Khám phá hành tinh trong hệ mặt trời

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi KingGin, 7 Tháng tám 2021.

  1. KingGin

    Bài viết:
    5
    Từ xưa tới nay ta chúng ta đã nghe hoặc học rất nhiều về hệ mặt trời hay thái dương hệ vậy chắc các bản vẫn chưa thể hiểu hết, chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu khám phá hệ mặt trời trong dãi ngân hà xa xôi đầy huyền bí.

    1. Hệ mặt trời là gì?



    Vũ trụ bao la ẩn chứa thật nhiều điều bí ẩn và thú vị, khiến cho nhiều nhà khoa học đã phải dày công để khám phá và tìm hiểu chúng trong suốt hàng trăm năm qua. Chúng ta cũng là một trong những cá thể sống trên hệ mặt trời, vậy thì cùng khám phá những điều thú vị về hệ mặt trời trong bài viết dưới đây nhé.

    Hệ Mặt Trời hay có tên gọi khác là Thái Dương Hệ, là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở giữa là trung tâm và các thiên thể khác nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, cách đây khoảng 4, 6 tỷ năm chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ.

    Trong dải ngân hà chỉ có duy nhất một hệ mặt trời, đa phần các thiên thể sẽ quay xung quanh mặt trời và khối lượng chủ yếu tập trung vào các hành tinh với quỹ đạo elip gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo.


    [​IMG]

    2. Hệ mặt trời hình thành như thế nào?



    Sự hình thành và tiến hóa của hệ mặt trời bắt đầu từ cách đây khoảng 4, 6 tỷ năm với sự suy sụp hấp dẫn của phần nhỏ thuộc đám mây phân tử khổng lồ. Lúc này, hầu hết khối lượng bị suy sụp đều tích tụ ở trung tâm, tạo nên mặt trời, còn trong khi đó phần còn lại dẹt ra hình thành một đĩa đám mây bụi tiền hành tinh tiến hóa dần thành các hành tinh, mặt trăng, tiểu hành tinh và các tiểu thiên thể khác trong hệ mặt trời.

    3. Hệ mặt trời bao nhiêu tuổi?



    Hệ mặt trời hiện nay bao nhiêu tuổi là mối quan tâm, tò mò của rất nhiều người. Các thiên thạch, hoặc các mảnh đá không gian rơi xuống trái đất, đã giúp các nhà khoa học tìm ra tuổi của hệ mặt trời.

    Phải kể đến là thiên thạch Allende, rơi xuống Trái đất năm 1969 và rải rác trên Mexico, là thiên thạch lâu đời nhất được biết đến với niên đại 4, 55 tỷ năm tuổi.


    4. Có bao nhiêu hành tinh trên hệ mặt trời?



    Trong hệ mặt trời bao gồm có mặt trời và 9 hành tinh quay xung quanh nó. Vòng trong có 4 hành tinh dạng rắn đó là: Sao Thủy, sao Kim, trái Đất và sao Hỏa. Còn vòng ngoài có 5 hành tinh dạng khí đó là: Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương.

    Vào năm 1930, khi phát hiện ra sao Diêm Vương mọi người đều được nghe đây là hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời. Thế nhưng đến năm 1990 các nhà thiên văn học lại tranh luận về việc liệu rằng Pluto có phải là một hành tinh hay không? Năm 2006 hội Thiên văn học Quốc tế gọi sao Diêm Vương là hành tinh lùn và loại bỏ nó ra khỏi danh sách các hành tinh thực có trong hệ mặt trời. Do đó, hệ mặt trời sẽ có 8 hành tinh trừ sao Diêm Vương.

    Cho đến nay, các nhà thiên văn học vẫn đang tìm kiếm sự tồn tại của một hành tinh thứ 9 có thực trong hệ mặt trời. Vào ngày 20/1/2016 người ta đã tìm ra bằng chứng về hành tinh thứ 9 và lớn gấp 10 lần khối lượng của Trái đất, lớn hơn 5000 lần khối lượng của sao Thiên Vương.

    Bên cạnh đó, ngoài các hành tinh thì trong hệ mặt trời giữa sao Mộc và sao Hỏa có một vành đai có các tiểu hành tinh với đường kính từ vài chục mét tới vài trăm kilômét. Mỗi hành tinh có từ 1 đến 22 vệ tinh, trừ sao Thủy và sao Kim.

    Ngoài ra trong hệ Mặt Trời còn có một số sao chổi, gồm một nhân rắn chứa bụi và nước đá với đuôi hơi nước kéo dài tới hàng triệu kilômét quay quanh mặt trời theo quỹ đạo ellip rất dẹt.
     
    Porcus Xu, AquafinaNgudonghc thích bài này.
  2. KingGin

    Bài viết:
    5
    8 Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời

    Cùng khám phá những điều thú vị của 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta nhé. Dưới đây là tổng quan về các hành tinh theo thứ tự từ trong ra ngoài. [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sao Thủy (Mercury) [​IMG]

    [​IMG]

    Sao Thủy là hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời, chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của Trái đất một chút. Mặt ban ngày của nó bị hơ nóng bởi ánh nắng mặt trời, có thể đạt 450 độ C (840 độ F ), nhưng vào ban đêm, nhiệt độ hạ xuống âm đến hàng trăm độ, dưới mức đóng băng.

    Sao Thủy hầu như không có không khí để hấp thụ các tác động của thiên thạch, vì vậy bề mặt của nó bị "rỗ" với nhiều hố lớn, giống như mặt trăng. Trải qua nhiệm vụ bốn năm, tàu vũ trụ MESSENGER của NASA đã tiết lộ quang cảnh của các hành tinh đó đã thách thức những kỳ vọng của các nhà thiên văn học.


    • Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
    • Đặt tên theo: Sứ giả của các vị thần La Mã
    • Đường kính: 4.878 km
    • Quỹ đạo: 88 ngày Trái đất
    • Ngày: 58, 6 ngày Trái đất

    Sao Kim (Venus)

    [​IMG]

    Tiếp theo sao Thủy sẽ là sao Kim có tên gọi tiếng Anh là Venus, đây là một hành tinh cực kỳ nóng và còn nóng hơn cả sao Thủy. Với bầu không khí rất độc hại và áp suất ở trên bề mặt sao Kim có thể sẽ nghiền nát và giết chết bạn.

    Sao Kim có kích thước và cấu trúc tương tự với Trái đất, tuy nhiên bầu khí quyển rất dày đặc và độc hại giữ nhiệt trong "hiệu ứng nhà kính" mất kiểm soát. Sao Kim là hành tinh quay chậm và quay theo hướng ngược lại với hầu hết những hành tinh khác[​IMG] .


    • Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
    • Đặt tên theo: Nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã
    • Đường kính: 12.104 km
    • Quỹ đạo: 225 ngày Trái đất
    • Ngày: 241 ngày Trái đất

    Trái đất

    [​IMG]

    Hành tinh thứ ba được tính từ mặt trời là Trái Đất, đây chính là hành tinh mà chúng ta đang sinh sống hiện nay. Trái Đất là một hành tinh nước, có 2/3 hành tinh được bao phủ bởi đại dương. Cho đến hiện tại đây là hành tinh duy nhất có tồn tại sự sống. Bởi Trái Đất có bầu khí quyển giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống. Bề mặt của Trái Đất sẽ tự quay quanh trục của nó và có vận tốc 467 mét/giây - khoảng hơn 1.000 mph (1.600 kph) tại đường xích đạo.

    • Đường kính: 12.760 km
    • Quỹ đạo: 365, 24 ngày
    • Ngày: 23 giờ, 56 phút

    Sao Hỏa (Mars)

    [​IMG]


    Hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời là sao Hỏa hay "Hành tinh đỏ" có tên gọi tiếng Anh là Mars. Sở dĩ nó có cái tên này dựa vào đặc điểm của sao Hỏa, đó là oxit sắt trong bụi bẩn có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh, từ đó làm cho bề mặt nó hiện lên màu đỏ đặc trưng.

    Sao Hỏa là một hành tinh đất đá và rất lạnh, nó có những đặc điểm tương đồng với Trái đất: Có bề mặt đất đá, có núi, thung lũng, và hệ thống bão trải dài từ vị trí những cơn bão lốc xoáy mang bụi, những cơn bão bụi nhấn chìm hành tinh. Trên sao Hỏa bụi phủ kín bề mặt và sao Hỏa cũng ngập tràn nước đóng băng. Nếu như sao Hỏa nóng lên thì sẽ ngập tràn nước lỏng, mặc dù hiện nay nó hiện đang là một hành tinh lạnh và giống như sa mạc. [​IMG]

    Sao Hỏa có bầu khí quyển quá mỏng để cho nước lỏng có thể tồn tại được trên bề mặt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cho rằng sao Hỏa cổ đại có điều kiện để tồn tại sự sống và hy vọng rằng các dấu hiệu về sự sống này có thể tồn tại được ở Hành tinh Đỏ. [​IMG]

    • Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
    • Đặt tên theo: Thần chiến tranh của La Mã.
    • Đường kính: 6.787 km.
    • Quỹ đạo: 687 ngày Trái đất.
    • Ngày: Chỉ hơn một ngày Trái đất (24 giờ, phút 37).

    Sao Mộc (Jupiter)

    [​IMG]

    Sao Mộc có tên tiếng Anh là Jupiter, đây là hành tinh thứ 5 tính từ mặt trời. Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, có khối lượng cực lớn và đây là hành tinh khí khổng lồ, có chứa khí hiđrô và heli là chủ yếu. Do kết quả của hiện tượng nhiễu loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên nên lớp khí quyển bên ngoài cùng hiện lên với những dải mây ở độ cao khác nhau.

    Một đặc điểm nổi bật của sao Mộc là Vết đỏ lớn, một cơn bão khổng lồ đã được biết đến và tồn tại ít nhất từ hàng trăm năm trước. Sao Mộc có từ trường rất mạnh, thu hút nhiều mặt trăng xung quanh, trông giống như hệ Mặt trời thu nhỏ vậy. [​IMG]

    • Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
    • Được đặt tên: Thần thoại Hy Lạp & La Mã.
    • Đường kính: 139.822 km.
    • Quỹ đạo: 11, 9 năm Trái đất.
    • Ngày: 9.8 giờ Trái đất.

    Sao Thổ (Saturn)

    [​IMG]

    Sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt trời, được biết nhiều nhất là vành đai của nó. Khi Galileo Galilei lần đầu tiên nghiên cứu về sao Thổ, vào đầu những năm 1600, ông nghĩ rằng sao Thổ là một vật thể gồm có ba phần. Vì không biết Galileo Galilei đã nhìn thấy một hành tinh có vành đai, các nhà thiên văn học đã bối rối khi nhìn vào bản vẽ thu nhỏ - hành tinh có một vệ tinh lớn và hai vệ tinh nhỏ - trong ghi chú của Galileo Galilei, như một danh từ trong câu dùng để mô tả về khám phá.

    Hơn 40 năm sau, Christiaan Huygens sử dụng kính thiên văn với độ phóng đại lớn hơn thì ông phát hiện ra đây là vành đai chứ không phải vệ tinh như Galileo từng nghĩ. Những vành đai được tạo ra từ đá và băng đá. Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn được rằng sao Thổ được hình thành như thế nào. Hành tinh khí khổng lồ này chứa chủ yếu là hydro và heli. Ngoài ra, Thổ tinh còn có nhiều mặt trăng.

    • Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
    • Đặt tên theo: Thần nông nghiệp La Mã.
    • Đường kính: 120.500 km.
    • Quỹ đạo: 29, 5 năm Trái đất.
    • Ngày: Khoảng 10, 5 giờ Trái đất.

    Sao Thiên Vương (Uranus)

    [​IMG]

    Sao Thiên Vương có tên tiếng Anh là Uranus, đây là hành tinh thứ 7 tính từ mặt trời. Sao Thiên Vương là một hành tinh độc nhất, nó là một hành tinh khí khổng lồ, có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo và gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của nó.

    Sao Thiên Vương có màu lục lam bởi lượng khí metan có trong bầu khí quyển. Khí quyển của nó có thành phần cơ bản chủ yếu như là khí hidro và khí heli, ngoài ra còn chứa thêm các hợp chất dễ bay hơi như là nước, amoniac, metan cùng với hidrocacbon. [​IMG]

    • Phát hiện: William Herschel năm 1781 (trước đây Herschel từng nghĩ đó là một ngôi sao).
    • Đặt tên theo: Vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ.
    • Đường kính: 51.120 km.
    • Quỹ đạo: 84 năm Trái đất.
    • Ngày: 18 giờ Trái đất.

    Sao Hải Vương (Neptune)

    [​IMG]

    Đây là hành tinh cuối cùng nằm trong hệ mặt trời, nó được biết đến với những cơn gió mạnh, nhanh hơn cả tốc độ âm thanh, nó nằm ở rất xa và lạnh. Sao Hải Vương nằm cách xa gấp 30 lần tính từ khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt trời.

    Sao Hải Vương được phát hiện vào năm 1846 và là hành tinh duy nhất được phát hiện bằng sự tính toán bằng toán học. Nhà thiên văn học người Pháp -Alexis Bouvard đã phát hiện ra sự bất thường của nó trong quỹ đạo sao Hải Vương nên đã đề nghị các nhà thiên văn học khác có thể gây một lực hút hấp dẫn. Khi đó, nhà thiên văn học người Đức là Johann Galle đã sử dụng các phép tính để có thể hỗ trợ xác định hành tinh Hải Vương bằng kính thiên văn và xác định được sao Hải Vương lớn hơn khoảng 17 lần so với Trái Đất. [​IMG]

    • Phát hiện: Năm 1846.
    • Đặt tên theo: Thần nước của La Mã.
    • Đường kính: 49.530 km.
    • Quỹ đạo: 165 năm Trái đất.
    • Ngày: 19 giờ Trái đất.

    Mọi người thường nghe nói sao Diêm Vương (Hành tinh lùn) hành tin thứ 9 trong hệ mặt trời tính đến 2006.

    [​IMG]

    Nguyên nhân là do mâu thuẫn năm 2005 lên đến đỉnh điểm. Nhà thiên văn học Michael Brown ở Viện Công nghệ California (Caltech) khám phá ra Eris, một vật thể có kích thước lớn hơn sao Diêm Vương ở rìa bên ngoài hệ Mặt Trời. Vậy câu hỏi đặt ra là: Eris có phải là một hành tinh không?

    Người ta nói rằng Eris cũng nhỏ hơn nhiều so với Mặt Trăng, và nó thực sự không xứng đáng được gọi là một hành tinh; nhưng nếu Eris không phải là một hành tinh, tại sao sao Diêm Vương, nhỏ hơn nó, lại được gọi là một hành tinh?

    Tháng 8 năm 2006, tại Liên đoàn Thiên văn Quốc tế, cuộc tranh luận về vấn đề này cuối cùng đã kết thúc. Các nhà thiên văn đề xuất một khái niệm mới về hành tinh lùn và quy định chặt chẽ định nghĩa về hành tinh. Theo định nghĩa mới này về hành tinh, cả sao Diêm Vương và Eris chỉ có thể được tính là hành tinh lùn.

    Các nhà thiên văn chỉ ra rằng để một thiên thể được xếp vào loại hành tinh, cần phải đáp ứng ba điều kiện:

    1. Phải có quỹ đạo quanh Mặt trời.

    2. Phải có lực hấp dẫn đủ mạnh để tạo thành một hình cầu - hoặc gần cầu.

    3. Các vùng lân cận quỹ đạo của hành tinh phải được dọn sạch trong quá trình hình thành.

    Đối với Pluto và Eris, chúng có thể thỏa mãn hai điều đầu tiên nhưng không thể thỏa mãn điều thứ ba. Do đó, theo quy định mới, sao Diêm Vương chỉ có thể bị giáng cấp xuống hành tinh lùn, và từ đó trở đi chỉ còn 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời.

    • Phát hiện: Clyde Tombaugh năm 1930.
    • Đặt tên theo: Thần địa ngục của La Mã, Hades.
    • Đường kính: 2.301 km.
    • Quỹ đạo: 248 năm Trái đất.
    • Ngày: 6.4 ngày Trái đất.

     
    Ngudonghc thích bài này.
  3. KingGin

    Bài viết:
    5
    Sao Thủy

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Nghịch lý sao Thủy cực nóng nhưng vẫn có băng

    Trong số các hành tinh của Thái Dương hệ, sao Thủy "khét tiếng" nóng như lửa, vì nó là hành tinh ở gần mặt trời nhất. Các nhà khoa học Trái đất gần 10 năm trước đã biết sao Thủy có băng tại hai cực, nhờ vào kết quả quan sát vào năm 2011 của tàu du hành MESSENGER do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) triển khai.

    Thế nhưng, phải đợi đến lúc nghiên cứu mới của Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) được công bố, chúng ta mới hóa giải được bí ẩn đằng sau sự hình thành của băng trên bề mặt sao Thủy.

    [​IMG]

    Theo giả thuyết mới, ít nhất có một số diện tích băng hình thành nhờ vào nhiệt độ cực nóng của hành tinh. Nghe qua có vẻ kỳ lạ, nhưng đội ngũ của Viện Công nghệ Georgia khẳng định đây không phải là ý tưởng viễn vông, mà được quan sát hàng chục lần kể từ cuối thập niên 1960.

    Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình để khám phá cơ chế hình thành băng ở cực sao Thủy, dựa trên các khoáng chất có trong đất của hành tinh và quy trình tạm gọi là giải hấp tái tổ hợp (RD). Trong đó, giải hấp là hiện tượng một chất được giải phóng từ bề mặt. Khoáng chất trong đất chứa các chất oxit kim loại, và dưới sự tấn công dồn dập của những hạt điện tích proton từ gió mặt trời, một số "sản phẩm" khác xuất hiện, trong đó có nước.

    Trong môi trường yếm khí và dưới tác động của nhiệt độ cực cao, các phân tử nước được giải phóng khỏi mặt đất, khuếch tán và trôi dạt khắp sao Thủy. Nếu rơi vào khu vực vĩnh viễn chìm trong bóng tối ở cực hành tinh, nước nhiều khả năng đông lại, trở thành băng và vĩnh viễn mắc kẹt tại nơi này.

    2. Những điều cần biết về sao Thủy

    10 điều cần biết về sao Thủy:


      • Nhỏ nhất: Sao Thuỷ là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta - chỉ lớn hơn Mặt Trăng một chút.

      • Hành tinh trong cùng: Nó là hành tinh gần Mặt Trời nhất ở khoảng cách khoảng 58 triệu km.

      • Ngày dài, đêm ngắn: Một ngày trên Sao Thuỷ dài bằng 59 ngày Trái Đất. Một chu kỳ ngày đêm trên Sao Thuỷ dài bằng 175, 97 ngày Trái Đất. Thủy Tinh quay một vòng quỹ đạo hoàn chỉnh quanh Mặt trời (một năm trên Thuỷ Tinh) chỉ trong 88 ngày Trái đất.

      • Bề mặt gồ ghề: Sao Thủy là một hành tinh đá hay còn gọi là hành tinh đất. Sao Thủy có bề mặt rắn, có miệng hố thiên thạch, giống như Mặt Trăng.

      • Không thể thở: Bầu khí quyển mỏng của Sao Thủy, còn gọi là ngoại quyển (exosphere), bao gồm chủ yếu là oxy (O2), natri (Na), hydro (H2), helium (He) và kali (K). Các nguyên tử bị thổi bay ra khỏi bề mặt Sao Thuỷ bởi gió Mặt Trời và các va chạm của thiên thạch cỡ micromet tạo ra ngoại quyển của Sao Thủy.

      • Không mặt trăng: Sao Thuỷ không có mặt trăng tự nhiên nào.

      • Không vành đai: Không có vành đai nào quanh Sao Thuỷ.

      • Không phải nơi để sống: Không có bằng chứng cho sự sống đã được tìm thấy trên Sao Thủy. Nhiệt độ ban ngày có thể đạt tới 430 độ C (800 độ F) và giảm xuống -180 độ C (-290 độ F) vào ban đêm. Chắc chắn đó là nơi sự sống (như chúng ta biết) có thể tồn tại trên hành tinh này. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây nhất, các hố thiên thạch ở vùng cực của Thủy Tinh, nơi không bao giờ được chiếu sáng bởi Mặt Trời, có thể có băng vĩnh cửu.

      • Mặt trời lớn: Đứng trên bề mặt Sao Thủy hành tinh gần nhất với Mặt Trời, ngôi sao của chúng ta sẽ xuất hiện lớn hơn gấp ba lần so với trên Trái đất.

      • Nhiệm vụ khám phá: Chỉ có hai nhiệm vụ đã đến thăm hành tinh đá này: Mariner 10 vào năm 1974-1975 và MESSENGER, đã bay qua Sao Thủy ba lần trước khi đi trở thành tàu vũ trụ đầu tiên vào quỹ đạo quanh Sao Thủy năm 2011. Trong tương lai gần, tàu không gian BepiColombo sẽ ghé Sao Thuỷ để tiếp tục giúp con người tìm hiểu hành tinh này.

    3. Nguồn gốc tên gọi của sao Thủy

    Sau thời kỳ cận đại, để tiếp nối truyền thống từ thời xa xưa, người phương Tây cũng đã đặt tên cho các thiên thể trên bầu trời theo tên của các vị thần.


    Với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày, chu kỳ giao hội trên quỹ đạo khi nhìn từ Trái Đất xấp xỉ 116 ngày, tốc độ này nhanh hơn hẳn những hành tinh còn lại và đã khiến người La Mã liên tưởng đến vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng-Mercurius. Tương ứng với thần thoại Hy Lạp, tên của vị thần này là Hermes.

    Thông tin thêm:

    – Hành tinh bị khóa thủy triều với Mặt Trời.

    – Tuy gần Mặt Trời nhất nhưng Sao Thủy không phải là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời vì hành tinh không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...