KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THƯƠNG NHÂN 1. Khái niệm thương nhân - Có 2 cách định nghĩa chủ yếu được sử dụng để định nghĩa thương nhân: + định nghĩa theo bản chất thương mại: Pháp, Bỉ, Tunisla, Iran.. + định nghĩa theo hình thức quản lý: Cộng hòa Czech, Việt Nam.. - Bộ luật thương mại Pháp định nghĩa: "Thương nhân là những người thực hiện các hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình" - Để trở thành thương nhân phải có 2 điều kiện cần và đủ :(1) thực hiện hành vi thương mại, (2) coi đó là nghề nghiệp thường xuyên. Ngoài ra trong quá trình thi hành BLTM các thẩm phán và các học giả pháp lý đều thừa nhận thêm 2 điều kiện nữa: Thực hiện hành vi mang danh nghĩa của chính mình và vì lợi ích của mình, có năng lực hành vi thương mại. - Điều 6 khoản 1 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam định nghĩa: "Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh" 2. Đặc điểm của thương nhân Theo khoản 1 điều 6 Luật Thương mại, đặc điểm chung (5 đặc điểm) của thương nhân - Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại: Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình: Thực hiện hành vi thương mại một cách tự thân, nhân danh mình, không bị chi phối bởi ý chí chủ thể khác, vì lợi ích của bản thân và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi thương mại đó - Thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính chất nghề nghiệp thường xuyên. + Chủ thể thực hiện hành vi thương mại một cách thực tế, lặp đi, lặp lại, kế tiếp, liên tục, mang tính nghề nghiệp. Các chủ thể thực hiện hành vi thương mại một cách riêng lẻ sẽ không có tư cách thương nhân + Hoạt động thương mại mang tính chất nghề nghiệp của thương nhân phải được hiểu là những hoạt động thường xuyên, liên tục được thương nhân thực hiện nhằm thu tạo ra thu nhập chính cho thương nhân - Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại + Năng lực hành vi thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng những hành vi pháp lý của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý thương mại + Khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, tổ chức không có tư cách pháp nhân, người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp - Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh + Về mặt pháp lý: Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự ra đời của thương nhân. Tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp + Về mặt thông tin: Cung cấp những thông tin chủ yếu của thương nhân vào sổ đăng ký kinh doanh như: Tên thương mại, trụ sở, mục tiêu, ngành nghề kinh doanh.. tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp 3. Các tiêu chí phân loại thương nhân A. Thương nhân thể nhân - Thương nhân theo luật và thương nhân thực tế Mặc dù không đăng ký vào sổ thương mại, nhưng khi tranh chấp xảy ra, vỡ nợ hay phá sản thì pháp luật vẫn xem xét tới tính chất thương mại thực sự liên quan đến thương nhân thực tế để giải quyết - Thương nhân có cơ sở thương mại và thương nhân không có cơ sở thương mại Thương nhân không có cơ sở thương mại là một thực tế xuất hiện nhiều ở Việt Nam như: Những người bán hàng rong hay buôn bán nhỏ lẻ mà không có luật thương mại điều chỉnh - Thương nhân vợ chồng cùng hoạt động thương mại và thương nhân vợ chồng hoạt động thương mại riêng rẽ Thương nhân vợ chồng có nhiều điểm phức tạp do quan hệ nhân thân của họ mà không văn bản pháp luật nào quy định được đầy đủ. B. Thương nhân pháp nhân: Thường ở dưới dạng công ty - Trách nhiệm hữu hạn - Hợp vốn cổ phần - Công ty hợp danh - Hợp vốn đơn giản - Cổ phần: 1 cổ đông hoặc nhiều cổ đông C. Thương nhân tổ hợp tác, hộ gia đình - Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác từ 3 cá nhân trở lên, có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. - Hộ gia đình gồm nhiều thành viên trong một gia đình, có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ gia đình, nếu tài sản chung của hộ không đủ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản của riêng mình