Huyền thoại sát thủ số một Tạ Đình Đề

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi thachkimthu, 22 Tháng ba 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Huyền thoại sát thủ số một Tạ Đình Đề

    * * *

    Huyền thoại Tạ Đình Đề, tên sát thủ, người cận vệ trung thành của Hồ chủ tịch. Vâng có lẽ khi nhắc đến Tạ Đình Đề, chắc hẳn giới trẻ hiện nay ít bạn nào biết đến. Nhưng khi được các bậc cha ông kể lại thì chỉ có thể lắc đầu lè lưỡi mà cho rằng, đó là nhân vật hư cấu không có thật. Mặc dù có rất nhiều giai thoại và hình tượng hóa Tạ Đình Đề, nhưng trên thực tế huyền thoại người anh hùng Tạ Đình Đề là có thật. Một cuộc trạm trán lịch sử đã biến tên sát thủ số 1 Tạ Đình Đề một lần nữa hoàn lương trở thành người anh hùng, người cận vệ thân tín bên cạnh bác.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tạ Đình Đề còn có tên là Lâm Giang, ông sinh ngày 8 tháng 8 năm 1917 tại Hà Tây, ông mất vào ngày 17 tháng 1 năm 1998 tại Hà Nội, là nhà cách mạng Việt Nam. Ông quê thôn Đại Định, Xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai. Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can. Vì nhà nghèo nên từ 16 tuổi Tạ Đình Đề đã lang bạt sang làm công nhân hỏa xa tại Vân Nam tại ga Côn Minh Trung Quốc.

    Trong thời gian đó ông tham gia vào hội Ái Hữu cứu quốc, sau đổi thành Việt Nam giải phóng cứu quốc do mặt trận Việt Minh tổ chức.

    Ông từng được cử đi học tại các trường hạ sĩ quan, trường đặc vụ và trường đào tạo gián điệp ở Trung Quốc. Nơi đào tạo sử dụng các loại vũ khí, chất nổ, lái xe, lái máy bay. Do biểu hiện xuất sắc, tại trường tình báo ông lọt vào mắt người mỹ, họ liền bí mật đưa ông đến địa điểm khác rồi đào tạo một các bài bản, trong đó có kỹ năng bắn súng mà sau này tài nghệ của ông trở thành giai thoại.

    Sau một thời gian hoạt động ông được cử trở về Việt Nam làm biệt kích, nhiệm vụ của ông và hai người mỹ nữa là nhảy dù xuống Huế chỉ điểm các mục tiêu quân sự của Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào đến hết Nam Bộ Việt Nam, để máy bay Mỹ oanh tạc hồi đó.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Giới tình báo Mỹ và sỹ quan quân sự cấp cao cũng chỉ tuyển lựa ra được 4 người có tố chất cao nhất trong hàng nghìn điệp viên. Được đào tạo bài bản cùng với các kỹ năng sắc bén bẩm sinh, Tạ Đình Đề đã trở thành một trong những nhân vật được người Mỹ vô cùng coi trọng. Rồi giao những nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ ám sát chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Tạ Đình Đề một tay súng bách phát bách trúng, chuyên dùng bờ ron ninh, hai khẩu hai tay, cứ vẩy một cái là trúng.

    Có lần trước mặt bá quan và hoa khôi ở Hà Đông, viên sĩ quan Trung Quốc tuyên bố thi bắn súng, ông Đề chỉ nhỏ nhẹ nói vui:

    - Nếu ông thích thì tôi xin hầu, có gì ông dậy bảo cho.

    Viên sĩ quan lớn giọng:

    - Ai thua thì phải đãi chư vị đây một chầu trong nhà hàng sang trọng Á Châu, thuộc hàng như khách sạn 5 sao hiện nay.

    Dù rằng trong túi không có một cắc nhưng Tạ Đình Đề vẫn nhận lời thách đấu. Viên sĩ quan hăm hở đi lên, cầm súng ngắm bắn cẩn thận liên tiếp 5 viên, chỉ trúng 3 viên. Ông Đề chỉ lặng lẽ cầm súng vẩy liền 5 cái trúng được cả 5, thế là tất cả mọi người được ăn một chầu ra trò ở khách sạn 5 sao.

    Ở giai thoại khác cũng không kém phần gay cấn, là vụ nổ súng ngay tại sân khấu khiến cho khán trường ngơ ngác. Số là có lần đi dự một buổi trong khán trường sân khấu, khi ca sĩ chưa kịp nói lời chào khán giả thì Tạ Đình Đề đứng dậy rút súng bắn trúng diễn viên chết ngay. Khi khám xét tử thi người ta phát hiện trong mình kẻ này có một cục thạch anh, một khẩu súng nhỏ xíu được cất giấu vô cùng kỹ lưỡng. Hóa ra đó là một nữ điệp viên muốn nhân cơ hội ám sát lãnh tụ.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa tên sát thủ Tạ Đình Đề và chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Vào một buổi trưa đẹp trời, bác trở về nhà ăn sớm hơn mọi ngày, bất thình lình bác nói với một cậu cận vệ bên cạnh:

    - Cho bác xin thêm một cái bát và một đôi đũa nữa.

    Người hầu cận cảm thấy có cái gì đó khác thường, tuy thế nhưng vẫn mang bát đũa lên rồi hỏi bác:

    - Thưa bác! Khách hôm nay là ai sao chưa tới ạ?

    Bác chỉ nhìn thẳng vào mắt người hầu cận rồi tủm tỉm cười trả lời.

    - Khách đã đến từ lâu rồi mà các chú không biết đó thôi.

    Mọi người ngơ ngác nhìn bác, chưa hiểu bác nói gì. Bác vẫn thường nói đùa với các đồng chí, nhưng lần này bác bảo mang thêm bát đũa, và bác cũng chưa ăn thì rõ ràng là bác còn đang đợi người khách ấy.

    Nhưng những người hầu cận thì đã chạy ra chạy vào, dòm trước ngó sau mấy lượt vẫn không thấy ai hết.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Bỗng bác quay đầu hướng mắt về phía buồng ngủ nói lớn:

    - Xin mời anh Đề vào ăn cơm trưa với tôi!

    Những người hầu cận thì ngạc nhiên vô cùng, cái tên mới nghe lần đầu, người đó là ai mà theo hướng nhìn của bác thì người ấy đang có mặt ở phía buồng ngủ của bác, nhưng không phải trong phòng mà là ở trên mái nhà. Mọi người vô cùng lo lắng, như thái độ cử chỉ của bác vừa rồi thì quả thực có một người có tên Tạ Đình Đề nào đó đã hiển hiện, lọt vào trong khu vực cấm địa có vô số vọng gác, ở nơi này từ rất lâu rồi thì phải. Nhưng điều mà mọi người kinh ngạc hơn cả chính là tại sao bác lại biết sự có mặt đó, trong khi tất cả mọi người đều không hay biết.

    Sau đấy bác nhỏ nhẹ nói:

    - Người này tài tình lắm, các chú không phải đối thủ của anh ta đâu.

    - Thôi, để bác lo cho.

    Nói xong bác quay đầu hướng mắt về phía nhà bếp, nói thật lớn:

    - Tôi mời anh vào phòng ăn, sao anh lại chuyển qua nóc nhà bếp làm gì?

    Giọng bác như vừa trách móc nhưng vô cùng thân mật, lại giống như tha thứ. Bác vẫn ngồi đó, căn phòng ăn có 2 bức tường bị che khuất, làm sao mà bác thấy được Tạ Đình Đề ở trên nóc bếp mái nhà. Người hầu cận vừa rút súng lục ra khỏi bao, vừa chạy đến cầm ống nghe của máy điện thoại, định báo động, thì bác đã ra hiệu gác máy, cất súng đi rồi lại thốt:

    - Ấy, anh lại phi thân lên trên phòng khách rồi. Tôi thực lòng khen anh đại tài, trung tâm sinh hoạt của tôi được canh gác kỹ lưỡng là thế, vậy mà anh vẫn lọt vào được, lại giữa ban ngày. Rồi ngay đến tận phút này anh vẫn chưa bị lộ, nhưng anh không qua mặt tôi được đâu, tôi thấy hết hành tung của anh rồi.

    Bác vừa nói dứt câu thì một gã tráng niên khỏe mạnh, thân thủ mau lẹ còn nhanh hơn sóc, đã nhảy một cái từ trên mái lầu xuống sân rồi phóng ngay vào trong phòng ăn, đứng ngay trước mặt bác. Bác và vị khách lạ im lặng nhìn nhau, vừa nhận diện vừa đánh giá quan sát bản lĩnh của đối phương.

    Bất chợt bác lên tiếng trước:

    - Chào anh Tạ Đình Đề! Trông anh già dặn hơn trước nhiều, song có phần gầy và đen hơn lúc mới ra trường.

    Vị khách lạ nghiêng đầu chào bác, rồi bắt đầu bằng một câu hỏi:

    - Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩ rằng, nếu tôi muốn thì dù chủ tịch có báo động hoặc huy động toàn lực lượng nơi này để truy bắt tôi, tôi vẫn có thể thoát khỏi nơi này và vẫn lẻn vào bí mật như thường được không?


    [​IMG]

    Bác không trả lời thẳng vào câu hỏi của tên sát thủ mà lại đặt ra một câu hỏi khác:

    - Anh Đề có nghĩ rằng, tuy anh đang đứng trước mặt tôi, nhưng anh có muốn thì anh cũng có thể động được vào người của tôi được không?

    Rồi bác chỉ ghế mời Tạ Đình Đề ngồi xuống bàn ăn. Tạ Đình Đề không ngồi liền mà chắp hai tay trước bụng lễ phép nói:

    - Trước hết tôi xin bày tỏ lòng khâm phục của tôi đối với bác. Tôi xin nói ngay là kể từ giây phút đầu tiên mà bác phát hiện ra tôi, tôi đã thấy ngay là bác cao tài hơn tôi. Rồi đến khi vào đây, đứng trước mặt bác thì tự nhiên tôi thấy có một sức mạnh vô hình nào đó từ tận đáy lòng mình thúc đẩy tôi phải đổi hẳn từ thế thù địch sang một niềm kính yêu vô hạn. Vậy tôi quyết định chấm dứt công tác mà địch giao cho, và xin đặt mình dưới quyền sử dụng của bác kể từ giờ phút này.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh gật đầu vỗ vai Tạ Đình Đề:

    - Tôi hiểu, tôi tin anh và tôi cũng nhận anh là đồng chí của tôi.


    [​IMG]

    Lúc ấy Tạ Đình Đề liền rút trong người ra một khẩu súng lục tí hon, có gắn một ống hãm thanh, hắn tháo những viên đạn có đầu sơn đỏ chói, một ống nhòm cùng với một bản đồ dinh chủ tịch, cục thạch anh dụng cụ để dùng với máy vô tuyến truyền tin, cùng số giấy tờ tùy thân dưới lốt cán bộ cao cấp, bạc giấy rồi trao lại cho viên hậu cần còn đứng bên cạnh. Xong đâu đấy, hắn thò tay vào miệng bóp từ trong kẽ răng ra một viên thuốc độc đặt lên thành mâm.

    Bác quan sát nãy giờ liền vui vẻ nói:

    - Thôi, bây giờ chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện.

    Cũng kẻ từ đó, Tạ Đình Đề đã trở thành người vệ sĩ tin cẩn, thân cận số 1 của bác, còn kiêm thêm nhiệm vụ làm mật vụ phản gián. Mà hồi ấy các mật vụ gián điệp Pháp, chỉ cần nghe đến cái tên Tạ Đình Đề là đã hồn siêu phách lạc.


    ---HẾT---

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
  2. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Giải mã điệp viên, từ kẻ thù trở thành một cận vệ xuất sắc

    * * *

    Có người đã nói rất đúng rằng, người ta sẽ chỉ thực sự chết khi không còn tồn tại trong trí nhớ của người còn sống. Có người không có cấp bậc, chức vụ, giữ những trọng trách lớn lao trong hàng ngũ quân đội, trong chính quyền mà đã từng tồn tại biết bao nhiêu huyền thoại. Để nhiều năm sau khi ông rời bỏ trần gian, tên tuổi ông, cuộc đời ông, với đầy đủ mọi cung bậc, hào hoa và ê chề, vinh quang và cay đắng. Còn gắn với một vụ án trong lịch sử lưu lại trong trí nhớ của nhiều người.

    Trong kháng chiến chống Pháp từ liên khu ba, liên khu bốn, Bình Trị Thiên, Việt Bắc, các chiến sĩ quân đội nhân dân đều biết đến tên ông. Tên tuổi của ông vang mãi cho tới tận các vùng nam bộ xa xôi nữa. Đặc biệt ở miệt Cống Thần, chợ đại Hà Nam, Hà Nội, bà con thường nhắc đến ông với thái độ khâm phục, kính nể, trân trọng, người đó là ông Tạ Đình Đề. Còn quân Pháp trong thời tạm chiếm Hà Nội lúc nào cũng nơm nớp, tưởng chừng lúc nào ông cũng có mặt giám sát từng hành động của chúng. Và cũng chính bọn chúng tự thêu dệt lên những huyền thoại xuất quỷ nhập thần của ông trong nội thành Hà nội.

    Tạ Đình Đề còn có tên là Lâm Giang, ông sinh ngày 8 tháng 8 năm 1917 tại Hà Tây, ông mất vào ngày 17 tháng 1 năm 1998 tại Hà Nội, là nhà cách mạng Việt Nam. Ông quê thôn Đại Định, Xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai. Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can. Vì nhà nghèo nên từ 16 tuổi Tạ Đình Đề đã lang bạt sang làm công nhân hỏa xa tại Vân Nam tại ga Côn Minh Trung Quốc.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Trong thời gian đó ông tham gia vào hội Ái Hữu cứu quốc, sau đổi thành Việt Nam giải phóng cứu quốc do mặt trận Việt Minh tổ chức. Ông được đào tạo thành gián điệp, tốt nghiệp tại trường quân sự Hoàng Phố Trung Quốc với tấm bằng xuất sắc. Ông tham gia các hoạt động vũ trang và được Việt Minh phân công hoạt động tình báo cùng phái bộ Mỹ, trong phe đồng minh chống phát xít Nhật.

    Sau giải phóng Thủ Đô, rời quân ngũ ông về công tác tại Tổng cục Đường sắt Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu vào tháng 2 năm 1991. Ông là người trực tiếp lãnh đạo và xây dựng phong trào thể dục thể thao và văn hóa văn nghệ nghành đường sắt Việt Nam. Ông đã xây dựng và góp phần đưa Xưởng dụng cụ cao su Tổng cục đường sắt trở thành một doanh nghiệp lớn có nhiều sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài ngay từ khi còn chiến tranh và thời kỳ bao cấp. Ông đã tạo điều kiện, dìu dắt, nâng đỡ và cưu mang nhiều người xa cơ lỡ vận, nhận vào làm công nhân, vừa làm vừa học. Nhiều người đã trở thành bác sĩ, kỹ sư, giám đốc, trở thành nhạc sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng.


    [​IMG]

    Bản thân ông là một người cũng ngang tàng ngay thẳng, không ngại hiểm nguy và dám đứng lên bảo vệ lẽ phải khi ông cho là đúng. Chính vì vậy mà trên con đường công danh, ông bị cuộc đời dần lên dần xuống, hắt hủi ghê ghớm tột cùng. Ngày 27 tháng 11 năm 1974, Tạ Đình Đề bị bắt lần thứ nhất, bị khép vào tội cố ý làm trái chính sách, tham ô hối lộ. Sau đó là lệnh tạm giam đặc biệt với ông chờ ngày xét xử. Đến cuối năm 1975, sau một năm bị tạm giam, ông mới được phép gặp mặt gia đình trong khoảng thời gian ngắn. Biết tin mình sắp bị bắt, tôi như sụp xuống, trời đất quay cuồng, bao năm nay xưởng cao su đường sắt đã gắn liền với tôi, đã giành cho nó biết bao nhiêu công sức, trí tuệ lẫn tình cảm, vậy mà bây giờ tai họa lại ập xuống đầu tôi, ông Tạ Đình Đề từng kể lại như vậy.

    [​IMG]

    Những ngày ngồi tù, cho dù khổ sở vì điều kiện ăn ở, sức khỏe giảm sút, những ý nghĩ về việc bị bắt luôn ám ảnh trong đầu, ông vẫn tự động viên mình phải giữ vững niềm tin, một ngày không xa sẽ có người minh oan cho mình, sẽ được trả lại tự do, Và những gì ông mong mỏi rồi cũng đến. Tháng 6 năm 1976, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa vụ án Tạ Đình Đề ra xét xử. Lần thứ nhất tại tòa án, hội đồng xét xử nhận định toàn bộ hoạt động của Tạ Đình Đề từ những năm 1971 đến 1974 là thấy việc gì có lợi cho đơn vị, kể cả móc ngoặc, xin nhượng, mua bán, đổi trác thì đều thực hiện bằng được. Thấy mặt hàng gì có khả năng bán được là tung tiền ra mua kỹ thuật và đầu tư sản xuất, trước mắt lấy lãi phục vụ kiến thiết cơ bản. Hoạt động thể dục thể thao và mục tiêu lâu dài đưa xí nghiệp trở thành xí nghiệp lớn, kinh doanh tổng hợp. Kết quả đạt được là một cơ ngơi khang trang, được hoàn thành trong hai năm trong một bãi tha ma và ao rau muống, các bị cáo cố ý làm trái nhưng không có tư lợi.

    [​IMG]

    Cuối cùng hội đồng xét xử tuyên án tha bổng Tạ Đình Đề, luật pháp lúc đó và luật hình sự hiện nay không tồn tại từ "Tha Bổng".

    [​IMG]

    Cuộc đời ông Tạ Đình Đề bắt đầu bằng những câu chuyện huyền thoại và kết thúc cũng bằng những câu chuyện huyền thoại ly kỳ. Ông nổi danh với những hoạt động cách mạng xem như huyền thoại, sự ngang tàng trượng nghĩa của mình đã khiến ông có rất nhiều bạn bè, nhưng cũng chính những điều đó lại làm hại ông, cuộc đời ông là chuỗi những tháng năm dài oan khuất.

    [​IMG]

    Từng làm gián điệp cho địch, quay sang quy hàng rồi trở thành người cận vệ trung thành của bác, được trao tặng huân trương độc lập hạng ba, cuộc đời ông là một giai thoại khó quên.

    Người ta kể rằng, Tạ Đình Đề là tình báo địch, từng nhận nhiệm vụ theo dõi và ám sát bác. Vào một bữa trưa, bác Hồ nói với người cần vụ lấy thêm một cái bát đôi đũa rồi nói to:

    - Mời anh Tạ Đình Đề vào ăn cơm trưa với tôi!

    Biết đã bị lộ, Tạ Đình Đề nhảy vọt ra đứng ngay ngắn trước mặt bác. Không hiểu hai người nói chuyện gì mà sau đấy Tạ Đình Đề thay đổi mục đích chuyến viếng thăm và nói:

    - Vậy tôi quyết định chấm dứt nhiệm vụ của địch giao cho và xin đặt mình dưới quyền chỉ huy của bác, từ đó ông trở thành người cận vệ của bác Hồ. Nhiều lần ông đã chứng tỏ được tài năng xuất chúng của mình.

    Nhà văn Mai Ngữ trong tác phẩm Lãng Đãng Chiều Sương kể một câu chuyện đặc biệt ly kỳ. Tôi nhớ lại hồi Hà Nội xử vụ án Tạ Đình Đề, thiên hạ hiếu kỳ cả người lớn trẻ nhỏ đến người đầy trong sân tòa án. Tôi nghe trong đám trẻ chừng mười bốn mười lăm tuổi đang ngồi xúm quanh một đứa lớn hơn để chăm chú nghe kể chuyện về bác Hồ.

    Có lần ở nước ngoài một vị khách mời bác Hồ thuốc lá, ông Tạ Đình Đề đứng bảo vệ bác liền rút súng lục bắn một phát trúng luôn điếu thuốc rơi xuống, là do ông Đề đã biết họ tẩm thuốc độc vào điếu thuốc nên liền xử lý.

    Dân gian cũng truyền tụng nói nhiều đến tài nghệ bắn súng "bách phát bách trúng" của ông. Ông Vi Hải, nguyên là Thành đội trưởng Hà Nội có kể với các nhà báo. Tạ Đình Đề chuyên dùng bờ ron ninh, hai khẩu hai tay, cứ vẩy một cái là trúng. Có lần trước mặt bá quan và hoa khôi ở Hà Đông, viên sĩ quan Trung Quốc tuyên bố thi bắn súng, ông Đề chỉ nhỏ nhẹ nói vui:

    - Nếu ông thích thì tôi xin hầu, có gì ông dậy bảo cho.

    Viên sĩ quan lớn giọng:

    - Ai thua thì phải đãi chư vị đây một chầu trong nhà hàng sang trọng Á Châu, thuộc hàng như khách sạn 5 sao hiện nay.

    Dù rằng trong túi không có một cắc nhưng Tạ Đình Đề vẫn nhận lời thách đấu. Viên sĩ quan hăm hở đi lên, cầm súng ngắm bắn cẩn thận liên tiếp 5 viên, chỉ trúng 3 viên. Ông Đề chỉ lặng lẽ cầm súng vẩy liền 5 cái trúng được cả 5, thế là tất cả mọi người được ăn một chầu ra trò ở khách sạn 5 sao.


    [​IMG]

    Ở giai thoại khác cũng không kém phần gay cấn, là vụ nổ súng ngay tại sân khấu khiến cho khán trường ngơ ngác. Số là có lần đi dự một buổi trong khán trường sân khấu, khi ca sĩ chưa kịp nói lời chào khán giả thì Tạ Đình Đề đứng dậy rút súng bắn trúng diễn viên chết ngay. Khi khám xét tử thi người ta phát hiện trong mình kẻ này có một cục thạch anh, một khẩu súng nhỏ xíu được cất giấu vô cùng kỹ lưỡng. Hóa ra đó là một nữ điệp viên muốn nhân cơ hội ám sát lãnh tụ.

    [​IMG]

    Người ta còn kể lại rằng, vào hồi đầu những năm 1976, dân Hà Nội thấy một người đàn ông oai vệ cưỡi chiếc xe máy diễu ngang trên phố, người đó không ai khác chính là Tạ Đình Đề. Ông đang chạy trên đường thì gặp tai nạn do va chạm với một chiếc ô tô con, tiếng va chạm mạnh đánh dầm chả khác chi trời long đất lở, mọi người gần đó phải đoán chừng như này thì chỉ có thể vỡ đầu bể óc như chơi. Khi người dân xúm lại gần thì chả thấy Tạ Đình Đề đâu, một lát sau có một người đàn ông phi thân từ trên cành cây cao xuống đất rồi cười cười, toàn thân không mảy may làm sao hết.

    [​IMG]

    Đại tá Quách Hải Lượng, người từng gặp Tạ Đình Đề ở chiến khu việt bắc thì có kể rằng:

    Tôi có hỏi anh Đề:

    - Người ta nói anh băn súng giỏi lắm phải không?

    Chỉ thấy anh Đề mỉm cười rồi lắc đầu nói vui, trả lời rằng:

    - Các ông chả biết gì về tình báo cả, người tình báo nào mà chả băn trúng.

    Xung quanh Tạ Đình Đề có vô số giai thoại, tuy nhiên ai hỏi ông thì ông bảo:

    - Ối giời! Chúng nó bịa ra ấy mà.

    ---HẾT---

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...