Những sự thật thú vị về động vật Các bạn có biết thế giới động vật luôn vô cùng kì lạ? Những khả năng hay tập tính vô cùng thú vị, hãy cùng nhau khám phá. Chuột sinh sản nhanh và nhiều một cách choáng ngợp. Chỉ trong vòng 18 tháng, một đôi chuột tạo ra hơn 1 triệu họ hàng, thật là một con số khủng khiếp. Cá voi xanh tạo ra âm thanh to nhất so với bất kì động vật nào. Mức âm thanh nó tạo ra là 188 decibel, có thể nghe thấy dù cách xa tới 800 km. Chúng thường dùng tiếng kêu để phục vụ cho việc giao tiếp. Đặc biệt âm thanh của loài cá voi lưng gù được so sánh với âm nhạc đấy. Sứa Bắc Cực khổng lồ có xúc tu dài hơn 36m. Tôi không dám tưởng tượng khoảnh khắc mà chúng bung ra và bao lấy bạn đâu. Sứa Bắc Cực khổng lồ (đây chúng chưa bung hết xúc tu của mình đâu nhé) Cào cào có cơ chân khỏe gấp 1000 lần trọng lượng cơ tương đương của con người. Chim ruồi rất nhanh nhẹn và có khả năng kiểm soát tốt đến mức chúng có thể bay lùi và cũng chỉ có chúng có thể làm được điều này. Loài muỗi tạo ra tiếng vo ve khó chịu bằng cách di chuyển nhanh đôi cánh của chúng khoảng 800 lần/s. Sừng tê giác làm từ lông thú không phải xương hay chất gì khác. Mặt dù bộ lông của Polar Bears có vẻ ngoài màu trắng và mịn nhưng trên thực tế da chúng là màu đen. Poler Bear (Gấu Bắc Cực) Không hổ danh là một nhân vật nổi tiếng của Looney Tunes, Quỷ Tasmania là động vật có thật chỉ tìm thấy trong tự nhiên ở Tasmania, Australia. Nó là loài thú túi ăn thị lớn nhất thế giới sau sự tuyệt chủng của loài chó sói Tasmania vào năm 1936. Quỷ Tasmania Mèo dùng râu kiểm tra khoảng trống có quá nhỏ để chúng chui lọt hay không. Ếch Gỗ loài vật sinh sống ở Bắc Mỹ đến Bắc Cực có tính ngủ đông. Tuy nhiên, thói quen ngủ đông này lại khác so với các loài khác, phải gọi là độc nhất vô nhị. Khi bắt đầu cảm nhận cái lạnh của mùa đông, chúng sẽ tìm nơi trú ẩn an toàn sau đó chuyển sang trạng thái ngủ đông bằng cách ngừng mọi chức năng sống từ nhịp đập của tim đến cả hoạt động não, giống việc tự làm đống băng toàn cơ thể, ngay cả suốt quá trình tinh thể băng mọc lên từ ếch. Khi trời ấm, chúng rã đông, mọi chức năng sống khôi phục và hoạt động bình thường. Tám tháng đóng băng nhưng không hề bị tổn thương sau khi sống lại. Các nhà khoa bọc đã chỉ ra, trong mô ếch gỗ có nồng độ cao chất bảo quản, gan có khả năng phân ly hợp chất glycogen thành glucose và bơm thẳng vào máu, giúp ổn định tế bào và chống mất nước. Ếch Gỗ Cá mập được gọi là một loài cá sụn vì xương chúng được làm từ sụn. Chúng là loài đẻ trứng lớn nhất thế giới nhưng hầu hết các loài trứng được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ cho tới khi nở. Ở một số loài còn lại trứng thường được kết lại thành một chùm và được gắn chặt vào một chỗ vững chãi và kín đáo. Một số loài cá mập rất chung thủy với bạn tình, suốt đời chỉ có một bạn tình. Nếu một con trong cặp đó chết thì con kia sẽ không kết đôi với bất kỳ một con cá mập nào khác hoặc sẽ sinh sản vô tính để tiếp tục nhiệm vụ duy trì nòi giống. Sự sinh sản vô tính ở cá mập làm giảm sự đa dạng gien, điều giúp chúng chống lại các mối đe dọa từ các loài khác. Điều này có thể đã góp phần vào sự suy giảm số lượng, dẫn đến sự tuyệt chủng của cá mập. Một số thói quen ngủ vô cùng thú vị của một số loài động vật: Ngựa, bò, hươu cao cổ ngủ trong khi đứng, điều này giúp chúng có thể nâng cao khả năng chạy trốn khi gặp nguy hiểm. Chúng cũng thường ngủ thành đàn hơn là ngủ một mình. Rái cá biển sống chủ yếu dọc bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Chúng sẽ "tay trong tay" khi ngủ. Thói quen ngủ này hình thành do chúng luôn ngủ trên mặt nước, nếu chúng không nắm tay nhau khi ngủ thì việc thức giấc ở một nơi xa lạ là điều dương nhiên, cảm giác đó chẳng vui chút nào. Cũng có trường hợp chúng sẽ ngủ một mình. Trong trường hợp đó chúng sẽ dùng rong biển quấn quanh cơ thể kẻo bị trôi. Cá heo chỉ ngủ với nửa bán cầu não và nhắm một bên mắt đối diện, cụ thể bán cầu não trái ngủ thì mắt bên phải sẽ nhắm mắt. Đây gọi là "giấc ngủ nửa bán cầu não sống chậm". Khi ngủ như thế chúng sẽ luôn phát hiện được nguy hiểm. Chúng là loài động vật có vú, không có mang nên phải ngoi lên mặt nước để thở (lỗ ở sau gáy), nếu ngủ trong vô thức chúng sẽ chết đuối."Giấc ngủ nửa bán cầu não sống chậm giúp chúng luôn duy trì hoạt động sinh lí như cử động các cơ tạo nhiệt độ ổn định trong nước biển lạnh. Rái Cá khi ngủ Giao phối ở động vật cũng khá nguy hiểm. Loài đầu tiên trong danh sách chính là Bọ ngựa cái ăn đầu bạn tình của mình trong khi giao phối. Bọ ngựa đực bị nhai mất đầu nhưng cơ thể vẫn có thể tiếp tục giao phối vì hạch thần kinh vùng bụng có thể thêm vài giờ, đập lập điều khiển quá trình giao phối. Chúng cũng có thể thoát khỏi số bị nhai đầu bằng cách chạy thật nhanh khi giao phối xong (sao giống kiểu quất ngựa truy phong ấy nhỉ) Kế tiếp là loài nhện lưng đỏ Australia. Không may mắn như bọ ngựa, nếu đã giao phối với nhện cái thì đồng nghĩa là chấp nhận cái chết, làm chất dinh dưỡng cho phôi phát triển. Nhện lưng đỏ Australia Bọ cạp ngoài ăn thịt bạn tình, chúng cũng ăn luôn tình địch của bò cạp đực. Mình xin phép dừng ở đây, tất nhiên là còn rất nhiều điều thú vị khác đang chờ khám phá. Cảm ơn các bạn đã đón đọc
Cám ơn các thông tin của bài viết. Một lượng kiến thức không hề nhỏ, cảm ơn tác giả đã rất tâm huyết nhé!