Khám phá thế giới động vật trong vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Hàng trăm loài được ghi trong sách đỏ thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có hệ động vật đa dạng cao nhất ở Việt Nam, cũng như trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới. Nơi đây còn là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng của thế giới. Nơi đây có 83 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 110 loài được ghi trong Sách Đỏ thế giới (IUCN), 55 loài có tên trong các phụ lục CITES. Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ở đâu? Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Với các điều kiện về sinh cảnh, khí hậu, thuỷ văn cùng với hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đặc trưng đã tạo ra môi trường lý tưởng cho hệ động vật ở đây. Khám phá thế giới động vật ở vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã ghi nhận sự có mặt của 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ. Sự đa dạng về hệ động vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm cả nhóm động vật có xương sống (nhóm thú, nhóm chim, nhóm lưỡng cư – bò sát, nhóm cá) và cả nhóm động vật không xương sống (chân khớp, giun dẹp, thân mềm). - Đa dạng lớp thú: Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của khoảng 150 loài thú, thuộc 90 giống. Trong đó có 46 loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới. Phong Nha-Kẻ Bàng còn là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất Đông Nam Á. Số lượng loài Linh trưởng (10 loài) ở đây chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam. Trong đó, có 03 loài linh trưởng nguy cấp trên phạm vi toàn cầu là Voọc gáy trắng, Chà vá chân nâu và vượn Đen má trắng. Trong đó Voọc gáy trắng là loài đặc hữu chỉ tìm thấy ở vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng và vùng lân cận. Voọc gáy trắng Đặc biệt năm 2012, các nhà khoa học ghi nhận mẫu Chuột đá Trường Sơn tại khu vực mở rộng thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - đây là một đại diện sống duy nhất của họ thú cổ (Diatomyidae) được xem là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm trên thế giới. - Đa dạng lớp chim: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 302 loài chim, thuộc 166 giống. Trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 11 loài nằm trong Sách đỏ thế giới (IUCN) Đặc biệt có 01 loài bị đe dọa nguy cấp ở mức toàn cầu là Công. Gần đây mới phát hiện ra 02 loài chim, đó là: Chào mào trọc đầu, chích núi đá vôi. - Đa dạng nhóm lưỡng cư - bò sát: Ở đây có 151 loài bò sát lưỡng cư. Trong đó có 20 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới). Năm 2002, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra một loài thằn lằn tai mới, đặt tên loài này là Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng. Thời gian gần đây cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới. Thời gian gần đây cũng phát hiẹn thêm 3 loài lưỡng mới là: Ếch giun (Ichthyophis chaloensis), nhái cây orlov (Rhacophorus orlovi), nhái cây quyết (Philautus quyeti) ; Ếch giun Gần đây mới phát hiện ra 14 loài bò sát, gồm: Thạch sùng ngón Phong Nha - Kẻ Bàng, rắn lục Trường Sơn, tắc kè Phong Nha - Kẻ Bàng, rắn rào bua-rê, thằn lằn tai noc-gi, rắn mai gầm thành, thằn lằn bốn ngón, rắn sãi an-d-rê-a, rùa tròn đẹp, thằn lằn chân ngắn bu-ê-me, thạch sùng ngón ẩn, rắn sãi mép trắng, rắn trán x-mit, rắn khuyết đốm. Thạch sùng ngón Rắn sãi mép trắng - Đa dạng nhóm cá: 215 loài cá, thuộc 108 giống. Trong đó có 10 loại cá chưa từng thấy ở Việt Nam đã được phát hiện ở vườn quốc gia này. Trong đó có 5 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. - Đa dạng nhóm động vật không xương sống Đó là các loài chân khớp, giun dẹp, thân mềm. Tất cả có 571 loài thuộc 377 giống. Gần đây mới hiện thêm3 loài: Bò cạp Thiên Đường, bò cạp Việt và 03 loài nhện. Bọ cạp Thiên Đường Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ có cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ mà còn là khu vực chứa đựng những giá trị nổi bật toàn cầu về hệ sinh thái và đa dạng sinh học hiếm có.