Khả năng phạm tội của 1 người thông qua hình thể, tính cách

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi ruanguiling, 7 Tháng năm 2021.

  1. ruanguiling

    Bài viết:
    13
    Từ xưa, người Việt Nam vẫn truyền miệng rằng phụ nữ gò má cao thì tướng sát phu khiến nhiều chị em có gò má cao lận đận tình duyên. Không ít những người nói rằng lấy phải phụ nữ có gò má cao dễ gặp phải tai ương, bấp bênh trong cuộc sống. Dù ngày nay, thời thế đã thay đổi nhưng quan niệm này vẫn như một "án treo lơ lửng" khiến nhiều phụ nữ có lưỡng quyền cao khó lấy chồng. Các bạn có thắc mắc tại sao họ lại đưa ra kết luận nhanh chóng về một con người như vậy không?

    Tồn tại một số học thuyết nghiên cứu khả năng phạm tội của một người thông qua hình thể, tính cách họ. Dưới đây là một số nghiên cứu về tội phạm học như sau:

    - Thuyết sinh học quyết định của Cesare Lombroso

    Trên cơ sở nghiên cứu xương và chân dung qua hình ảnh của những người phạm tội bị hành hình, bị chết trong tù, những tù nhân đang sống trong các nhà tù ở Italia cùng sự so sánh với những người dân thường ngoài xã hội, Cesare Lombroso đi đến kết luận có thể dựa vào hộp sọ, diện mạo khuôn mặt và hình dáng con nguời để đoán được một người có phải phạm tội bẩm sinh hay không. Theo nghiên cứu này, ông chỉ ra rằng ai mang năm đặc điểm dưới đây sẽ là người phạm tội bẩm sinh:

    + miệng rộng và hàm răng khoẻ-những đặc điểm của loài ăn thịt sống, trán dốc, ngắn

    + xương gò má nhô cao, mũi tẹt

    + tai dáng vểnh

    + mũi diều hâu, môi to dày, mắt gian giảo, lông mày rậm

    + không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài

    Những phát hiện của Cesare Lombroso trong tội phạm học có nhiều điểm cho đến nay vẫn gây tranh luận và một số quan điểm bị các nhà tội phạm học phê phán. Ngày nay, nhà tội phạm đã chứng minh có nhiều trường hợp, cá nhân tuy không có năm đặc điểm mô tả trên nhưng vẫn là người phạm tội nguy hiểm. Kết lụan của ông chỉ giải thích được một phần nguyên nhân của tội phạm nhưng không giải đáp được đầy đủ nguyên nhân của tội phạm

    - Thuyết thể chất

    Ermest Kretschmer là một nhà tâm lý học lỗi lạc vào thế kỉ XIX. Ông là học giả với nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng tác phẩm làm nên tên tuổi của ông trong lĩnh vực tội phạm học là "thể chất và tính cách". Trên cơ sở nghiên cứu, Ermest Kretschmer rút ra nhận định là trong xã hội có ba loại người cơ bản. Đó là:

    + người suy nhược bao gồm: Gầy gò, thể chất yếu ớt, vai hẹp

    + người lực lượng bao gồm: Từ trung bình đến cao, khoẻ mạnh, cơ bắp, xương thô

    + người béo bao gồm: Cao trung bình, hình dáng mũm mĩm, cổ to, mặt rộng

    Sau đó, ong liên kể những kiểu người đó với những rối loạn tinh thần khác nhau. Người béo với tình trạng vui buồn thất thường, dễ chán nản, người suy nhược và người lực lưỡng với tinh thần phân lập. Ông cho rằng người lực lưỡng có khuynh hướng phạm tội nhiều hơn những người khác.

    Tiến sĩ William Sheldon là nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Ông đã nghiên cứu về các loại hình thể người, mói liên hệ giữa các loại cơ thể với các tính cách đặc trưng và các loại khí chất. Ông đã chia con người thành ba kiểu:

    + Endomorph: Tròn, béo, mềm

    + Mesomorph: Lực lưỡng, cơ bắp

    + Ectomorph: Mỏng manh, yếu ớt, gầy gò

    Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, ông đã cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa các hành vi cá nhân với các kiểu cơ thể. Ông cho rằng kiểu cơ thể lực lưỡng, cơ bắp đi gần với hành vi phạm tội nhất bởi vì người có kiểu cơ thể này có tính cách rất dễ bị kích động, dễ dàng nổi nóng, dễ rơi vào trạng thái tinh thần căng thẳng, khó kiểm soát. Từ đó, ông đi đến kết luận trong ba kiểu người nói trên thì người có kiểu cơ thể cơ bắp, lực lưỡng có khuynh hướng phạm tội cao hơn những người khác.

    Những lý thuyết của trường phái kiểu cơ thể đã góp phần giải thích nguyên nhân phạm tội. Tuy nhiên, lý thuyết của trường phái cơ thể bị môt số nhà tội phạm học phê bình bởi mẫu nghiên cứu hạn hẹp, chỉ dựa trên ba kiểu cơ thể, vì vậy mà độ chính xác của nó chỉ mang tính tương đối.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...