Trong những năm gần đây, chúng ta thường hay nhắc tới cụm từ "intern" hoặc "internship". Vậy những cụm từ đó là gì? 1. "Internship" là gì? - Hiểu theo nghĩa tiếng Việt, "intern" nghĩa là "thực tập", và "internship" nghĩa là "thực tập sinh". Internship thực chất là một chức danh, vị trí thường gặp trong bất kì môi trường doanh nghiệp nào. "Thực tập sinh" bản chất là những người thực hành, vận dụng những kiến thức được học tập của mình vào công việc của doanh nghiệp nào đó. Và internship sẽ không phải nhân viên chính thức của công ty, họ chỉ là những người đi thực tập. - Quy trình để trở thành một "Internship". Các nhà tuyển dụng sẽ đăng thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp để tạo cơ hội cho những sinh viên quan tâm đến chuyên ngành mà họ đang muốn thử sức làm việc. Sinh viên sẽ trải qua một buổi phỏng vấn để doanh nghiệp có thể phân công bạn vào vị trí công việc phù hợp với kiến thức và trình độ hiện tại của bạn. Tùy vào từng doanh nghiệp mà thời gian thực tâp có thể kéo dài từ ba đến sáu tháng. Và bạn có thể thực tập fulltiem hoặc parttime. Sau khi kết thúc giai đoạn thực tập, Internship sẽ được hỗ trợ dấu thực tập tại doanh nghiệp đó. Và nếu có đủ năng lực và mong muốn gắn kết nhiều hơn với doanh nghiệp, Internship có thể được giữ lại và trở thành nhân viên chính thức của công ty. Nếu như là một doanh nghiệp lớn, uy tín thì tại sao chúng ta không nỗ lực thực tập, học hỏi một cách hết mình để có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp đó chứ. 2. Những cơ hội và thách thức của một "internship". Tại mỗi vị trí, chức danh nào trong công ty, doanh nghiệp đều có những cơ hội và thách thức khác nhau. Phải trải qua những thách thức, chúng ta mới tận dụng được cơ hội. Vậy cơ hội và thách thức nào được đặt ra đối với một "internship" - Cơ hội của một "internship" Thực tập chính là cơ hội để sinh viên có môi trường cọ sát với thực tế, trang bị cho bản thân hững kĩ năng nghề nghiệp cơ bản cần thiết cho sau này. Thực tập cung cấp cho sinh viên cơ hội thực hành để làm việc trong lĩnh vực họ mong muốn. Cơ hội thực tập giúp sinh viên áp dụng những kiến thức sách vở vào thực tế, từ đó bồi dưỡng nên kinh nghiệm quý giá khiến họ trở thành ứng viên sau khi cơ hội thực tập kết thúc. Internship sẽ có nhiều cơ hội học hỏi, giao lưu với những nhân sự đầy kinh nghiệm và thâm niên làm việc lâu năm trong các công ty. Hơn thế, thực tập chính là một cách hữu hiệu để đánh giá xem liệu bạn có phù hợp với chuyên ngành và công việc nào đó hay không. Ví dụ, bạn hiện đang học chuyên ngành logistic và trở thành internship ngành logistic. Nhưng thông qua quá trình thực tập, trải nghiệm thực tế, bạn nhận ra logític không phù hợp với bản thân mình. Như vậy, bạn có thể thử sức sang ngành marketing, nhân sự, vv.. Bạn sẽ lựa chọn được con đường sự nghiệp của mình một cách đúng đắn hơn. - Thách thức của một "internship" Thuở mới vào nghề, ai cũng có những thách thức nhất định. Đối với vị trí của một "internship", những thách thức đặt ra điển hình là việc làm quen với môi trường tại công ty, doanh nghiệp. Là cách một sinh viên vận dụng kiến thức sách vở để áp dụng giải quyết các công việc thực tiễn. 3. Những lưu ý khi đi thực tập - Bạn phải chấp nhận rằng, thực tế có thể khác xa hoàn toàn với những gì bạn tưởng tượng. Tùy từng công ty, doanh nghiệp sẽ có môi trường làm việc khác nhau. Ví dụ như ngành marketing sẽ có môi trường năng động, sáng tạo, trẻ trung. Còn đối với ngành kế toán, kiểm toán thì môi trường làm việc sẽ có sự nghiêm túc, chu đáo bởi kế toán, kiểm toán thường phải đảm bảo độ chính xác và sự cẩn trọng, tỉ mỉ. Bạn sẽ chẳng được tự do như ở bên ngoài, vì đây là môi trường làm việc của một công ty, sẽ có những quy tắc bạn sẽ phải tuân theo. Có thể ban đầu, bạn chưa quen môi trường làm việc, cũng sẽ có những sự hụt hẫng nhất định nhưng bạn sẽ phải dần thích nghi, làm quen với mọi thứ trong môi trường đó. Điều bạn nên làm là xác định ngành mà bạn sẽ thực tập, chuẩn bị sẵn tâm lý. Khi bước vào kì thực tập, bạn sẽ bớt bỡ ngỡ hơn rất nhiều. - Có thái độ nghiêm túc với vị trí thực tập, có trách nhiệm với công việc của mình. Bất kì công ty, doanh nghiệp nào cũng mong muốn nhân viên của mình có một thái độ tốt đối với công việc được giao. Đối với vị trí một thực tập sinh cũng vậy. Bạn sẽ cần chú ý lắng nghe những công việc được giao, biết tiếp thu và học hỏi mọi người trong công ty. Và đảm bảo rằng bạn hoàn thành được những công việc dù là nhỏ nhất và có trách nhiệm với những gì bạn đã làm. Vị trí thực tập sinh không thể tránh khỏi những sai sót, vì bạn là những sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc. Việc bạn biết nhận ra sai sót và cố gắng sửa sai sẽ tạo sự tin tưởng cho công ty. - Phong cách ăn mặc. Một điều đáng lưu ý nữa đó chính là phong cách ăn mặc của thực tập sinh. Hãy lựa chọn cho mình một outfit phù hợp với môi trường làm việc của mình. Hãy đảm bảo sự thanh lịch và nghiêm túc trong outfit của chính bạn. Đối với thực tập sinh nam, outfit có thể là áo sơ mi kết hợp với một chiếc quần âu hoặc quần jeans. Đối với thực tập sinh nữ, bạn có thể mặc áo sơ mi với quần jeans hoặc chân váy âu.. Điều cuối cùng, với vị trí của một thực tập sinh, điều mà chúng ta cần luôn nhắc nhở bản thân đó là hãy luôn luôn cố gắng, học hỏi kinh nghiệm từ mọi người, từ đó sẽ trau dồi được những kĩ năng cần thiết cho bản thân. Sẽ có nhiều cơ hội khác rộng mở cho bạn hơn, chỉ là bạn có cố gắng và biết tận dụng những cơ hội đó hay không.