Khái niệm, tính tất yếu khách quan của việc phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở VN

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi congchuangutrongnha, 21 Tháng mười 2021.

  1. congchuangutrongnha

    Bài viết:
    76


    Khái niệm và tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

    11.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    - Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại. Mỗi quốc gia có những mô hình kinh tế thị trường khác nhau. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu nền kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam. Như vậy, có thể hiểu: Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

    - Phân tích nội dung khái niệm:

    + Định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thực chất là hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội mới (dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh).

    + Để đạt được hệ giá trị cốt lõi, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cần có vai trò điều tiết của nhà nước, nhưng đối với Việt Nam, nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    + Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải bao hàm đầy đủ các đặc trưng chung vốn có của kinh tế thị trường nói chung vừa có những đặc trưng riêng của Việt Nam.

    11.2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Tính tất yếu đó xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

    - Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan.

    + Sự phát triển kinh tế hàng hóa theo các quy luật tất yếu đạt tới trình độ kinh tế thị trường, đó là tính quy luật. Ở Việt Nam, các điều kiện cho hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa luôn tồn tại. Do đó, sự hình thành kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu khách quan.

    + Thực tiễn lịch sử cho thấy, mặc dù kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh ở các nước tư bản phát triển, nhưng những mâu thuẫn vốn có của nó không thể nào khắc phục được trong lòng xã hội tư bản. Nền kinh tế thị trường TBCN đang có xu hướng tự phủ định, tự tiến hóa..

    + Nhân loại muốn tiếp tục phát triển không chỉ dừng lại ở kinh tế thị trường TBCN. Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của đất nước.

    - Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển

    + Kinh tế thị trường là phương thức phân bố nguồn lực hiệu quả; là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng và luôn phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật-công nghệ, nâng cao NSLĐ, chất lượng sản phẩm và giá thành hạ.

    + Sự phát triển của kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn với mục tiêu của CNXH; là lựa chọn cách làm, bước đi đúng quy luật kinh tế khách quan, là phương tiện cần thiết để đi đến mục tiêu CNXH nhanh và có hiệu quả.

    + Tuy nhiên, cần chú ý tới những thất bại và khuyết tật của thị trường để có sự can thiệp, điều tiết kịp thời của nhà nước pháp quyền XHCN.

    - Ba là, mô hình kinh tế thị trường phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

    + Phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam.

    + Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN về thực chất là quá trình phát triển "rút ngắn" của lịch sử, chứ không phải "đốt cháy" giai đoạn.

    + Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ phá vỡ tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế, đẩy mạnh phân công lao động, phát triển ngành nghề..

    + Khẳng định, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là bước đi quan trọng nhằm xã hội hóa nền sản xuất xã hội, là bước đi tất yếu của sự phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là bước quá độ để đi lên CNXH.
     
    Trà Lam thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...