Khen con sao cho đúng cách

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Linhvipsp, 10 Tháng ba 2019.

  1. Linhvipsp

    Bài viết:
    3

    KHEN CON SAO CHO ĐÚNG CÁCH


    Lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Đây là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Khen ngợi đúng cách giúp trẻ hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học tập, thi đua, khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao. Trong đời sống, khen ngợi giúp trẻ biết được đâu là việc tốt cần phát huy và đâu là việc không nên làm.

    Tuy vậy, việc khen ngợi không đúng cách làm trẻ trở nên tự cao, tự đại, dễ hụt hẫng khi thất bại, thiếu cố gắng và tự tin thái quá khi làm bất cứ việc gì. Vì thế, vấn đề mà bố mẹ cần hết sức quan tâm chính là, khen ngợi con như thế nào là phù hợp?

    Chúng ta vẫn thường khen con theo thói quen như "CON GIỎI QUÁ", "CON THÔNG MINH QUÁ". Vô tình cách khen đó gây ảo tưởng và không tốt cho trẻ.

    Vậy khen sao cho đúng để bé cảm thấy được ĐỘNG VIÊN và CỐ GẮNG hơn?

    Muốn con thông minh không chỉ chăm cài tiềm thức mà phải kết hợp dạy con mỗi ngày.

    [​IMG]

    Không khen kết quả chỉ khen hành động


    "Giỏi quá!" đây là cách khen thường gặp nhất của người lớn với trẻ con. Trong mắt các bậc phụ huynh, mỗi bước trưởng thành của con đều đáng mừng, đáng khen – bé biết cười, bé biết lật người, bé biết bò, bé biết nói.. chính trong lúc vui vẻ đó, bố mẹ quen khen bé "giỏi quá!" "tuyệt lắm!" thậm chí cả đến câu cảm thán "Oa! A!" cũng đầy sự tán thưởng.

    Lúc này hãy nói với con 1 cách cụ thể về hành động con làm "Cảm ơn con giúp mẹ phơi quần áo nhé, mẹ rất vui!". Cách khen ngơi cụ thể như vậy trẻ sẽ dễ đi sâu vào tiềm thức hơn, hiểu được sau này nên làm như vậy, hiểu sau này nên cố gắng như nào.

    Mẹ không thể tách con khỏi môi trường xung quanh nên việc người khác khen chê con sao không quan trọng. Quan trọng nhất là ở mẹ. Hãy quan sát phản ứng của con để từ đó điều chỉnh cách dạy và khen con cho phù hợp.

    Tiếp tục cài tiềm thức cho con hàng ngày, muốn con như nào thì hãy nói với con những điều đó, lặp đi lặp lại mỗi ngày và 2 thời điểm thích hợp nhất là buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

    Muốn con thông minh không chỉ chăm cài tiềm thức mà phải kết hợp dạy con mỗi ngày.

    Khen sự nỗ lực, không khen thông minh


    "Thông minh quá!" lại là một cách phụ huynh hay dùng để khen con. Mỗi bước tiến bộ của trẻ đều được định nghĩa bằng từ "thông minh", kết quả chỉ có thể khiến trẻ cho rằng thành tích tốt tương quan với thông minh, một mặt khiến trẻ trở nên "tự phụ" chứ không phải "tự tin", mặt khác, khi phải đối mặt với thách thức trẻ sẽ chọn cách trốn trách, bởi không muốn xuất hiện kết quả không tương quan với sự thông minh.

    Một nhóm nghiên cứu của Mỹ từng cho một nhóm trẻ lớp mầm non làm một vài câu hỏi khó, sau đó, nói với một nửa số trẻ: "Con trả lời đúng 8 câu, các con thông minh quá!" nói với một nửa còn lại: "Con trả lời đúng 8 câu, các con rất chăm chỉ!"

    Sau đó giao cho trẻ lựa chọn hai loại nhiệm vụ: Một là có thể làm sai nhưng sẽ học thêm được điều mới, hai là nếu nắm chắc sẽ làm rất tốt. Kết quả, 2/3 số trẻ được khen thông minh chọn nhiệm vụ dễ hơn, 90% trẻ được khen chăm chỉ lựa chọn nhiệm vụ có tính thách thức cụ thể.

    Khen việc thật, không khen tính cách


    "Ngoan quá!" là cách "khen tính cách" điển hình, phụ huynh vô tình biến câu nói đó thành câu cửa miệng. Nhưng "ngoan" là một khái niệm rất mơ hồ, nếu trẻ thường xuyên được khen quá mức, ngược lại sẽ là áp lực đối với con.

    Người lớn cũng vậy, khi lãnh đạo thường xuyên khen, lúc mới đầu còn gật gù đắc ý, nhưng dần dần sẽ cảm thấy áp lực, thậm chí không muốn làm quá hoàn hảo để tìm cơ hội xả hơi.

    Nếu như phụ huynh thường khen con quá lời, trẻ cũng sẽ có áp lực, cảm thấy bản thân không xứng. Trẻ sẽ làm sao? Chính là khi bạn vừa khen trẻ xong, trẻ gây ra chuyện khiến bạn đau đầu để thể hiện "sự thật".

    Một số lời khen mẫu cho cha mẹ tham khảo:


    "Mẹ biết con đã rất cố gắng và chăm chỉ"

    "Bài tập lần này con đã làm rất tốt"

    "Hôm nay con rất ngoan"

    "Cố lên, con nhất định sẽ làm được"

    "Con đã làm tốt hơn lần trước nhiều rồi"
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng bảy 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...