thoang thoảng nhẹ thì mẹ đưa tay vuốt và xoa vào đầu con sơ sinh. Điều đơn giản này không chỉ khiến mẹ khỏe mà còn giúp con ngoan, ít quấy khóc, ít bị bệnh vặt lắm ạ.

    Các mẹ đừng vội nói em mê tín hay nói linh tinh nha. Dùng lá trầu theo mẹo này cực hiệu nghiệm đấy ạ. Vì cái hơi cay cùng những tinh chất khác có trong lá trầu rất tốt cho bà đẻ và trẻ sơ sinh. Nó làm ấm cơ thể, sát trùng, hạn chế vi khuẩn, vi rút gây bệnh tấn công vào cơ thể đang còn yếu ớt của hai mẹ con. Mặt khác, nó giúp tuần hoàn máu tốt hơn, mẹ và bé cảm thấy dễ chịu, sảng khoái..

    Thứ ba: Treo một chùm tỏi ở đầu giường

    Mẹ nhớ dặn người nhà treo một chùm tỏi ta ở đầu giường nằm của hai mẹ con. À cũng đừng quên may một cái túi dây rút nhỏ xíu, bỏ vào đó 1-2 tép tỏi rồi rút lại, lấy kim đính vào áo bé nha. Với hai mẹo nhỏ dùng tỏi này, bé sẽ ngoan hơn rất nhiều, ít khóc, ít quấy, ít bệnh này bệnh nọ.

    Mẹo này đã có từ rất lâu đời, theo em nghĩ thì một là ông bà quan niệm củ tỏi xua đuổi tà khí, vong hồn sợ tỏi nên không dám đến gần quấy nhiễu bé. Hai là củ tỏi là một loại thuốc dân gian cực kỳ hiệu nghiệm trong việc sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng, làm mạnh khí huyết.. nên để nó bên cạnh bà đẻ và con nít có thể sát trùng không khí phần nào, ngừa cảm bệnh cho hai mẹ con. Nói chung, em thấy củ tỏi rất tốt đấy các mẹ ạ. Bình thường trời lạnh lạnh chút bị hắt xì sắp cảm cúm, em chỉ cần ăn cơm nhai thêm 1-2 tép tỏi là khỏi hẳn luôn không bị bệnh nữa đó.

    Thứ tư: Xông hơi bồ kết trị bé khóc ngặt

    Nếu bé thường xuyên khóc ngặt vào ban đêm không rõ lý do hoặc kiểu khóc dạ đề. Mẹ chờ đến khi trời sáng tạm thời bế bé sang phòng khác. Ở phòng cũ, mẹ chuẩn bị một niêu than hồng rồi cho vài trái bồ kết vào nướng để khói bốc lên khắp phòng.

    Xông phòng theo cách này sẽ giúp các luồng khí xấu và hơi ẩm trong phòng mất đi. Hơn nữa, hương bồ kết còn sát khuẩn được, tốt cho việc phòng trừ bệnh đường hô hấp nên cực tốt cho phòng bà đẻ. Sau đó, mẹ đợi phòng thông thoáng hoàn toàn, không còn khí than và mùi bồ kết thì ẵm bé quay trở lại phòng, bảo đảm tối đó bé sẽ đỡ khóc, ngủ ngoan hơn hẳn.

    Thứ năm: Đặt một cành dâu tằm trên đầu giường của con

    Cuối cùng, em tặng thêm cho các mẹ một mẹo nhỏ nữa để bé ngoan, ngủ ít giật mình hơn là trên giường bé sơ sinh nằm nên để sẵn một cành dâu tằm nhỏ, cành tươi càng tốt nha mẹ. Ông bà bảo là để cành dâu như vậy sẽ giúp xua đuổi tà khí.

    Cá nhân em thì thấy không phải mê tín mà vì cây dâu từ xưa đã được tận dụng để chữa các bệnh như ho cảm, đau nhức đầu, lưu thông máu kém, đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, phát ban, sưng viêm.. nên có lẽ các tinh chất từ cành dâu tươi cũng góp phần cải thiện giấc ngủ cho bé, giúp con phòng ngừa bệnh vặt. Ông bà vì thế mà chuộng đem để ở đầu giường để tốt cho con.

    5 cách đơn giản mà hay quá trời phải không các mẹ? Em tin chắc là ở đây cũng có nhiều mẹ nghe qua hoặc đã áp dụng rồi đúng không nè? Mẹ nào đã trải nghiệm có thể cho phản hồi để các mẹ khác học hỏi kinh nghiệm được không ạ?

    Cá nhân em áp dụng gần hết và cảm thấy ưng bụng lắm ạ. Con em không biết nhờ cơ địa hay nhờ mẹ áp dụng mấy mẹo này mà trộm vía ngoan ơi là ngoan, bụ bẫm lắm ạ. Mẹ nào sinh xong mệt mỏi vụ con quấy thì cứ thử 1 lần đi nha, không cần hết 5 cách đâu nè, chỉ lựa cái nào cá nhân mình thấy tiện để làm là được.

    Chúc các mẹ thành công nha!
     
    Hany thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng bảy 2020
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...