Khái quát kiến thức cơ bản nhất - Ngữ văn lớp 9: Chuyện người con gái Nam Xương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hà Thu Nguyễn, 3 Tháng ba 2021.

  1. Hà Thu Nguyễn

    Bài viết:
    49
    Tổng hợp kiến thức cơ bản nhất Ngữ văn lớp 9

    CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

    Trích "Truyền kỳ mạn lục" – Nguyễn Dữ).

    A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    I. Tác giả:

    - Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương. Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ Triều đình nhà 3 lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.

    - Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa.

    II. Tác phẩm:

    1. Xuất xứ: "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ "Truyền kỳ mạn lục". Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam "Vợ chàng Trương".

    2. Thể loại: Truyện truyền kỳ mạn lục (là thể văn viết bằng chữ Hán, có nguồn gốc từ Trung Quốc, ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ mang đậm yếu tố hoang đường, kì ảo, qua đó phản ánh giá tri nhân đạo và thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về một xx hội tốt đẹp).

    3. Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, "Chuyện người con gái Nam Xương" thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

    4. Tóm tắt:

    Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh, một người ít học, tính hay đa nghi.

    Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu. Nàng ở nhà, một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khi bà mất. Đêm đêm, nàng thường đùa với con, chỉ bóng mình in trên vách mà bảo rằng đấy là cha Đản.

    Trương Sinh trở về, nghe lời con, nghi vợ hư thân. Vũ Nương thanh minh hết cách nhưng Trương Sinh vân không tin, đánh đuổi đi. Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tấm lòng trong sạch của Vũ Nương được thần linh chứng giám. Nàng được thần Rùa Linh Phi cứu, sống sug sướng ở các thủy cung. Tuy vậy nàng vẫn không nguôi nỗi nhớ chồng con.

    Sau đó, một đêm, Trương Sinh thấy đứa con chỉ cái bóng trên vách và nói: Cha Đản lại đến kia kìa. Trương sinh hiểu rasự thật vợ bị oan, đau đớn, ân hận nhưng đã quá muộn. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương gặp Phan Lang, người cùng làng. Phan Lang được Linh Phi cứu. Khi Lang trở về trần gian, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng.

    Trương Sinh nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất.

    5. Đặc sắc nghệ thuật

    - Nghệ thuật dựng truyện. Dẫn dắt tình huống truyện hợp lý. Chi tiết chiếc bóng là đầu mối câu chuyện lại chỉ xuất hiện một lần duy nhất ở cuối truyện, tạo sự bất ngờ, bàng hoàng cho người đọc và tăng tính bi kịch cho câu chuyện.

    - Có nhiều sự sáng tạo so với cốt truyện cổ tích "Vợ chàng Trương" bằng cách sắp xếp thêm bớt chi tiết một cách độc đáo.

    - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc họa đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.

    - Ngôn ngữ: Truyện viết bằng chữ Hán, câu chữ công phu, cầu kì, sử dụng

    - Sử dụng yếu tố truyền kỳ (kỳ ảo) làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kỳ ảo, hoang đường làm câu chuyện vừa thực vừa mơ, vừa có hậu vừa không có hậu, làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của Vũ Nương.

    - Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm (trữ tình) làm nên một áng văn xuôi tự sự còn sống mãi với thời gian.

    6. Giá trị nội dung (Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc)

    * Giá trị hiện thực:

    - Truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh).

    - Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận phụ nữ: Chịu nhiều oan khuất và bế tắc.

    - Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc.

    * Giá trị nhân đạo:

    - Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được bênh vực, trở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý; chỉ vì lời nói thơ ngây của đứa trẻ và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng hay ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.

    - Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương

    * * * NẾU THẤY HAY, CÁC BẠN HÃY CHO like ĐỂ ỦNG HỘ MÌNH NHÉ! ****

    * * * CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT! ----------------

    VĂN NGHỊ LUẬN 200 chữ

    Suy nghĩ về vai trò của lòng yêu nc

    Văn mẫu - Văn hay – Văn cảm nhận về tác phẩm văn học

    Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ 3 của bài thơ Nhớ rừng, của Thế lữ, trong đó có sử dụng 1 câu nghi vấn, 1 câu cảm thán.

    Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 8, học kì 2, phần Văn bản

    1. Bảng tổng hợp

    Stt

    Tên văn bản

    Tác giả

    Thể loại

    Giá trị nội dung

    Giá trị nghệ thuật

    1

    Nhớ rừng

    (Thơ mới)

    Thế Lữ (1907-1989)

    Thơ tám chữ

    Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

    Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.

    2

    Quê hươg

    (Thơ mới)

    Tế Hanh

    (sinh 1921)

    Thơ tám chữ

    Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.

    Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm - hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ)

    3

    Khi con tu hú

    (Thơ

    Cách mạng)

    Tố Hữu (1920-2002)

    Thơ lục bát

    Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.

    Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.

    4

    Tức cảch

    Pác Bó

    (Thơ

    Cách mạng)

    Hồ Chí Minh

    (1890-1969)

    Đường luật thất ngôn tứ tuyệt

    Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

    Giọng thơ hóm hỉnh, tươi vui, (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh) ; vừa cổ điển vừa hiện đại.

    5

    Ngắm trăng (Vọng Nguyệt; trích Nhật kí trong tù)

    Hồ Chí Minh

    Thất ngôn tứ tuyệt

    (chữ Hán)

    Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.

    Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ và đối lập.

    6

    Đi đường (Tẩu Lộ; trích Nhật kí trong tù)

    Hồ Chí Minh

    Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán (dịch lục bát)

    Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

    Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.

    7

    Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

    (1010)

    Lí Công Uẩn

    (Lí Thái Tổ)

    (974-1028)

    Chiếu

    - Chữ Hán

    Nghị luận trung đại

    Phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

    Kết câu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hòa tình - lí: Trên vâng mệnh trời - dưới theo ý dân

    8

    Hịch tướng sĩ

    (Dụ chư tì tướng hịch văn)

    (1285)

    Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

    (1231-1300)

    Hịch

    Chữ Hán

    Nghị luận trung đại

    Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược (thế lỉ XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó, tác giả phê phán khuyết điểm của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị sát thát. Bừng bừng hào khí Đông A.

    Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng.

    9

    Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) (1428)

    Ức Trai Nguyễn trãi

    (1380-1442

    Cáo

    Chữ Hán Nghị luận trung đại

    Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

    Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là Thiên cổ hùng văn.

    10

    Bàn luận về phép học (Luận học pháp)

    (1791)

    La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

    (1723-1804)

    Tấu

    Chữ Hán

    Nghị luận trung đại

    Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: Học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành)

    Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng; sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.

    11

    Thuế máu (trích chương I, Bản án chế độ thực dân pháp)

    (1925)

    Nguyễn Ái Quốc

    Phóng sự chính luận

    Tiếng Pháp

    Nghị luận hiện đại

    Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc (1914-1918)

    Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại; mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng điệu giễu nhại.

    II. Một số bài tập mở rộng

    1/Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo - Tấu

    - Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.

    - Khác về mục đích: Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.

    + Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.

    + Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

    + Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.

    - Khác về đối tượng sử dụng:

    + Vua, chúa, bề trên dùng: Chiếu, hịch, cáo.

    + Quan lại, thần dân: Dùng tấu, sớ, biểu.

    2/ So sánh ba văn bản nghị luận trung đại:

    - Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng

    - Khác: Ở "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh.

    + Ở "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược.

    + Ở "Nước Đại Việt ta" (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hóa vẻ vang của dân tộc.
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...