Vua An Dương Vương, họ Thục tên Phán, là vị vua lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam. Sau chiến thắng vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân nhà Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa, chọn một quả đồi đất rắn như đá để đắp thành. Thế nhưng, thành hễ đắp đến đâu lại lở đến đấy, sau mấy lần, An Dương Vương quyết định xem chỗ địa thành để lập đàn trai giới, cầu trời phù hộ đắp xong tòa thành. AN Dương Vương: "Nước Việt ta không dễ gì mới đánh thắng được bọn giặc Tần hung hãn, nay muốn xây dựng nên một bức tường thành cao ráo, kiên cố, để cho con dân trăm họ được yên ổn an sinh, nhà nhà no ấm, nước nhà hưng thịnh. Mong cho bách thần thành toàn ước nguyện." Nói rồi An Dương Vương khấu đầu ba cái, tất cả quần thần, dân chúng cũng làm theo. Không lâu sau đó, vào ngày mồng bảy tháng ba, An Dương Vương cùng các quân thần vẫn đi xem thành như thường lệ, nhìn đám người đang hì hục khuân vác, nhà vua không khỏi than thở: - Không biết trời có giúp ta? Cụ già: "Xây dựng thành như thế này, biết bao giờ cho xong được." Chợt, từ phía sau vang lên một giọng nói, nhà vua ngạc nhiên quay đầu lại, thấy một cụ già từ xa đi tới, đến trước mặt vua hành lễ. Vua nghe cụ nói như vậy, liền biết đây là người có thể giúp mình, mừng rỡ đón vào điện, thi lễ, hỏi: - Ta đắp thành này đã nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức nhưng không thành, thế là cớ làm sao? Cụ già đáp: - Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công. An Dương Vương: "Sứ Thanh Giang?" Cụ già gật đầu: "Lão chỉ phụ trách báo tin, nay đã xong việc, xin được cáo lui." Cụ già nói rồi ra về. Hôm sau, từ lúc sáng tờ mờ, nhà vua đã ra cửa Đông chờ đợi, lúc sương vừa tan, bỗng thấy xuất hiện một con rùa vàng từ xa tiến lại, nổi trên mặt nước. Rùa Vàng: "Thục vương là đang đợi ta sao?" Nghe thấy rùa vàng nói sõi tiếng người, cả nhà vua và quần thần đều hết sức kinh ngạc, cũng rất tôn kính. Rùa vàng chỉ trong một khắc, biến hóa thành người, đứng trên bờ. An Dương Vương: "Ngài chính là?" Rùa Vàng: "Đúng thế, ta chính là thần Kim Quy, sứ giả của vua Thủy Tề, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Nay biết được Thục vương gặp khó khăn trong việc xây thành, vua Thủy Tề lệnh cho ta đến đây giúp đỡ." Nhà vua mừng rỡ nói: "Điều này cụ già đã báo cho ta biết trước. Không nên chậm trễ, người đâu, mau đưa xe rước sứ Thanh Giang vào thành tiếp đón cẩn thận." Đoàn xe đi vào trong thành, thần Kim Quy bèn nói với nhà vua: "Thục vương, trước khoan hãy vào điện, ta muốn đến xem nơi thành lũy đang xây dựng." An Dương Vương làm theo lời của Thần Kim Quy. Đến nơi, thần Kim Quy đứng xem xét, đã biết được nguyên nhân vì sao thành lở. Rùa Vàng: "Ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống lâu năm thành tinh có phép biến hóa khôn lường, nó cùng với những yêu ma quỷ quái nơi đây thường phá phách dân làng, cũng chính nó đã làm cho thành lở, mãi không được xây xong." Thần Kim Quy nói xong nguyên do, bèn cùng với nhà vua bàn cách tiêu diệt, chỉ trong vòng ba ngày, đám yêu ma quỷ quái đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Có Rùa Vàng trấn giữ, mọi việc đã yên tâm, nhà vua nói với Cao Lỗ: "Mau đốc thúc việc xây thành, để chuẩn bị trước khi Triệu Đà lại cho quân sang chiếm Âu Lạc ta." Cao Lỗ: "Thần tuân lệnh." Thành xây nửa tháng thì xong, thành rộng hơn ngàn trượng, vừa cao vừa dày, xoắn như hình trôn ốc, nên lấy tên là Loa Thành, hay còn gọi là Quỷ Long Thành, người thời Đường gọi nó là Côn Lôn Thành, lấy lẽ rằng nó cao lắm. Rùa vàng ở lại ba năm rồi từ biệt ra về. Ngày tiễn thần đi, nhà vua cảm tạ nói: "Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?" Thần Kim Quy biến trở lại thành một con rùa vàng rất lớn, nổi trên mặt nước, đáp rằng: "Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời vận. Nhà vua ước muốn ta có tiếc chi." Nói rồi bèn tháo một cái móng của mình, trao cho nhà vua: "Đem vật này làm lẫy nỏ, khi có giặc đem ra bắn, có thể giết được hàng nghìn quân địch." Nói rồi Rùa Vàng lặn xuống biển sâu. Lúc vào thành, An Dương Vương tức tốc giao việc cho Cao Lỗ: "Hãy lập tức cho người làm một cái nỏ lớn, dùng cái này làm lẫy nỏ, nhờ thánh thần giúp ta, lần này Âu Lạc nhất định sẽ lại giành được thắng lợi." Cao Lỗ cũng vui mừng: "Vâng, thần tuân chỉ. Nhờ phúc của bệ hạ, lần này nhất định chúng ta sẽ lại chiến thắng." Nỏ thần làm xong, Nhà vua đặt tên cho nó là "Linh quang Kim Quy thần cơ". Dù đã có nỏ thần trong tay, An Dương Vương vẫn ngày đêm miệt mài luyện binh rèn tướng, không hề ngừng nghỉ, bởi lẽ: "Dù chúng ta đã có nỏ thần, vẫn luôn phải đề cao cảnh giác, tuyệt không lơ là, giặc ngoại sức cường thế mạnh, chúng ta chỉ là một nước nhỏ, nhất định phải ngày đêm dốc sức rèn luyện." Binh lính: "Rõ" Không lâu sau Triệu vương là Đà đem quân sang xâm lược phương Nam nước Âu Lạc, Thục Phán An Dương Vương đã xây xong thành Cổ Loa, lại có nỏ thần trong tay, Âu Lạc đánh bại sự xâm lăng của Triệu Đà, quân Đà thua lớn chạy về Trâu Sơn, đắp lũy không dám đối chiến. Thế nhưng, không từ bỏ dã tâm, Triệu Đà lại dùng gian kế "cầu hòa", hắn sai người viết một lá thư, trong thư viết: "Thục vương nước Âu Lạc là người tài trí đa mưu, lại được thần linh giúp đỡ, bản vương đúng là có mắt không thấy thái sơn, đem quân sang đánh Âu Lạc, đúng là việc lỗ mãng ngu dốt. Nay ta muốn được cầu hòa, muốn Thục Vương gả con gái Mị Châu cho con trai ta là Trọng Thủy, mong hai nước từ nay được yên ổn an sinh, không còn chiến tranh đau thương, loạn lạc." Cùng theo đó là rất nhiều trang sức lễ vật. Lúc nhìn thấy lễ vật cùng với thư cầu hôn, An Dương Vương nói với con gái Mị Châu: "Nước Triệu đã thua dưới tay ta, nay Triệu Vương muốn cầu hòa, ý muốn hai nước được hòa bình không còn chiến tranh, ta thấy đây là việc tốt, con gái, con là công chúa Âu Lạc, nay đã đến lúc con báo đáp cho đất nước." Mị Châu lệnh vua cha khó trái, bèn đồng ý lấy Trọng Thủy. Cao Lỗ đứng bên nghe thấy vậy, vội nhắc nhở An Dương Vương: "Bệ Hạ, Triệu Vương có ý nhòm ngó nước ta đã lâu, nay đột ngột xin hòa, chỉ sợ lại có tâm tư gì khác, mong bệ hạ hãy cân nhắc kĩ lưỡng." An Dương Vương nghe hạ thần nói vậy, liền cười: "Ta biết ngươi lo lắng cho vận nước, nhưng ngươi cũng đừng cả nghĩ nhiều, nếu Triệu vương dám đem quân sang xâm lược, quân ta dù ít nhưng ai ai cũng là tráng sĩ, hơn nữa lại có nỏ thần, không cần phải quá lo lắng." Cao Lỗ nghe vậy cũng không nói gì thêm. Ngày lành tháng tốt đã định, hai nước Âu Lạc và Triệu quốc liên hôn, trăm họ vui mừng. Trước khi Trọng Thủy sang nước Âu Lạc, Triệu Vương đã dặn dò: "Chuyện quốc gia đại sự nhất định phải đặt lên hàng đầu, không được để chuyện nhi nữ tình trường gây cản trở, con đã nhớ chưa?" Trong Thủy vâng lời đáp: "Vua cha cứ yên tâm, con đã ghi nhớ lời dặn." Triệu Đà vẫn chưa yên tâm, bèn cho gọi Hàn Sa- người sẽ đi theo Trọng Thủy đến Âu Lạc, nói: "Nhà ngươi đi theo hoàng tử, nhớ lấy, luôn nhắc nhở hoàng tử về nhiệm vụ của mình, biết chưa?" Hàn Sa: "Vi thần tuân chỉ, Vương hãy cứ yên tâm." Triệu Vương: "Chỉ cần chuyện thành công, ngươi chắc chắn sẽ được trọng thưởng, ban phát đất đai ruộng vườn, người nhà được thăng tiến. Ta sẽ không bạc đãi ngươi." Trọng Thủy sang ở rể, hai người tình chàng ý thiếp sâu đậm, chàng từ lúc nhìn thấy Mị Châu, đã thật lòng yêu nàng. Qua một thời gian, khi mà mọi người đã không còn nghi ngờ, hắn bèn dụ dỗ Mị Châu cho xem nơi cất dấu nỏ thần: "Nương tử của ta, từ ngày hai ta lấy nhau đã được ba năm, thế nhưng ta chưa làm được gì cho vua cha vui lòng, cùng lắm mới chỉ tham gia vài buổi huấn luyện binh sĩ, thân là phò mã, chuyện này cũng đáng xấu hổ." Mị Châu đáp: "Chàng không cần phải lo nghĩ chuyện đó, hai nước liên hôn, con dân no ấm, như thế vua cha đã rất vui lòng." Trọng Thủy làm bộ: "Nhưng ta còn muốn nhiều hơn thế, ta từ mấy tháng trước đã tìm hiểu cách chế tạo vũ khí, không thì.. không thì nàng hãy đưa ta đến nơi cất dấu nỏ thần, để ta có thể mở mang tầm mắt, biết cách làm thế nào để chế thêm những thứ binh khí lợi hại hơn." Mị Châu do dự: "Nhưng, nơi cất nỏ thần là bí mật, vua cha không muốn để cho người ngoài biết.." "Ý nàng là, ta hóa ra cũng chỉ là người ngoài, ta không đáng tin như thế ư?" Nàng chưa nói hết câu, Trọng Thủy đã cướp lời, lại tỏ vẻ đau thương. Mị Châu thấy Trọng Thủy hiểu lầm ý mình, liền vội vàng nói: "Chàng đừng nghĩ oan cho thiếp, chàng là phu quân của ta, ta làm sao lại nghĩ chàng là người ngoài được." Mị Châu đã bị nét mặt rầu rĩ của Trọng Thủy lừa gạt, nàng thầm nghĩ chàng cũng là vì muốn giúp vua cha, bèn đồng ý đưa chàng đến nơi cất giấu nỏ thần. Sau khi biết được nơi cất nỏ thần, Trọng Thủy lại do dự. Hàn Sa, người theo Trọng Thủy từ Triệu quốc tới đây, nhìn thấy vẻ do dự trên mặt chàng, bèn hỏi: "Hoàng tử, ngài đang do dự điều gì sao?" Trọng Thủy ngẫm nghĩ hồi lâu, đáp: "Nếu bây giờ ta tráo nỏ, đem về cho vua cha, liệu, liệu nàng có oán trách ta không?" Hàn sa ngước nhìn chàng: "Hoàng tử, mong người lượng thứ cho thần nhiều lời, nhưng người là hoàng tử một nước, đây là việc đại sự, nếu như người hoàn thành việc này, chắc chắn ngôi báu sẽ về tay người." Hắn lại tiếp: "Hơn nữa, cũng chỉ là một Mị Châu công chúa, nếu người thích thì có thể đem về Triệu quốc, đừng nói chỉ là nàng ta, nếu người muốn nạp thêm thê thiếp, cũng không ai dám cấm cản." Trọng thủy lạnh giọng: "Ta lo chuyện đó sao?" Thấy nét mặt của chàng, hắn vội quỳ xuống: "Xin Hoàng tử tha tội, là thần đã nói sai, là thần đã nói sai." "Đứng lên đi" Hàn Sa: "Nhưng mà hoàng tử, người thử nghĩ xem, nếu người hoàn thành nhiệm vụ này, đánh tráo nỏ thần, thì Thục Phán chắc chắn sẽ thua dưới tay của Vương, đến lúc đó Triệu quốc mở rộng bờ cõi, đất đai, tiền của, dân, binh lính, của Âu Lạc đều là của chúng ta. Thục Phán sẽ trở thành nước chư hầu của Triệu Quốc, quan hệ lúc đấy nói đúng ra cũng không khác bây giờ là mấy, đợi mọi chuyện qua đi nhân dân bách tính hai nước vẫn ở yên làm lụng, chỉ khác ở chỗ, người phải cúi đầu sẽ là Thục Phán, là Âu Lạc, chứ không phải Triệu quốc ta, người nói có đúng không?" Trọng Thủy đã bị hắn thuyết phục, vì lợi ích gian sơn xã tắc Triệu quốc, hắn chỉ có thể ủy khuất nàng, đến lúc xong việc hắn sẽ đối xử tốt hơn nữa với nàng. Hàn Sa đem chiếc lẫy nỏ đã được làm giả cho Trọng Thủy. Tối hôm đó, nhân lúc binh lính canh gác sơ hở, lẫy nỏ thần đã bị đánh tráo. Vài ngày sau, Trọng Thủy lấy cớ về thăm cha: "Vua cha, con muốn được về thăm cha con, người đang ốm bệnh, phận làm con đặt chữ hiếu lên đầu, mong được vua cha thành toàn." An Dương Vương gật đầu: "Đương nhiên là được, chuyện này con không cần lo lắng, cứ về thăm cha con đi." Trước khi đi, chàng nói với Mị châu: "Tình vợ chồng không thể lãng quên, ngiã mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?" Nàng không nghe ra hàm ý trong lời nói của phu quân, chỉ nghĩ là chàng đã quá lo lắng, bèn đáp: "Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngống thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông lông mà rắc ở ngã ba đường làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau." Trọng Thủy đem lẫy thần về nước, Triệu Vương được lấy cả mừng, bèn phái binh sang đánh. An Dương Vương thấy chuyện có ẩn tình, nhưng vì cậy có nỏ thần nên vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ: "Không ngờ Đà lại lật lọng, hắn không sợ nỏ thần sao?" Đến lúc quân Đà tiến sát, vua cầm lấy nỏ, chỉ bắn ra được năm tên ít ỏi, đã biết cơ sự lẫy thần đã bị đánh tráo. Nhà vua tức giận, nhìn quân Đà đang phá cổng thành mà lòng như lửa đốt. Cao Lỗ vội vàng: "Bệ hạ, không kịp rồi, người hãy mau đem công chúa chạy về phương Nam, chúng thần sẽ ở đây cầm chân bọn chúng." An Dương Vương nhìn vào mắt Cao Lỗ, quát: "Ta thân là vua một nước, chuyện đến nước này la do ta đã quá chủ quan tin người, bây giờ sao có thể tự thân bỏ chạy mà để quân thần bách tính ở lại. Ta sẽ ở lại đây, ngươi hãy mang công chúa đi, bảo vệ công chúa an toàn." Cao Lỗ vội vã ngăn cản: "Không được thưa bệ hạ, cũng bởi vì người là vua của Âu Lạc, nên nhất quyết không được để bị bọn chúng bắt giữ, nếu không người đời sẽ càng chê cười, chỉ cần người giữ được tính mạng, thần tin Âu Lạc sẽ có ngày trở mình." An Dương Vương: "Nhưng.." "Xin bệ hạ thứ tội thần phạm thượng." Không đợi vua nói hết câu, Cao Lỗ bèn nâng AN Dương Vương lên ngựa, rồi bế công chúa lên sau, lấy giáo đánh vào ngựa. Con ngựa bị đau lao nhanh vun vút, hướng đến phương Nam. Vua chạy tới bờ biển, thấy không có thuyền qua, đến đường cùng bèn kêu lên: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang mau mau đến cứu." Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ ở sau ngươi chính là giặc đó!" An Dương Vương quay lại, nhìn thấy Trọng Thủy cùng tán quân đang đuổi theo, lại nhìn thấy dấu lông ngỗng trên mặt đất, liền hiểu ra mọi chuyện. An Dương Vương tức giận: "Ngươi, người thân là công chúa một nước, lại đi tiếp tay cho giặc, kẻ phản đồ như ngươi xứng đáng nhận cái chết." Mị Châu quỳ xuống khấn rằng: "Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù." Vua rút kiếm, chém đầu Mị Châu, máu của nàng chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển. Lúc Trọng Thủy đến nơi, chỉ còn xác của Mị Châu nằm đó, chàng ôm xác Mị châu, đau khổ tột cùng, ngửa mặt lên trời hét lớn: "Không.." Đời truyền nơi đó là đất Dạ Sơn, xã Cao Xá, phủ Diễn Châu. Xác của nàng được đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Mị Châu đã chết, Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, lúc đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm, nhân kiêng tên Mị Châu cho nên gọi ngọc minh châu là đại cữu và tiểu cữu.