Kháng sinh hay còn được gọi là trụ sinh là những sản phẩm của quá trình trao đổi chất tự nhiên được chiết xuất từ vi sinh vật có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật, tuy nhiên ngày nay kháng sinh không chỉ được tạo ra bởi các vi sinh vật mà còn được tạo ra bằng quá trình bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học. Kháng sinh có thể tác dụng lên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng, còn kháng sinh chỉ tác dụng lên một số chủng vi khuẩn nhất định được gọi là kháng sinh phổ hẹp. Các nhóm kháng sinh Hiện nay kháng sinh được phân loại thành 9 nhóm: 1. Nhóm Betalactam: là một nhóm kháng sinh lớn gồm những phân nhóm lớn như: Nhóm penicilin, nhóm cephalosporin và các beta-lactam khác. 2. Nhóm Aminoglycosid: Kháng sinh nhóm này có thể là sản phẩm tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh, cũng có thể là các kháng sinh bán tổng hợp. Các kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm kanamycin, gentamicin, neltimicin, tobramycin, amikacin. 3. Nhóm Macrolid: Có thể chia làm 3 nhóm cấu trúc 14 nguyên tử carbon, cấu trúc 1nguyên tử carbon, cấu trúc 16 nguyên tử carbon. Macrolid có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu tập trung vào một số chủng vi khuẩn Gram-dương và một số vi khuẩn không điển hình. 4. Nhóm Lincosamid: Nhóm này bao gồm hai thuốc là lincomycin và clindamycin, trong đó lincomycin là kháng sinh tự nhiên, clindamycin là kháng sinh bán tổng hợp từ lincomycin. 5. Nhóm Phenicol: Nhóm này bao gồm hai thuốc là cloramphenicol và thiamphenicol, trong đó cloramphenicol là kháng sinh tự nhiên, còn thiamphenicol là kháng sinh tổng hợp. 6. Nhóm Cyclin: Gồm có cả kháng sinh tự nhiên và kháng sinh bán tổng hợp. Nhóm kháng sinh này thuộc nhóm kháng sinh phổ rộng, tác dụng trên cả các vi khuẩn Gram-âm và Gram-dương, cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. 7. Nhóm Peptid: Như cái tên thì chúng ta cũng biết ngay là kháng sinh thuộc nhóm này có cấu trúc hóa học là các peptid. Hiện nay có các phân nhóm được dùng trong lâm sàng như: Glycopeptid (vancomycin, teicoplanin), Polypetid (polymyxin, colistin), Lipopeptid (daptomycin). 8. Nhóm Quinolon: Các kháng sinh trong nhóm này không có nguồn gốc từ tự nhiên và tuy được xếp cùng một nhóm nhưng những loại kháng sinh này có phổ tác dụng khác nhau. 9. Nhóm kháng sinh khác: Nhóm Co-trimoxazol, nhóm oxazolidion, nhóm 5-nitro imidazol Nguyên tắc sử dụng kháng sinh - Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay. Tuy kháng sinh có khá nhiều lợi ích khi tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh nhưng đồng thời cũng giết luôn cả vi sinh vật có lợi, phải kể đến đầu tiên là những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, khi quá lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nên tình trạng kháng kháng sinh làm bệnh trầm trọng hơn và cũng khó chữa trị hơn. Tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam chiếm 40%, đứng thứ 4 về tỷ lệ kháng thuốc ở các nước tại châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay có khoảng 88% người dân sử dụng thuốc không kê đơn dẫn đến việc sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết, lâu ngày gây "nhờn" thuốc. Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc không chỉ gây khó khăn trong quá trình điều trị mà nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong và trên thế giới đã có hàng trăm nghìn người tử vong vì nguyên nhân này. Khi ta lạm dụng kháng sinh, uống kháng sinh không đúng liều lượng, không đúng bệnh thì vi khuẩn gây bệnh vẫn sẽ chết lai rai rồi sau đó sống khỏe re hột me luôn. Cơ chế kháng kháng sinh Kháng thuốc tự nhiên: Một số loại vi khuẩn có thể tự kháng lại một số loại kháng sinh nhất định do tính thấm của màng tế bào và sự thiếu vắng phân tử đích. Kháng thuốc mới nhận: Cái này là do chọn lọc tự nhiên, con nào chết thì chết, con nào sống được thì sẽ kháng thuốc. Các vi khuẩn có thể tiết ra các enzym vô hiệu hóa kháng sinh. 4 nguyên tắc sử dụng kháng sinh Chọn kháng sinh có hoạt tính mạnh. Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Phối hợp kháng sinh với các chế phẩm khác làm tăng tác dụng và giảm phản ứng phụ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết. Nguồn tham khảo: Thaythuocvietnam.vn;vinmec;.. nhiều nguồn khác nữa mà quên rồi Để đọc thêm nhiều bài viết khác nữa thì các bạn hãy Đăng Ký - Việt Nam Overnight ngay nhé