Khái niệm, đặc điểm kinh doanh khách sạn nhà hàng? Yếu tố khách quan và chủ quan

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thuhienhlu, 14 Tháng chín 2021.

  1. thuhienhlu * ^^ *

    Bài viết:
    16
    Câu 1: Khái niệm: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh khách sạn bao gồm kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống: Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài hoạt động sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian họ lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn lớn và phục vụ nhu cầu tiêu dùng thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và lưu trú tại các nhà hàng, khách sạn cho khách hàng nhằm mục đích có lãi. Hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng có các đặc điểm là: Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng, chí phí cho công tác bảo dưỡng, bảo trì lớn: Đó chính là yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn, nó đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng có chất lượng cao. Khách sạn luôn mong muốn mang lại cho khách sự thoải mái nhất nên các trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn phải có chất lượng cao để đạt được mục tiêu của khách sạn. Nghĩa là, chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn sẽ tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn chính là nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao. Ngoài ra, đặc điểm này còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác: Chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao, chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn. Chi phí bão dưỡng cũng lớn tùy vào cơ sở vật chất của khách sạn. Sản phẩm của kinh doanh khách sạn: Là loại hình kinh doanh chủ yếu là dịch vụ nên sản phẩm của kinh doanh khách sạn là sản phẩm mang tính vô hình, phi vật chất. Những sản phẩm mà khách sạn kinh doanh là những sản phẩm dịch vụ mà nó xuất hiện cùng lúc với khi khách sàng sử dụng các dịch vụ đó. Sản phẩm của kinh doanh khách sạn là dịch vụ có đặc trưng tiêu dùng tại chỗ giá trị, và giá trị được thể hiện sau khi tiêu dùng, sản xuất và tiêu dùng đồng thời trong một thời gian. Sản phẩm của kinh doanh khách sạn không thể lưu kho và là loại hình xuất khẩu tại chỗ, không đổi trả, không đền bù vì thời gian sản xuất và thời gian tiêu của sản phẩm trùng nhau về cả thời gian lẫn không gian. Có nghĩa là sản phẩm của ngày hôm nay không thể bán cho ngày hôm sau, một khách sạn có 100 phòng, công suất ngày hôm nay là 60 phòng thì hôm sau không thể bán 140 phòng được Thời gian phục vụ: Do các sản phẩm chủ yếu ở đây là dịch vụ nên thường mang tính chất phục vụ, khả năng chuyên môn hóa cao và nhân viên trong khách sạn phục vụ hầu hết các mặt, đảm nhiệm mọi hoạt động trong khách sạn, nên thời gian lao động của nhân viên phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày. Do vậy khách sạn luôn cần lương lao động trực tiếp cao để đảm bảo sự luôn sãn sàng phục vụ khách hàng. Đối tượng phục vụ: Có 3 nguồn khách sử dụng các dịch vụ trong khách sạn. Đó là: - Khách du lịch: Bao gồm khách du lịch quốc tế: Là những người nước ngoài, đi du lịch đến một quốc gia khác ngoài phạm vi cư trú. Khách du lịch trong nước: Là tất cả những người đang đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia (bao gồm khách du lịch nội địa và khách quốc tế đi vào) Đối tượng khách du lịch này thường sử dụng hầu như tất cả các dịch vụ tại khách sạn như lưu trú, ăn uống, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.. - Khách vãng lai: Là loại khách chỉ dừng chân tạm thời trong ngày, trong chuyến hành trình của họ và sử dụng chủ yếu là dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác, còn dịch vụ lưu trú rất ít hoặc không sử dụng. - Khách địa phương: Là những người sinh sống tại địa bàn nơi khách sạn xây dựng, họ là đối tượng khách có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của khách sạn, chủ yếu là dịch vụ ăn uống, spa, vui chơi giải trí. Vị trí xây dựng khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên tại các điểm du lịch: Tài nguyên du lịch chính là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Như vậy, nơi nào có tài nguyên du lịch thì nơi đó sẽ có khách du lịch trong khi đối tượng khách hàng quan trọng nhất của khách sạn là khách du lịch. Do đó, kinh doanh khách sạn sẽ thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch vì khách du lịch với mục đích sử dụng tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên không có. Và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của khách sạn tại điểm du lịch đó. Đồng thời, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch quyết định đến thứ hạng của khách sạn. Và khi các điều kiện khách quan tác động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi đòi hỏi có sự điều chỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cho phù hợp. Vì vậy, kinh doanh khách sạn muốn có khách để mà phục vụ thì phải gắn liền với tài nguyên du lịch. Do vậy ở những khu du lịch, nhất là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa thì kinh doanh khách sạn càng phát triển. Sự phối hợp đồng bộ trong quá trình phục vụ: Con người đối với hoạt động kinh doanh khách sạn là vô cùng quan trọng, vì đây là môi trường trao đổi mua bán trực tiếp và tại chỗ, sản phẩm tiêu dùng và sản xuất tại chỗ, từng khâu từ tiếp đón và phục vụ gián tiếp đến trực tiếp đều phải kết hợp với nhau chặt chẽ để có được sự phục vụ tốt nhất đến khách hàng. Hơn nữa, sản phẩm kinh doanh là dịch vụ, nên chất lượng phục vụ tốt thì mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Từ bộ phận lễ tân, bộ phận buồng, bộ phận ăn uống, kinh doanh, bảo dưỡng, bảo vệ, kế toán, nhân sự, quản trị điều hành đều phải có sự liên hệ với nhau. Kỹ năng nghề nghiệp: Chất lượng phục vụ và sự chuyên nghiệp của khách sạn được thể hiện qua sự chuyên nghiệp trong chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên cũng như cách ứng xử, trình độ văn hóa. Và yêu cầu của lao động trong kinh doanh khách sạn phải phù hợp với cơ câu tô chức và kinh doanh, nhân viên phải đáp ứng được đòi hỏi của từng bộ phận, nghiệp vụ, có trình độ và nghiệp vụ nhất định (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp.), để luôn đảm bảo cho chất lượng sản phẩm tốt, đội ngũ lao động trong kinh doanh khách sạn phải có khả năng cung cấp thông tin, có chất lượng trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

    Câu 2: Kinh doanh khách sạn để đạt được hiệu suất cao cần có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, chủ quan và khách quan, có như vậy hoạt động kinh doanh mới đạt hiệu suất cao được. Trong những yếu tố đó, những yếu tố đóng góp vai trò quan trọng như: Yếu tố chính trị: Có thể nói chính trị là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn. Hoạt động kinh doanh của khách sạn gắn liền với sinh hoạt của con người về ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ngoài nơi cư trú thường xuyên. Vì vậy việc đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách và hoạt động kinh doanh của khách sạn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Yêu cầu này chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện của nền chính trị của một quốc gia ổn định và phát triển lành mạnh. Chính trị là một tập phức hợp các yếu tố có thể cho thấy các cơ hội cũng như đe dọa thách thức đối với các tổ chức doanh nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người dân cũng như du khách điều này mang lại cơ hội kinh doanh lâu dài, mang lại hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư cũng như sự đảm bảo an toàn đối với khách hàng. Các chính sách thể hiện thái độ của Chính phủ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các chính sách về thuế, chính sách về kinh tế, chính sách về lao động việc làm thu nhập các chiến lược phát triển do Nhà nước đưa ra để định hướng phát triển cho ngành dịch vụ du lịch trong đó có kinh doanh khách sạn. Yếu tố kinh tế: Ngày này cùng với xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa, các hình thức liên kết cả về chiều dọc hay chiều ngang được phổ biến ở mọi lĩnh vực và trong cả hoạt động kinh doanh của các khách sạn. Các doanh nghiệp khách sạn nằm trong quy luật vận động của ngành du lịch nên cũng chịu ảnh hưởng của nhiều ngành kinh tế khác. Đó là mối liên hệ với ngành tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải.. Các ngành kinh tế có tác động qua lại thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong đó có kinh doanh khách sạn. Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người.. Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu đi lại (du lịch, công tác.) và người ta sẵn sàng chi trả cho những dịch vụ đi lại ấy nhất là qua đêm trong du lịch sẽ thúc đẩy tăng nhu cầu hoặc ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến của ngành khách sạn. Cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật công nghệ nó tạo điều kiện cho ngành khách sạn phát triển. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia.. ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán.. ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách sạn. Yếu tố văn hóa: Đối tượng phục vụ chủ yếu của kinh doanh khách sạn là khách du lịch, khách đi xa và ngủ lại qua đêm, vì vậy ở những nơi có nền văn hóa của mỗi dân tộc mỗi quốc gia, địa phương là nhân tố tạo nên động cơ đi du lịch của người bản xứ khác và đặc biệt đối với người nước ngoài ngày nay với nhu cầu tri thức ngày càng tăng cao, các du khách quốc tế thường tìm đến những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc lâu đời để tìm hiểu về văn hóa bản địa những di sản văn hóa những công trình kiến trúc cổ những nghề thủ công truyền thống nền văn hóa dân gian của một vùng một đất nước. Trình độ văn hóa ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội.. ảnh hưởng đến thái độ phục vụ, trình độ của nhân viên khách sạn. Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội.. đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới kinh doanh khách sạn, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có thu nhập ổn đinh, trình độ văn hóa cao thì nó thúc đẩy nhu cầu đi lại, và lúc này người dân sẵn sàng chi trả cho du lịch, đồng thời tăng lượng khách của khách sạn và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao, thu nhập thấp, tâm lý xã hội không đổi mới sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định ảnh hưởng đến kinh doanh khách sạn. Các yếu tố tự nhiên như tài nguyên tư nhiên khí hậu, thời tiết, vị trí địa lí, các tài nguyên địa hình, nuớc, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.. Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nåm tạo lập ra sự hấp dẫn cho du khách, tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trinh thu hút du khách điều này có ý nghĩa rất lớn trong kinh doanh khách sạn vì lượng khách chủ yếu của khách sạn chính là khách du lịch. Những biến động của thời tiết, khí hậu trong năm gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch, cũng như lượng khách của khách sạn. Do đó tạo ra sự thay đổi theo mùa trong kinh doanh của khách sạn, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch ở vùng biển và vùng núi, gây ra những tác động tiêu cực hay tích cực đối với kinh doanh khách sạn. Tự nhiên còn là tiền đề thu hút để khách lựa chọn khi đi du lịch đồng thời cũng là yếu tố để doanh nghiệp lựa chọn khi xây dựng khách sạn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp cho việc sản xuất ra các sản phẩm du lịch. Việc phân loại tài nguyên và nghiên cứu tài nguyên du lịch giúp cho mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động kinh doanh phải biết cách khai thác tài nguyên có hiệu quả nhất đồng thời trên cơ sở đặc trưng của mỗi loại tài nguyên mà có biện pháp thích hợp để thu hút khách.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...