1Vì sao mặt trăng đi theo chúng ta? Những đêm trăng sáng, nếu để ý, ta sẽ thấy Trăng đi theo. Bởi vì những vật ở gần thoát rất nhanh khỏi tầm mắt nhìn của ta nhưng những vật ở xa như Trăng thì lại thoát rất chậm và rất lâu mới ra khỏi tầm mắt, cho nên ta có cảm giác trăng đi theo ta. 2: Tại sao bóng lại bay được? Bóng chỉ bay được khi được bơm những loại khí nhẹ hơn không khí.. Bóng bay được là vì nó được khí ở trong nó đưa nó lên không trung. Có thể dùng khí Hydro hoặc khí Heli để bơm bóng, cũng có thể dùng khí nóng, vì khí nóng nhẹ hơn khí lạnh cũng làm cho bóng bay được. 3: Trong đàn, con ong nào to nhất? Trong đàn, ong chúa to nhất, nó có thân hình to gấp 3, gấp 4 lần những con ong thợ khác. Nó có nhiệm vụ đẻ trứng và duy trì nòi giống cho cả đàn. 4: Trong một đàn, có mấy loại ong? Trong đàn thường có ba loại ong, Thứ nhất là ong thợ, đó là những con cái không có khả năng sinh đẻ. Chúng chiếm số đông trong đàn và chuyên đảm nhận những công việc nặng nhọc như xây tổ, kiếm mồi, chăm sóc ong con, chống kẻ thù. Loại thứ hai là ong đực, chúng cũng phải kiếm thức ăn và xây tổ, nhưng ít nặng nhọc hơn ong thợ. Thứ ba là ong chúa. 5: Ong sống được bao nhiêu tuổi? Trong đàn chỉ có ong chúa đẻ trứng, vì vây, nó được nâng niu và bảo vệ. Trong khi các con khác thì phải bươn trải bên ngoài để kiếm thức ăn thì ong chúa chỉ nằm trong tổ, 'mưa không tới mặt, nắng không tới đầu', nó được ăn loài mật ngon nhất, cho dù cả đàn ong phải nhịn đói thì ong chúa vẫn no đủ. Cả đời, hầu như ong chúa không phải chạm trán với kẻ thù, có lẽ vì vậy mà ong chúa có thể sống lâu nhất;từ 5 đến 6 năm, trong khi các con ong khác chỉ sống được 6 tháng đến 1 năm mà thôi. 6: Đau là cảm giác giúp cơ thể nhận biết nguy hiểm. Đau là cảm giác giúp con người nhận biết những kích thích gây hại cho cơ thể con người. Ví dụ: Chạm tay vào lửa, cảm giác đau rát ở da làm cho người ta phải rụt tay lại, đau bụng báo cho người ta biết dạ dày có vấn đề, đau ngực cho thấy tim, phổi, hoặc gì đó không ổn. Cảm giác đau có ý nghĩa đặc biệt giúp cơ thể nhận biết và đề phòng hiểm nguy. Nếu không có cảm giác ấy, chúng ta có thể gặp những hoàn cảnh chết người mà không biết. 7: Trái đất chuyển động nhanh bao nhiêu? Chúng ta biết được Trái đất chuyển động là dựa vào sự thay đổi vị trí của các ngôi sao. Mỗi giây, Trái đất vượt được chặng đương 30 km quanh mặt Trời. Đó là chưa kể tới việc nó tự quay quanh mình với tốc độ ở đường xích đạo là 465 mét/gây. Vậy mà có vẻ như Trái Đất đang đứng yên. 8: Tại sao con người không cảm nhận được sự chuyển động của Trái đất? Nếu bên cạnh quỹ đạo của Trái đất có những vật mốc như cây cối bên bờ sông, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy nó đang chuyển động. Nhưng ở gần Trái đất không có vật gì làm mốc, chỉ có những vì sao xa tít nên chúng ta chỉ thấy được Trái đất thay đổi vị trí theo ngày, tháng mà thôi. Các vì sao ở quá xa, nên trong thời gian ngắn tính bằng phút, giây.. thì chúng ta rất khó nhận thấy Trái đất dịch chuyển. (còn nữa)