Khâu nhục là gì? Cách chế biến món Khâu nhục cực ngon

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 15 Tháng tám 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Khâu nhục là gì?

    Khâu nhục (扣肉 Bính âm: Kòuròu, Việt bính: Kau3 juk6) là món thịt kho có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc.

    Khâu nhục được những người di cư từ Trung Quốc mang đến Việt Nam, qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng. Qua thời gian đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, được dùng trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ Tết, cưới hỏi. Theo truyền thống, khâu nhục được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ sau khi đã được ướp kỹ các loại Gia vị và chưng cách thủy trong thời gian dài.

    Cái tên "khâu nhục" xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa. "Khâu" có nghĩa là "hấp đến mềm rục", còn "nhục" có nghĩa là "thịt", do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là "Thịt được hấp rục" – Hay hấp đến chín nhừ.

    Người Trung Quốc coi khâu nhục là món ăn dân dã nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, cách bài trí miếng thịt lên đĩa theo hình dạng một quả đồi nhỏ đang nhô cao thể hiện ý chí và sự lớn mạnh trong tương lai.


    [​IMG]

    Cách làm khâu nhục đơn giản

    Nguyên liệu

    - 1kg thịt ba rọi (ba chỉ)

    - 4 củ hành tím

    - Tỏi

    - Gừng tươi

    - Củ khoai môn

    - Tương cà

    - Viên chao đỏ

    - Dầu hào

    - Ngũ vị hương

    - Nước

    - Nước mơ muối

    - Xốt mơ hoặc có thể thay thế bằng tương xí muội


    [​IMG]

    Các bước làm

    - Sơ chế thịt heo

    Nên chọn thịt ba rọi có độ nạc mỡ cân bằng để món ăn ngon và hấp dẫn hơn. Thịt ba rọi chà xát với muối, rửa sạch, sau đó cắt thành miếng vuông lớn. Khi mua thịt, bạn nên chọn những tảng thịt to để dễ cắt miếng vuông.

    Nấu sôi nồi nước thêm chút gừng, cho thịt vào luộc sơ khoảng 5 phút rồi vớt ra, rửa sạch với nước đá lạnh.

    Tiến hành dùng nĩa xâm mặt da heo và cho lớp muối dày lên phần da vừa xâm rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.

    Sau 30 phút, bạn dùng dao vét sạch lớp muối trên da heo và lau sạch phần muối còn lại.

    - Chiên thịt heo

    + Chiên thịt heo lần 1: Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn và chiên vàng phần da của miếng thịt. Sau khi da đã vàng, bạn vớt ra, ngâm với nước lạnh khoảng 10 phút rồi để ráo.

    + Chiên thịt heo lần 2: Khi thịt đã thật ráo nước, bạn cho thịt vào chảo chiên thêm lần nữa để phần da chuyển sang màu nâu cánh gián. Sau đó ngâm thịt vào âu nước lạnh rồi cạo nhẹ phần cháy, khét trên da heo (nếu có).

    - Luộc thịt

    Nấu sôi nồi nước rồi cho thịt đã chiên ở trên vào luộc khoảng 10 phút, sau đó cắt thành các miếng mỏng vừa ăn.

    - Sơ chế các nguyên liệu còn lại

    Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, cho vào chảo chiên vàng rồi vớt ra để ráo dầu. Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Mơ muối bỏ hạt, dầm nhuyễn.

    - Làm nước xốt

    Cho chao đỏ, dầu hào, xốt mơ, mơ muối, nước muối mơ và ½ chai tương cà vào trộn đều.

    Đặt chảo lên bếp và phi thơm hành, gừng và tỏi băm, sau đó đổ phần nước xốt đã pha ở trên vào đảo đều. Thêm ngũ vị hương vào xào khoảng 1 phút rồi thêm ½ chén nước lạnh. Khuấy đều rồi nêm nếm gia vị.

    Phần nước xốt này có vị hơi mặn nhưng khi ướp với thịt và khoai môn thì sẽ vừa ăn. Nếu muốn ăn ngọt hơn thì bạn cho thêm xốt mơ, tương cà, muốn ăn mặn thì cho thêm chao đỏ vào khuấy đều là xong!

    - Ướp thịt

    Đeo bao tay nilon, lấy xốt rồi phết một lớp mỏng lên từng miếng thịt heo và khoai môn đã chiên. Xếp xen kẽ thịt và khoai môn vào những chiếc chén lớn (xếp phần da xuống dưới để khi úp chén lại sẽ thấy được phần da).

    - Chưng thịt

    Cho các chén thịt vào nồi, chưng cách thủy khoảng 3 tiếng cho đến khi khoai và thịt chín mềm.

    - Trình bày và thưởng thức

    Lấy thịt ra ngoài, dùng đĩa úp ngược phần thịt lại rồi ăn cùng cơm nóng hoặc xôi rất ngon. Đặc biệt, bạn nên thử kết hợp khâu nhục với dưa muối cũng không kém phần hấp dẫn.

    [​IMG]

    Thành phẩm thịt và khoai chín mềm nhưng không nát, mùi vị thơm ngon đặc trưng, đặc biệt là phần da phải phồng lên và thịt có màu nâu đỏ đẹp mắt. Các chén thịt còn lại thì đậy kỹ, cất vào ngăn mát tủ lạnh, khi nào ăn thì đem hâm nóng. Thời gian bảo quản trong tủ lạnh là khoảng 1 tuần.


    Khâu nhục ăn với gì?

    Ăn kèm với cơm

    Còn gì bằng bữa cơm nhà sum họp, những món ăn ngon mà không cần phải chạy đâu xa để kiếm tìm. Mùi thơm của lát hành tím đập dập, chút cay cay của những hạt tiêu nhỏ, vị mặn mặn vừa phải hòa với độ béo ngậy của lát thịt heo mềm nhừ, ngấm vị khoai môn cùng gia vị đậm đà, phần bì hơi ngòn ngọt vị mật ong, phần mỡ ngậy nhưng không hề tạo cảm giác ngấy. Tất cả hòa quyện trong một món ăn khiến người thưởng thức không thể nào quên hương vị của nó.

    [​IMG]

    Ăn kèm với bánh Gật gù

    Bánh gật gù tên thật là bánh tráng tươi, bằng gạo nương, cuốn lại, cắt đôi bày lên đĩa, chấm với nước mỡ và ăn kèm miếng khấu nhục. Miếng khấu nhục được tẩm ướp, lớp mỡ vàng sẫm. Bánh gật gù khi ăn thường cầm tay, gạo nương thơm dẻo, cuốn bánh cầm lên, lúc lắc, gật gù ra chiều ưng thuận lắm. Không biết có phải vì thế mà nó có cái tên rất riêng và ăn rồi thì khách cũng gật gù vì chúng hợp nhau, quyện lấy nhau, cuốn nhau đi như vậy.

    [​IMG]

    Ăn kèm với Bánh mì

    Cách làm thịt khâu nhục với hương vị thơm ngon độc đáo, màu sắc vô cùng bắt mắt khiến ai đã từng được nhìn, từng được nếm thử đều muốn ăn lại lần nữa. Những miếng thịt khâu nhục bóng bẩy, mượt mà như có sức hấp dẫn khiến cho người thưởng thức không thế cưỡng lại được, lại được ăn kèm với những chiếc bánh mỳ nóng hổi, giòn rụm. Chỉ nghĩ tới thôi cũng khiến cảm thấy nao lòng không yên.

    (Nội dung được tổng hợp từng nhiều nguồn có chỉnh sửa)
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...