Kể một câu chuyện về lòng khiêm tốn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Wall-E, 16 Tháng sáu 2019.

  1. Wall-E

    Bài viết:
    595
    Những câu chuyện khiêm tốn hay

    Một học giả sau khi đi chu du nhiều năm cho rằng mình đã học được tất cả kiến thức trên đời, ông lên đường trở về quê hương.

    Về đến đầu làng, trông thấy 1 người nông dân đang nhặt củi dưới chân núi, lão ta nghĩ ngay tới việc khoe khoang vốn kiến thức của mình.

    Lão ta đi đến gần, vỗ vai người nông dân và nói:

    - Chào bác nông dân khốn khổ, ta là người đã nhiều năm đi chu du thiên hạ và đã học được tất cả các kiến thức trên đời. Hôm nay ta về thăm lại quê hương xem nơi này có gì đổi mới.

    - Ra vậy!

    Người nông dân chỉ đáp 1 câu rồi lại tiếp tục công việc.

    Lão học giả lại nói:

    - Hay thế này đi, nếu bác hỏi tôi 1 câu nếu tôi không trả lời được tôi mất bác 10 đồng, tôi cũng hỏi bác 1 câu, nếu không trả lời được bác mất tôi 1 đồng.

    Khi đó người nông dân mới ngẩng đầu lên, suy nghĩ 1 lát rồi bác ta trả lời:

    - Vậy cũng được.

    - Bác hãy ra câu hỏi trước đi.

    Lão học giả nói.

    Bác nông dân chỉ tay lên dãy núi và ra câu hỏi:

    - Con gì khi lên núi thì bằng 4 chân nhưng khi xuống núi chỉ bằng 2 chân?

    Lão học giả suy nghĩ hồi lâu mà không trả lời được đành phải móc ra 10 đồng trong túi đưa cho bác nông dân.

    - Vậy đó là con gì vây?

    Lão hỏi.

    Bác nông dân cầm lấy 9 đồng tiền, trả lại cho lão học giả 1 đồng tiền và nói:

    - Rất tiếc, tôi cũng không biết.

    Lão học giả lúc này đã hiểu ra mọi điều, lão xấu hổ cầm lấy đồng tiền, chào tạm biệt người nông dân, rồi quay đầu lại đi một mạch ra khỏi làng.

    Sau này nhờ biết khiêm tốn và chịu khó học hỏi, vị học giả đó đã trở thành 1 giáo sư nổi tiếng.

    Nhưng trong lòng ông vẫn nhớ mãi bài học của người nông dân nơi quê hương mình.

    Bài học rút ra:

    Kiến thức trên đời này không ai có thể biết được hết tất cả.

    Chúng ta vẫn còn rất nhỏ bé và có những thứ chúng ta không thể biết và cũng không thể trả lời được. Hãy khiêm tốn.

    Khiêm tốn bao nhiêu còn chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa!

    [​IMG]


    Kể 1 câu chuyện về lòng khiêm tốn


    Chim Toh là loài chim đơn độc và thích những nơi tối tăm như hang động. Điểm đặc biệt nhất ở chúng là đôi cánh với cái đuôi rực rỡ dưới ánh mặt trời, lúc nào cũng lúc lắc.

    Truyền thuyết kể rằng, nhờ vẻ ngoài rực rỡ đó, chim Toh được coi như một con chim "hoàng gia", được mọi động vật khác ngưỡng mộ và tôn trọng. Đến nỗi nó trở nên tự phụ. Nó luôn nói với các loài động vật khác là nó không thể hoạt động được vì sẽ làm hỏng cái đuôi đẹp đẽ của mình. Vậy là vì trân quý vẻ đẹp đó, các loài vật khác đã tự nguyện đi lấy thức ăn và nước uống cho nó, thậm chí còn giúp nó làm tổ và một chỗ ngủ ấm áp.

    Chú chim Toh trở nên lười biếng, chẳng chịu làm gì. Mỗi ngày nó dậy thật muộn rồi thong thả đi đến khu vườn hoàng gia, nơi có những con chim đẹp nhất của cả khu rừng. Cả ngày dài, chúng sẽ túm tụm vào tán gẫu về sự tầm thường, cười nhạo những điều vô nghĩa và tự tôn bản thân mình lên.

    Nó không tự kiếm ăn nhưng lại luôn muốn ăn những món ngon nhất khu rừng. Mặc dù những con chim khác phải đấu tranh vô cùng để làm hài lòng chú chim Toh nọ nhưng dường như nó chưa bao giờ hài lòng với bất cứ điều gì.

    Đêm nọ, một con cú vô cùng khôn ngoan thông báo rằng một cơn bão vô cùng kinh khủng đang kéo tới. Bằng sự thông thái của mình, con cú khẳng định cơn bão này chỉ xảy ra 50 năm một lần, và mỗi lần kéo tới nó sẽ tàn phá cả khu rừng. Chúng cần một nơi trú ẩn chắc chắn nếu muốn sống sót qua cơn não này.

    Vậy là tất cả các loài chim bắt đầu chung sức làm việc. Chim gõ kiến, vẹt đuôi dài, vẹt và toucan bắt đầu cắt cành để làm nơi trú ẩn. Những con chim lớn hơn như gà tây mang những cành nặng hơn. Những con chim nhỏ như quạ và chim cút tập hợp những cây nhỏ.

    Thời gian ngày càng gấp gáp, những đám mây đen vần vũ trên bầu trời nhưng chú chim Toh vẫn chẳng chịu làm gì cả. Nó chỉ chờ đợi các con chim khác hoàn thành việc xây dựng nơi trú ẩn. Tuy nhiên, những con chim khác đột nhiên thấy đã chịu đựng quá đủ và chúng quyết định "chỉnh đốn" thái độ của chim Toh. Chúng trách móc thái độ lười biếng của chim Toh và cũng yêu cầu nó cùng giúp sức.

    Mặc dù không hề muốn một chút nào nhưng vì sợ bị bỏ lại mà không có chỗ trú ẩn nên chú chim Toh của chúng ta cũng bắt đầu tham gia vào việc xây dựng. Nhưng vì chẳng bao giờ phải làm gì nên nó nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi chỉ sau vài phút. Lại thêm sự ấm ức vì nghĩ rằng mình không phải loài chim dành cho việc lao động nên nó đã tìm đến một hang động và trốn vào trong đó.

    Ngay khi vào hang, nó đậu xuống và ngủ thiếp đi mà chẳng nhận ra cơn bão đã bắt đầu. Sấm sét đánh thức nó dậy, nhưng vài phút lao động lúc trước đã làm chú chim Toh kiệt sức. Điều tệ hại là hang rất nhỏ và cái đuôi đẹp đẽ của nó không vừa với bên trong.

    Cơn bão kéo dài cả ngày lẫn đêm. Cho đến ngày hôm sau, mặt trời mới ló rạng, những chú chim rời khỏi nơi trú ẩn và bắt đầu bắt nhịp lại cuộc sống. Chú chim Toh của chúng ta cũng rời khỏi hang và quay về khu vườn hoàng gia theo thói quen hàng ngày.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu chuyện về chim Toh là một câu chuyện hay về lòng khiêm tốn và là bài học sâu sắc về sự khiêm tốn trong cuộc sống mà ai cũng cần hiểu rõ. Khiêm tốn chính là hạ thấp bản thân, đối với người nào cũng đều như thế, không phân biệt bất kỳ ai, đều cư xử khiêm nhường lễ phép.

    [​IMG]


    Truyện kể về đức tính khiêm tốn

    Từ Đạt khiêm nhường chính trực, không phô trương, kể lể công lao, đến khi chết được Vua dân thương tiếc hết lòng

    Từ Đạt sống ở Hào Châu dưới thời nhà Minh, ngay từ thuở nhỏ đã kiên cường bất khuất, dũng mãnh hơn người. Sau này ông trở thành công thần dựng nước của triều Minh, được phong tước là Quốc Công, làm quan đến chức Thừa tướng.

    Từ Đạt đi chinh chiến khắp nơi, dẹp yên bờ cõi, mỗi năm đều ra trận từ mùa xuân, đến cuối đông mới quay trở về. Sau khi trở về Từ Đạt dâng trả tướng ấn, hoàng đế Chu Nguyên Chương ban cho ông thời gian nghỉ ngơi, làm yến tiệc khoản đãi ông, xem ông như một người anh em từ thuở hàn vi. Từ Đạt được vua tin yêu, lại có công lao thành tích to lớn như thế nhưng không hề bởi vậy mà kiêu ngạo và buông thả, trái lại còn càng ngày càng khiêm tốn hơn. Đức hạnh tu dưỡng của ông quả là đáng khâm phục.

    Hoàng đế có lần ôn tồn bảo: "Từ huynh công lao rất lớn, nhưng chưa hề được an cư ổn định. Có thể ban thưởng Cựu Để cho ông ấy". Ý của nhà vua là ban thưởng những dinh thự thời còn làm Ngô Vương cho Từ Đạt, nhưng ông nhất quyết từ chối. Hoàng đế thấy ông khiêm tốn như thế rất vui, bèn sai người xây dựng ngay tại phía trước Cựu Để một dinh thự tặng ông, trong miếu thờ của dinh thự ghi rõ 2 chữ "Công lớn".

    Từ Đạt trong lĩnh vực cầm quân thì rất nghiêm minh, suy xét tinh tế. Ông còn có thể đồng cam cộng khổ với tướng sỹ, ai nấy đều rất kính phục ông. Vì thế mà trong chiến trận ông luôn luôn chiến thắng. Ông cũng không bao giờ giết oan người vô tội, không tham lam không bạo ngược, còn nghiêm khắc cấm binh lính xâm phạm và bạo lực đối với các tù binh. Ông nghiêm cấm quân đội làm tổn thương và quấy rối dân chúng, khiến ai nấy đều kính trọng. Trở lại triều đình, ông cũng chẳng nói kể gì công lao, chẳng phô trương thanh thế. Lúc đi đâu ông thường tự mình đánh xe, còn khi ở nhà ông có cuộc sống hết sức bình thường giản dị, dễ gần. Ông rất trọng đãi các Nho sinh, đối với họ rất hòa thuận và vui vẻ.

    Hoàng đế từng ca ngợi Từ Đạt: "Vâng mệnh xuất chinh ra trận, thành công khải hoàn mà không hề kiêu ngạo phô trương, không đam mê nữ sắc, không tham tiền của, thanh liêm chính trực, trong sáng tuyệt vời như nhật nguyệt, thì chỉ có Đại tướng quân mà thôi".

    Đáng buồn thay, từ cổ chí kim, bao nhiêu người bởi tranh công đoạt lợi, kể lể công lao rồi sinh lòng kiêu ngạo, xa hoa phóng túng. Nhẹ thì bị giáng chức lưu đày, nặng thì tự mang tới họa sát thân, không được chết một cách yên lành. Như Từ Đạt không kiêu căng tự mãn, cung kính, khiêm tốn như vậy, quả là đáng quý, cho nên từ trên xuống dưới, từ Hoàng đế cho đến bình dân trăm họ đều vô cùng kính phục ông. Sau khi ông qua đời, Hoàng đế tạm thôi thiết triều, đích thân tới dự tang lễ, thương tiếc đau buồn mãi không thôi. Vua truy phong ông làm Trung Sơn Vương, đích thân viết văn bia cho mộ của ông. Vua sai người phụ lễ tại Thái miếu, ở miếu Công thần thì sai người vẽ chân dung của ông. Hoàng đế còn ban tặng tước Vương cho gia đình ông.


    Ví dụ về đức tính khiêm tốn

    Ngày xưa, xưa lắm rồi, có một nhà thông thái đi qua sông lớn trên một chiếc đò được lái bời người đàn ông, trên đường đi nhà thông thái nói rất nhiều chuyện về thiên văn, văn học, toán, lịch sử và triết học. Nhà thông thái hỏi người lái đò rằng:

    Ông cố biết gì về triết học không?

    Người lái đò đáp rằng:

    Tôi không được học và chỉ quanh năm lái đò trên sông kiếm ăn nên không biết gì về triết học

    Nhà thông thái:

    Thế thì ông mất 1/3 đời người rồi.

    Nhà thông thái lại hỏi tiếp:

    Ông có biết gì về văn và toán học không?

    Cũng như câu trả lời trên, người lái đò nói rằng tôi không biết.

    Nhà thông thái:

    Vậy là ông mất nửa đời người rồi.

    Đến đây người lái đò mới hỏi nhà thông thái rằng ông có biết bơi không.

    Nhà thông thái đáp rằng ông biết rất nhiều, từ đông tây kim cổ, kiến thức ông có rất nhiều nhưng bơi thì ông không biết.

    Vậy là ông sắp mất cả cuộc đời rồi vì giông bão sắp đến và tôi chỉ có thể bơi để tự cứu mình mà thôi!

    Trong cuộc sống này, đừng bao giờ nghĩ là mình giỏi, cũng chớ bao giờ nghĩ mình là uyên bác. Vì bất cứ ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng của mình, chúng ta hãy biết tôn trọng sự khác biệt ấy.
     
    LieuDuong, Thùy MinhAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 23 Tháng mười hai 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...