Review Phim Ikigami: Giới Hạn Cuối Cùng (2008)

Thảo luận trong 'Nhạc - Phim' bắt đầu bởi hoanguyendinh, 6 Tháng hai 2021.

  1. hoanguyendinh Tôi là tôi. Tôi là Uyên. Và tôi là con gái.

    Bài viết:
    103
    Thông tin phim

    Tên gốc: イキガミ

    Tên phiên âm: Ikigami

    Tên tiếng Việt: Giấy báo tử

    Nước sản xuất: Nhật Bản

    Dựa trên manga: Ikigami - The Ultimate Limit

    Đạo diễn: Tomoyuki Takimoto

    Diễn viên chính: Shota Matsuda, Takashi Tsukamoto, Riko Narumi, Takayuki Yamada, Akira Emoto


    [​IMG]

    Bạn sẽ làm gì khi chỉ còn 24 giờ để sống? Ước nguyện cuối cùng? Hành động cuối cùng? Lời trăn trối cuối cùng sẽ là gì?

    Trên thế giới net, có rất nhiều topic với chủ đề: "Bạn sẽ làm gì nếu ngày mai bạn chết?" hoặc một cái gì đó tương tự. Mình từng trả lời một lần, cái kiểu suy nghĩ hoàn toàn đùa bỡn và vô bổ, đại loại là ăn một bữa thật ngon với gia đình, đi nhậu với bạn bè và ngủ thật sướng. Mình chưa từng suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này (nó có phải là một vấn đề nghiêm túc để suy ngẫm không nhỉ)

    Chính vì lẽ đó, khi đọc sơ qua nội dung phim Ikigami, mình đã quyết định không đặt nặng vấn đề mà bộ phim sẽ đề cập. Ngạc nhiên là bộ phim thu hút mình nhanh hơn dự kiến. Và ấn tượng mà nó để lại cũng mạnh hơn dự kiến. Chuyện phim kể về một đất nước.. ở đâu đó, không xác định rõ.. có xã hội và lịch sử gần giống với Nhật Bản. Để bảo đảm sự an bình thịnh vượng và định mức phát triển ổn định cho đất nước, các nhà lãnh đạo đã ban hành một đạo luật đặc biệt. Qua đó, tất cả trẻ em khi đến tuổi đi học, đều sẽ được tiêm một loại vắc-xin vào người. Cứ một ngàn trẻ em sẽ có một người lãnh mũi vắc-xin đặc biệt, nghĩa là đứa trẻ này sẽ chết vào một ngày giờ nhất định khi đang ở độ tuổi 18-24.

    Người dẫn dắt câu chuyện phim là nhân vật Kengo Fujimoto. Anh là một trong những người may mắn bước vào độ tuổi 25 một cách bình yên và trở thành nhân viên trong Bộ phận đặc biệt của chính quyền, chuyên đi gửi "Thư báo tử" đến các gia đình nạn nhân.

    Ikigami kể lại 3 câu chuyện.

    Câu chuyện đầu tiên là cái chết được báo trước của Tsubasa, một ca sĩ nghiệp dư. Ban đầu, Tsubasa cùng với người bạn thân của mình chỉ hát rong ngoài quãng trường cho khách bộ hành qua lại, rồi một ngày anh được công ty thu âm để ý nên mời về hợp tác. Cái điều oái ăm là họ chỉ mời anh, chứ không mời người bạn thân của anh. Tsubasa bước vào công ty thu âm, trở thành tay hát bè cho một ca sĩ khác với hy vọng mong manh rằng một ngày nào đó mình sẽ được nổi tiếng. Và cái ngày đó rồi cũng tới, anh sẽ chính thức được debut thông qua sự xuất hiện lần đầu tiên trong một chương trình "music live" của đài truyền hình. Nhưng.. chính lúc ấy, Fujimoto xuất hiện với tờ "Thư báo tử" trong tay, Tsubasa chỉ còn 24 giờ để sống. Anh phải làm gì đây?

    Khi Tsubasa quyết định trải qua những giây phút cuối đời ngay trong phim trường, mình đã không ngạc nhiên. Chi tiết đó quá dễ đoán. Thậm chí mình cũng đoán trước là anh ấy sẽ hát một bài hát.. thật đặc biệt, xúc động lâm li hay đại loại vậy. Nghĩa là mình đã chuẩn bị tinh thần đầy đủ trước cảnh phim này, vậy mà cuối cùng mình vẫn bật khóc ngon lành. Vì sao ư? Vì nội dung lời bài hát.. chúng khiến mình suy ngẫm và xúc động.

    Câu chuyện thứ hai là cái chết được báo trước của Naoki, con trai một nữ chính trị gia đang trong thời gian bầu cử. Điểm tức cười là câu chuyện mở đầu bằng việc Fujimoto cứu mạng Naoki khi cậu bé đang định treo cổ tự tử, để rồi một phút sau đó chính Fujimoto lại đưa cho cậu bé tờ "Thư báo tử". Câu chuyện thứ hai không hấp dẫn mình cho lắm, ngoài trừ chuyện nó là phần kết nối cho câu chuyện thứ ba.

    Câu chuyện thứ ba là cái chết được báo trước của Satoshi, một tay thu tiền nợ cho băng đảng xã hội đen. Cha mẹ Satoshi qua đời trong một vụ tai nạn khi anh còn rất nhỏ và cũng vì vụ tai nạn này mà em gái của anh, Sakura, bị mù. Dĩ nhiên khán giả như mình dễ dàng đoán ra ước nguyện cuối cùng của Satoshi chính là hiến cầu mắt cho em gái. Đây có lẽ là một câu chuyện cảm động rất bình thường nếu như kịch bản không đặt câu chuyện vào một tình huống khó khăn. Sakura vô tình nghe lõm được cuộc đối thoại giữa Satoshi và Fujimoto. Và mặc dù Satoshi cố gắng chối cãi quanh co rằng anh sẽ không chết nhưng cô bé quyết định không làm phẫu thuật nếu Satoshi không sống qua giờ đã định. Fujimoto và Satoshi phải làm thế nào để thuyết phục cô bé?

    Thông tin lụm được trên net thì đây là live-action của manga cùng tên. Bộ phim đã được lên sóng từ tháng 9 năm 2008 nhưng vol đầu tiên của manga chỉ mới xuất bản hồi tháng 5 năm 2009. Theo lời nhận xét của một chuyên gia thì manga mang hơi hướm của Death Note, nghĩa là không khí có phần nặng nề và u ám, căng thẳng và nghẹt thở. Quang cảnh trong phim thì không đến nỗi u ám lắm, mình trông thấy sự tươi sáng và niềm hy vọng. Và bởi vì câu chuyện phim vẫn còn dở dang nên mình cực kỳ hy vọng là họ sẽ sản xuất thành drama ^. ^

    Diễn xuất của Shota Matsuda trong vai Fujimoto không để lại nhiều ấn tượng cho lắm dù Fujimoto được tính là nhân vật chính của phim. Cảm giác Shota mặc trang phục công sở và vuốt tóc láng mượt kiểu nhân viên văn phòng thì không được hợp nhãn cho lắm, thích Shota vào vai bad boys hơn. Một điều nữa, cả ba cảnh khóc của Fujimoto đều có bộ mặt y chang Sou (nhân vật Shota thủ vai) trong Hana Yori Dango (Boys over Flowers), nghĩa là trông xí trai dễ sợ..

    Takayuki Yamada vào vai Satoshi rất mượt. Rất thích ánh mắt cuối cùng của Yamada khi tiễn chân em gái vào phòng phẫu thuật và cái dáng rũ người đau khổ: "Tôi chưa muốn chết mà."

    Ngoài hai diễn viên kể trên thì mình có thêm ấn tượng với Takashi Tsukamoto trong vai người bạn thân của Tsubasa và Riko Narumi trong vai Sakura. Có lẽ ấn tượng vì cái kết thúc của họ thì đúng hơn.

    Uhm, hai diễn viên nhí vào vai Satoshi và Sakura hồi bé không được tự nhiên cho lắm.. điều này làm cảm xúc của mình giảm đi một tẹo.

    Nói chung, đây là một bộ phim khá hay. Bối cảnh của phim là giả thiết, không dựa trên thực tế, nhưng sau khi xem xong, nó khiến mình suy nghĩ về sự sống và cái chết, về ý nghĩa của bản thân.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...