Kefir là gì? Công dụng, cách nuôi dưỡng Kefir thế nào?

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi Chin Ú, 1 Tháng bảy 2021.

  1. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    1. Kefir là gì?

    [​IMG]

    Nấm sữa Kefir hay còn gọi là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên (còn có các tên gọi khác như nấm men kefir, hạt kefir, nấm sữa).

    Loại thực phẩm này lên men nhờ vi khuẩn lactic, có nhiều vi khuẩn và lợi khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Nấm sữa Kefir này là một sinh vật sống ăn sữa tươi và sản xuất men. Nó rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và phục hồi các chức năng yếu. Kefir màu trắng sữa có hình dạng như bông súp lơ, mềm, trong suốt và thơm.

    2. Sự khác nhau giữa sữa Kefir và sữa chua thông thường?

    Với hương vị tươi ngon và vị chua của các sản phẩm sữa lên men cung cấp vi khuẩn có lợi cho người dùng, giữa sữa Kefir và sữa chua có một số khác biệt. Kefir chứa: Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter và Streptococcus, đây là những vi khuẩn có lợi cho con người không có trong sữa chua.

    Ngoài ra, Kefir còn chứa nhiều enzym hữu ích như Saccharomyces Kefir và Torula Kefir. Hai enzym này thâm nhập vào màng niêm mạc dạ dày, là nơi vi khuẩn có hại trú ngụ, tạo thành nhóm SWAT để loại bỏ vi khuẩn và cải thiện đường ruột.

    Men và vi khuẩn có lợi trong Kefir có giá trị dinh dưỡng cao, kích thước hạt sữa của Kefir cũng nhỏ hơn sữa chua, đó là lý do tại sao loại nấm tuyết Tây Tạng này có nhiều lợi ích về tiêu hóa. Hơn hết, nó rất bổ dưỡng và thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già, người thường xuyên mệt mỏi, khó tiêu.

    3. Công dụng của nấm sữa Kèir là gì?

    Lí do nấm sữa được sử dụng rộng rãi là vì nó có rất nhiều lợi ích với cơ thể như:

    - Hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch như xơ cứng động mạch, giảm tuần hoàn máu, thiếu máu, cao huyết áp.

    - Hỗ trợ tốt cho những người mắc các bệnh về đường hô hấp, phổi, hen suyễn.

    - Giúp làm tan sỏi trong mật và sỏi thận, cải thiện đường tiết niệu, tăng cường hệ miễn dịch gan/mật.

    - Nó ngăn chặn sự hình thành chất béo trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng.

    - Ức chế sự lão hóa của tế bào, giúp kéo dài tuổi thọ và mang lại vẻ đẹp thanh xuân.

    - Cải thiện các triệu chứng mất ngủ, rối loạn thần kinh, tâm trạng buồn phiền.

    - Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vì nó có thể cân bằng lượng lactose trong máu.

    - Trị rụng tóc và giúp tóc mọc nhiều hơn, đen hơn do có khả năng tái tạo tế bào tóc.

    - Hỗ trợ điều trị một số loại ung thư nội tạng như gan, thận, túi mật, ruột, dạ dày, phổi..

    - Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

    - Tăng cường hệ miễn dịch cho đường ruột nhờ Kefir có chứa 2 loại men Saccharomyces Kefir và Torula Kefir có trong có khả năng xâm nhập màng niêm mạc để tạo thành nhóm SWAT, giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong đường ruột.

    3. Nuôi nấm sữa Kefir thế nào?

    [​IMG]

    - Dùng lọ thủy tinh thật sạch (đã trụng qua nước sôi để thanh trùng sau đó để ráo nước)

    - Nuôi men Kefir bằng sữa tươi thanh trùng (không đường) đung nóng 70 độ C (vừa thấy có làn khói bay lên từ sữa là tắt lửa luôn, tuyệt đối không để đến lúc sữa sôi tăm)

    - Cho nấm sữa vào lọ sau đó đổ sữa tươi vào

    - Tỷ lệ 1 thìa cafe nấm Kefir (5 gram) ngâm được từ nửa lít đến 2 lít sữa tươi

    - Dùng một miếng vài mùng (khăn sữa em bé) che phủ miệng lọ để tránh bụi bẩn (không dùng nắp đóng vì nấm còn cần oxi để thở)

    - Để yên ở nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng.

    - Trong vòng 10h (sữa sẽ có vị chua nhẹ, thanh, thơm mùi sữa, sánh lỏng giống sữa chua uống). Để sữa quá 30h sẽ dễ dẫn đến hiện tượng mốc đen (tùy nhiệt độ phòng và lượng sữa ít hay nhiều mà ngâm men sữa từ 15h đến 24h.

    - Sau khi ra thành phẩm chỉ cần dùng một cái rây lọc lấy lại con men (tuyệt đối không dùng thìa để ép) dùng cho các mẻ sữa sau.

    4. Sử dụng Kefir có lưu ý gì không?

    [​IMG]

    - Kefir thường được làm từ sữa bò, nhưng cũng có thể làm từ sữa dê, cừu, trâu hoặc thậm chí là sữa đậu nành

    - Trung bình chỉ nên sử dụng 200-400 ml Kefir mỗi ngày nếu hơn nửa lít sữa Kefir/ngày và ăn liên tục có thể khiến một số người, đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày, nhạy cảm với các chất chua và dễ bị béo phì.

    - Bản thân sữa nấm không làm bạn béo mà chỉ tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật xâm nhập, ăn ngon, ngủ tốt.

    - Không sử dụng các dụng cụ bằng kim loại để nuôi nấm, chỉ nên sửa dụng dụng cụ bằng nhựa hoặc thủy tinh

    - Nấm phải được nuôi bằng sữa tươi liên tục theo qui trình nếu không nó sẽ chết vi sinh và bị biếu tính

    Nguồn ảnh: Internet
     
    Pim Pim, Tiên Nhi, Thùy Minh3 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...