Truyện Ngắn Hương Vị Của Gió - Nguyễn Hồng Dung

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi CaoSG, 21 Tháng tư 2019.

  1. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    336
    [​IMG]

    Tập truyện HƯƠNG VỊ CỦA GIÓ

    Tác giả: Nguyễn Hồng Dung

    Giới thiệu:

    Đôi nét về tác giả: Nguyễn Hồng Dung sinh năm 1978, là đứa con thân yêu của tỉnh Ninh Bình. Hồng Dung lấy bút hiệu là Cỏ Mật, và cô cũng là cựu sinh viên khoa Văn trường Đại học Tổng hợp – Hà Nội.

    Tập truyện "Hương vị của gió" được Nhà xuất bản Trẻ phát hành vào năm 1999, gồm 15 tác phẩm với lời văn đầy chất sinh viên nhưng cũng rất nhẹ nhàng sâu lắng.

    "Hương vị của gió" kể về câu chuyện tình yêu của thời tuổi trẻ, nhiệt huyết với đam mê, nhưng cũng đầy trắc trở. 15 tác phẩm là 15 câu chuyện tình yêu khác nhau, chỉ duy một điểm chung là nhân vật trong chuyện đều là những người mang trong mình dòng máu nghệ thuật.

    Đọc "Hương vị của gió" ta cảm thấy như trở lại thời tuổi trẻ, đầy nhiệt huyết với ước mơ cống hiến cho đời, nhưng cũng rất nhẹ nhàng trong cảm xúc tình yêu.

    1. Khung Phố

    2. Trở Lại Với Dòng Sông

    3. Giai Điệu Xanh

    4. Lặng Lẽ

    5. Búp Bê

    6. Phong Lan
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng tám 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    336
    Khung phố

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tặng H.

    Nó cắm cuối tô lại từng nét vẽ, mũi hít hít mùi bột màu hăng hắc. Thầy giáo đi đi lại lại trong phòng, cất giọng đều đều nhắc nhở lũ trò.. Thầy giáo thấp, lại mặc một chiếc áo long Đức to xù, tai giắc mẫu bút chì ngắn ngủn. Nó so vai, bất giác cười thành tiếng. Thanh quay sang hỏi: "Nguyên cười gì thế?" "Ờ, à không?". Nó ngẩng đầu qua giá vẽ, bắt gặp ánh mắt từ một góc tối đang nhìn nó. Đôi mắt sau cặp kính trắng ánh lên những tia triều mến. Nó vội vàng cúi xuống bức tranh.

    Hết giờ học, cả lớp ồn ào. Tiếng mấy đứa con gái lanh canh: "Hùng, dọn giùm giá vẽ nhé!" Hùng cần mẫn thu xếp lại căn phòng cho ngăn nắp. Nó không vội vã, xếp lại từng bức phác thảo rồi mới đứng lên. Hùng dừng lại trước nó: "Để tôi giúp Nguyên cất giá vẽ nhé!" Nó cười thay cho câu cảm ơn và bước ra khỏi phòng. Từ phòng vẽ ra là một khu vườn cây cảnh và những bức phù điêu xen kẽ. Những bông lưu ly mùa đông run run sắc tím mỏng mảnh. Một giàn hoa giấy đỏ lá phủ đầy bụi, kéo dài ra cổng. Đi sau những chuỗi cười và những sắc màu rực rỡ, nó so ro kéo mảnh áo sát người. Hùng đi sát sau nó song sát nữa nó sẽ là người rớt lại cuối cùng vì anh đã được các bạn gái chờ ngay cột đèn đầu phố.

    Nó đếm từng viên gạch lát hè phố, mặc cho gió thổi tung mái tóc đỏ khè và rối bời. Lá bàng ào theo từng cơn gió, chao nghiêng sắc đỏ với bụi đường. Có gì bất ổn trong tiếng còi xe. Phố vắng. Chiếc xe ngựa lăn qua, móng ngựa nện xuống đường bồn chồn và tiếng nhạc ngựa rung mình kêu vang phố. Nó cúi nhặt một chiếc lá vàng rất đẹp để mang về đưa cho đứa em đang ngồi trong xe lăn ở đầu cổng đợi chị. Mỗi khi chị về, mặt con bé ngời sáng. Nó đưa cho em những bức tranh, đứa em háo hức lật giở, ngắm ngiá say mê. Mỗi lần như thế, nó thường quay đi nén tiếng thở dài. Con bé có khuôn mặt của một thiên thần, song tạo hóa luôn là kẻ không công bằng.. Còn nó, giá nó què thay cho em, nó cũng chẳng tiếc chút nào. Còn thảnh thơi hơn là đằng khác.. Hôm nào con bé cũng đón chị bằng một câu hỏi: "Hôm nay ở lớp chị có gì vui không?" Hôm nay, nó suýt buộc miệng kể về Hùng, nhưng lại thôi.

    Hôm đầu tiên nhập học, nó nhớ như in, thầy lùa tất cả gần hai mươi đứa vào một căn phòng nhỏ. Có tới già nữa là con gái, to, nhỏ, lỡ cỡ.. đủ kiểu. Nó loay hoay kiếm chỗ nhưng vì tới muộn nên không biết ngồi vào đâu. Chợt có một thằng con trai bảo: "Bạn cứ ngồi vào chỗ của tôi cũng được". Nó lung búng một lời cảm ơn về hành động đẹp. Nó đi tới lớp tay khong, người bạn mới liền đưa luôn cho nó giấy vẽ, bút chì và cả que đo dây dọi. Nó ngơ ngác, nhìn vào người lạ mặt, thấy cặp mắt nâu hiền lành dưới đôi mắt kính dày cộp, nó mới yên tâm. Nó cảm động quên cả cảm ơn – đó là lần đầu tiên nó được người khác quan tâm.

    Giữa lớp học ồn ào, có phần hơi nhộn nhạo, nó có cảm giác mình là một cái bóng mập mờ lút sâu trong góc. Bạn bè không thờ ơ, cũng không vồn vã. Chỉ có Hùng, đôi lúc đã làm cho nó ấm long.. Song có lần nó ứa nước mắt, dằn từng nét bút trên tranh giấy bởi tiếng nói lao xao của đám bạn – họ bầu Hùng và Hiền là hoa khôi của lớp, một cặp bài trùng, rất đẹp đôi. Mà đúng vậy. Nó cố hất tóc ra sau và cảm thấy.. ghét ghét thằng cha có vóc dáng cân đối đeo cặp kính cận nặng trịch ấy.

    Mỗi lần đến lớp, nó thường đem theo một viên sỏi đẹp nhặt ở đường và xếp vào khung cửa sổ gần chỗ ngồi, nơi quay nhìn ra phố. Trong giờ học, nó vội vàng thoát khỏi những bức vẽ mẫu thầy ra để quay ra phố - vẽ trộm thầy. Vẽ say sưa. Thầy ít chú ý tới nó. Thầy ưa gam màu mạnh, không thích nó là đương nhiên – nó tự nhủ. Nó vẽ phố đông. Lá vàng rơi nghiêng qua mái phố phủ rêu xanh như những đốm nắng cuối đông. Mấy cô gái gánh hàng rong bước đi thoăn thoắt. Vó ngựa ngang qua, gõ vào nền phố.. Một lần thầy bắt được. Nó tái mét mặt. Nhưng thầy không mắng. Xin nó bức vẽ. Và từ đó thầy quan tâm tới nó nhiều hơn. Không một lời khen song qua ánh mắt nó biết thầy đã có một bài học về màu sắc.

    Thầy bảo người giỏi trong nghề họa thì học tài tử vẫn giỏi. Và cả thầy cũng có phong cách.. dạy tài tử. Thầy giao cho Hùng hầu hết việc lớp. Từ sắp xếp hình mẫu, thu nộp bài đến việc tổ chức lớp. Nó có cảm giác anh là người thầy thứ hai trong lớp. Có lần thầy đi vắng cả tuần mà dưới sự chỉ đạo của Hùng, lớp vẫn học rất đều đặn. Nhìn Hùng cao lớn đứng bên thầy, nó thấy ngộ ngộ..

    Những giờ ra chơi, nó tư lự bên khung cửa nhìn ra phố. Nó không ra sân phần vì không muốn chơi, phần vì nó sợ nó them ghét Hùng. Anh ta được long tất cả mọi người một cách nhã nhặn, lịch sự. Với cả đám người hổ lốn này ư? Giả tạo. Ồ, mà tại sao nó phải nghĩ nhiều đến thế về con người ấy! Nhìn ra phố, long thấy mềm mại, thanh hơn.. Lướt qua khung cửa của nó biết bao khuôn mặt, dáng dấp. Vài lần, nó bắt gặp một gương mặt đẹp dịu dàng ẩn dưới vành nón trắng. Nó cố ghi sâu trong tâm trí và đã vẽ lên trên khung giấy. Vẽ mất hẳn ba buổi, vẽ một cách lén lút. Bức tranh làm nó rất hài long. Nó run run đề một câu dưới bức vẽ: "Nếu đẹp, tôi sẽ chinh phục cả thế giới!" và ký tên. Và, giật bắn mình khi thầy đột ngột từ sau lung cầm bức họa lên xem, gật gù. Cặp kính cận dày cộp luôn là cái bóng của thầy. Nó nóng mặt râm ran. Lạy trời, mong sao dòng chữ biến đi!

    Đám con gái chúi mũi vào một góc, bàn về mốt méc. Về những thần tượng. Về bóng đá. Nó quay ra cửa sổ, lơ đãng thả cái nhìn theo bóng nắng, mong gặp lại người thiếu nữ trong tranh. Chợt nó căng tai lên khi nghe tiếng nói thì thào: "Hắn ga lăng rởm! Tỏ ra đứng đắn một cách vô lí." "Tao không thích kiểu đẹp cứng ngắc ấy". "Nó kiêu nhỉ! Tao đoán nó cũng nghèo kiết.." Cả đám con gái thi nhau nói, thi nhau chê bai.. Nó mỉm cười chua chát. Tuổi mười tám, con gái thường nói nắng là mưa, nói mưa là nắng.. Nó cố moi ra một lí do để ghét Hùng một cách khách quan. Ồ, chẳng lẽ lại ghét vì anh ta quan tâm tới hết thảy mọi người? "Nó mà được khen là vẽ có hồn! Vô lí!" A, con gà tức nhau tiếng gáy? Tiếng xì xào nhỏ dần. Nó nóng gáy – hình như họ mục kích nó.. Gần đây bắt đầu có những lời trêu chọc giữa nó và Hùng. Nó cố ý bỏ ngoài tai – một sự ác ý không thể làm ngơ. Còn Hùng, anh dường như không biết nỗi khổ tâm của nó, vẫn tỏ ra quan tâm, thân mật với nó. Nó lảng tránh. Và buồn.

    Tập tranh dự thi của lớp, nó chiếm tới năm cái. Nhiều nhất vẫn là Hùng. Có tiếng xì xào nổi lên trong lớp. Nó nhẫn nhục nhìn ra phố. Cố nghĩ về ước mơ của mình – ước mơ một ngày kia sẽ có một chàng hoàng tử đến đón nó đi. Chàng hoàng tử ấy như thế nào nhỉ? Không, chắc là không cận đâu nhỉ! Nó phá lên cười. Cả lớp quay nhìn. "Chắc điên" – có tiếng con gái nổi lên, rơi tõm vào khoảng im lặng.. Rời ghế, nó đi dọc theo phố. Phố như một nét chì kẻ đậm trên khung giấy. Đàn bà là giống hay ghen tị - bố từng nói thế trước khi chia tay mẹ. Nhưng nó thì có gì để người đời ghen? Một con bé xấu như vịt, suốt mùa đông nhẫn nại đến lớp học them với chiếc áo màu cỏ úa. Nó chỉ muốn khẳng định mình – một chút thôi.. Hùng đạp xe tới, mời nó lên xe. Nó cảm ơn và từ chối, giọng khô khốc. Ánh mắt Hùng buồn rầu, trìu mến, anh cuối đầu lướt xe đi. Nó có cảm giác tủi thân. Nó không bao giờ cần sự thương hại. Mà như thế, ích gì? Chợt nó nhớ tới lời đề từ bức họa hôm nọ. Nó sợ cảm giác của nó: Một, hai, ba.. mình chỉ là một con vịt xấu xí, một, hai, ba.. Nó lẩm bẩm. Con gái hay hoang tưởng – bà nội nó bảo thế. Và nó rất nhớ.. Trong đời nó chưa hề có một bông hoa ngày 8.3, chưa một lần được đám bạn trai tỏ ra ga lăng đèo đi trong những buổi dã ngoại. Con trai với nó không thân, không nhạt nhẽo. Thế lại đâm hay – nó tự trấn an bản thân. Và luôn mơ về một hoàng tử. Nó cứ hình dung chàng sau bộ áo choàng. Nụ cười của chàng rất tươi. Ánh mắt của chàng thật trìu mến. Nó hoảng hốt vì thấy chàng hoàng tử đó giống Hùng..

    Một hôm, thầy gọi nó và Hùng đến đột ngột. Nó im lặng quan sát căn phòng riêng chật cứng tranh. Một bộ bàn trà và một chiếc giường cá nhân. Giá sách treo cuối giường đầy nghẹt những sách bìa đã ố vàng. Với Hùng, căn phòng này dường như đã quá quen. Giọng thầy đều đều: "Các em rất khá, thời gian qua tôi theo dõi, không hề khen ngợi các em nhưng các em đã tự vượt lên khỏi mình. Nhất là kết quả cuộc thi tranh tôi vừa nhận được.. Tôi sẽ phụ đạo các em một thời gian nữa. Có ngày, các em sẽ vượt xa tôi. Và ngày đó cũng sắp tới rồi.." Nó run run, không dám tin đó là thật. Thầy nhìn nó: "Em vẽ mảng tranh phố rất có hồn. Nhìn tranh tôi hiểu tâm trạng của em". Nó nhìn mông lung, thấy Hùng cúi xuống mím môi miết những ngón tay lên cạnh bàn.

    Nó ào ra phố. Muốn khóc. Những lá Xuân đã nhú chồi mỡ màng. Thì ra sự cố gắng của nó không phải là vô ích. Nó ngả giá vẽ ở một góc phố vắng. Mưa xuân li ti lướt đi trong phố cùng dòng người. Màu mưa trong ranh nó huyền bí quá. Đám học sinh đi học về, dừng lại ngó nghiêng và xuýt xoa. Có đứa bảo: "Chị vẽ trông lạ nhỉ!" Nó cười gấp giá vẽ về nhà trong niềm hân hoan. Hơn một năm theo lớp học vẽ, tới hôm nay nó mới có cảm giác vui sướng như thế này.

    Xuân đến. Khung của sổ của nó sinh động và sáng rỡ. Nhưng nó thì vẫn thé. Nó ngày càng lặng lẽ và cô độc hơn. Chiều chủ nhật nó và Hùng được thầy kèm thêm nữa. Đột ngột, Hùng xin thôi học. Thầy giáo buồn rầu nói: "Tôi mất một cánh tay mặt, em đã giúp tôi rất nhiều. Song vì hoàn cảnh riêng của em, tôi không dám giữ". Nó lơ mơ cảm thấy Hùng có điều gì bất ổn.. Đám con gái không thấy đứa nào tỏ ra thờ ơ. Đứa nào cũng có một gói quà nhỏ tặng Hùng. Hùng cảm động nói những lời chia tay. Nó không có gì, thản nhiên như không nghe gì, nhưng nó biết rõ có đứa khóc, mắt đỏ hoe. Chẳng lẽ bây giờ chúng mới nhận ra Hùng là người như thế nào? Cả lớp bỗng dồn mắt về phía nó. Nó bình thản nhìn ra phố, lòng rộn lên niềm sung sướng, không, đó là niềm kiêu hãnh, hả hê. Từ giờ thầy mất hẳn một nguoigư giúp việc. Đám con gái mất một người ga lăng. Hoa khôi Hiền mất một người xế. Chỉ có nó là được tất cả. Anh đi. Nó không rời mắt khỏi cửa sổ. Ngoài kia, nắng mỏng từng bờ vai người qua đường.

    Lại những ngày học phẳng lặng. Lớp học thấy thiếu thiếu một cái gì đó. Nó cũng cảm thấy chống chênh. Không có cậu con trai nào sau Hùng quan tâm đến nó cả, và tất nhiên nó không phải ngấm ngầm nuốt nước mắt bởi những câu nói bóng gió của đám bạn gái nữa. Lớp lại nổi lên Hòa – một chàng thư sinh, đẹp trai. Một thần tượng mới ư? Nó nhún vai cười thầm.

    Chỉ còn thầy là vẫn theo dõi bước tiến của nó. Thầy khuyên nó năng đi vẽ. Nó đi vẽ phố. Những gương mặt thoảng qua. Nó thấy mình già như phố. Và cô độc.. Nó yêu cái phố nhỏ này, yêu những hàng cây bàng già nua, yêu cả tiếng lục lạc ngựa rộn ràng sớm chiều qua phố. Yêu cả những gương mặt của người qua đường.

    Hôm nay là mùa xuân mười tám của nó. Vẫn chưa thấy chàng hoàng tử nào đến gõ cửa đón nó đi. Nó cười tự giễu mình là kẻ mơ mộng và nhớ tới tập tranh của nó vẽ về giấc mơ hoàng tử mà thầy đang giữ. Tan học, nó ngoạt vào một góc phố tím sậm bóng chiều, cắm cúi đếm từng viên gạch lát đường, suýt đâm sầm vào người đi ngược. Ngẩng lên, nó ngây người bắt gặp cặp kính trắng. Thoáng yên lặng. Bối rối. "Anh chưa đi?" Nó lên tiếng trước. Anh lúng túng: "Chưa.. mà Nguyên cũng chưa từ biệt tôi kia mà". Nó cười khô khốc. Anh thì còn thiếu gì nữa? Anh nhìn nó, cái nhìn như một câu hỏi: "Chẳng lẽ" – cái nhìn đầy khắc khoải.. Nó cúi xuống di cát dưới chân, di cả những bối rối. Anh ngập ngừng: "Tôi đến để chia tay với Nguyên. Mong sẽ gặp lại em.." Anh đưa cho nó một tập giấy rồi vội vã đi. Đi như chạy trốn. Tay nó run bắn. Nó vội mở tập giấy. Có dòng chữ li ti: "Tập tranh" Khung phố "tôi đã vẽ trong những giờ lên lớp – tặng Nguyên". Những bức tranh - vẽ về nó ư? Con bé ngồi nghiêng nhìn ra khung trời nhạt nắng. Con bé cười trước khung phố xuân – nụ cười cô đơn, buồn buồn, ngơ ngác. Con bé mải miết bên khung vẽ.. Nó trong bốn mùa. Nó tự nhiên thấy mình cũng đẹp đẹp. Và đôi mắt – đôi mắt rất lạ và rất đẹp. Cuốn tập tranh có một câu để lại của Hùng: "Người ta có thể hiểu nhau bằng ngôn ngữ vô ngôn, Nguyên ạ". Nó mỉm cười. Chẳng lẽ nó may mắn và hạnh phúc thế ư? Có người hiểu mình, trân trọng mình là hạnh phúc và may mắn rồi còn gì!

    "Khung phố" nó lẩm nhẩm và bỗng giật thót mình. Nó lục lọi trong tập tranh phác thảo và lôi ra một bức tranh "Khung phố" : Mái phủ rêu xanh lấm tấm nắng xuân. Một chàng trai trên đường, bóng ngả dài trên hè phố. Anh ngoảnh nhìn về phía sau, dõi vào khung cửa sổ, đôi mắt sau cặp kính bâng khuâng. Nó đã vẽ anh, vẽ lại ánh mắt anh nhìn nó hôm anh ra đi. Tại sao nó không nhớ ra để tặng anh nhỉ? Anh bây giờ ở đâu? Và nó tự an ủi mình – anh sẽ trở về. Sẽ trở về. Phải vậy không anh?

    Bỗng tự nhiên nó muốn khóc. Và nhớ về khung phố của ngày xưa, ngày còn có anh. Anh đã giúp nó phá vỡ cái vỏ ốc của mình, từ nay nó sẽ sống tự tin hơn – chắc chắn là như thế.

    Và anh, anh sẽ về chứ? Về với khung phố ngày xưa..
     
    Heo Bảo BảoMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng tư 2019
  4. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    336
    Trở lại với dòng sông

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ánh chiều kéo những vạt nắng dài lê thê qua mấy ngọn núi màu lam hắt xuống mặt sông tạo thành làn nước hồng pha tím. Tôi xách cần câu uể oải đứng dậy ra về. Chợt nhìn bãi sông bên kia nơi mấy luống khoai lang nhà tôi trồng, một con trâu mộng đang vặt từng đám lá nhai ngon lành. Trên lưng trâu vắt vẻo thằng bé chừng tám tuổi. Nắng chiều hắt vào mặt làm mái tóc nó vàng rực. Trời đất, đám khoai lang đang độ vào củ xanh mơn mởn ngày nào tôi cũng tưới cho nó..

    - Ê, đứa nào cho trâu ăn khoai kia! Ra ngay kẻo tao cho một trận bây giờ.

    Thằng bé ngoảnh lại, từ từ dắt trâu ra khỏi đám khoai lang, vênh mặt lên giọng thách thức:

    - Đố đấy!

    Nó trề môi, kéo dài giọng. Tôi tức quá, mặt nóng bừng bừng nhảy phắt lên chiếc thuyền câu bơi sang. Nó đủng đỉnh cho trâu lên đê như thách đố. Tôi cố hết sức khua mạnh mái chèo. Sắp tới bờ.. Bỗng thằng bé quất túi bụi vào lưng trâu, con trâu lồng lên, chạy thẳng. Nó cười lanh lảnh. Tiếng cười theo gió trải dài trên mặt sông như cợt nhạo tôi tay đang buông thõng mái chèo, mặc con thuyền trôi ngang theo dòng nước đầy hoàng hôn và phù sa..

    *

    Nghe tiếng ho khan tôi quay lại và nhận ra thằng bé hôm qua. Nó đang chống chiếc thuyền khá to, liếc nhìn tôi mặt tỉnh bỏ, nhưng không giấu nổi vẻ tinh nghịch. Tôi im lặng buông câu nghĩ cách trả thù. Bây giờ nổi xung lên thì cũng vô ích. Bủm! Nó chọc sào để vớt bèo ngay chỗ tôi thả câu. Tôi đã nóng mặt. Tự kìm mình, tôi bơi thuyền sang chỗ khác. Nó lại chèo thuyền tới, Tôi thả mồi câu, nó lại hì hục vớt bèo vẻ cần mẫn lắm. Cái sào của nó chọc, khều lung tung, nước bắn tung toé lên mặt tôi.

    - Mày lui cho tao câu!

    - Tôi vớt bèo chứ có câu tranh ông đâu! – Nó vẫn cứ vớt.

    - Vậy thì mày lui ra ngoài kia mà vớt!

    - Tội gì! Chỗ này bèo non. Sông của ông chắc?

    - Có lui không! – Tôi nổi cáo – Tao trị luôn cả tội phá khoai bay giờ!

    - Thách đấy! – Nó nhơn nhơn toét miệng cười trông thật đáng gét. Tôi giận – cái tức đã lên đến cực độ, người nóng ran, tay run lên. Tôi nhảy phắt sang thuyền của nó. Phải cho nó vài quả đấm mới hả dạ! Con thuyền dềnh lên, chao đảo, suýt lật úp. Nó đang ngồi chân co chân duỗi ở nữa thuyền liền bị tung lên, chỉ kịp kêu "ối" một tiếng thì rơi tùm xuống sông mất tăm. Nó lặn đi đâu? Tôi sợ hãi căng mắt theo dõi.. Nhìn kìa! Nó từ từ nổi lên, chân tay duỗi ra, cứng đờ, kiểu của người đã no nước. Hoảng quá, chân tay tôi run cầm cập, vội nhảy luôn xuống lôi nó lên. Khi bàn tay tôi vừa túm vào thân hình cứng đờ bất động của nó, bỗng nó quẫy thật mạnh, vùng ra khỏi tay tôi, biến mất. Nó đã lên bờ. Thằng lỏi trời đánh thánh vật! Nó lại cười. Tiếng cười lanh lãnh vang khắp mặt sông.

    *

    - Đánh! Đánh bỏ mẹ nó đi!

    Đám trẻ con la ó. Trên mô đất ven sông bọn chúng xúm quanh hai đứa đang đánh nhau. Thằng Tuấn béo và một thằng bé gầy nhom. Tuấn to khoẻ hơn, vật cho thằng bé kia ngã lăn ra đất giữa tiếng hò vang trời của lũ trẻ. Ô chính thằng bé ấy! Tôi lao vào, khó khăn lắm mới gỡ được chúng ra. Chúng vẫn còn gầm ghè nhau. Tuấn béo phân minh:

    - Anh xem, thằng này ở đâu mà dám sang nhấc đó của em!

    Thằng bé im lặng bĩu môi. Nó nhổ một bãi nước bọt đầy máu. Mặt nó đanh cứng lại. Mắt nó mở to đầy vẻ căm thù. Khuôn mặt thâm tím, vết cào cấu ngang dọc. Tôi nhỏ nhẹ dàn hòa:

    - Thôi, anh không biết ai sai những chơi với nhau phải bảo vệ nhau. Đừng gây xích mích để rồi đánh nhau như thế.

    Nó nhìn tôi, đôi mắt dịu đi, chớp chớp. Thằng Tuấn cũng im. Bỗng nhiêu trước sự ngạc nhiên của mọi người, thằng bé lững thững ra bãi sông rồi bất chợt nhảy ùm xuống sông. Cả lũ ngơ ngác nhìn nhau. Lát sau nó đã hiện lên ở bên kia sông. Vai áo rách toạc dính hết vào người ướt sũng. Nó lững thững trèo lên đê.

    *

    Năm nay được mùa ngô đây! Tôi vui sướng len giữa luống ngô mặc cho lá ngô sải tay ve vuốt, mơn trớn khắp người. Những bắp ngô như ngượng ngùng giấu mình trong bẹ lá. Ngày mai tôi sẽ bẻ ngô.. Đang mải nghĩ chợt thấy một bóng người len lỏi giữa đám ruộng, tay chọn những bắp ngô to nhất, lật đật giấu dưới áo, dưới cạp quần. Thằng bé ấy!

    - Đứa nào ăn trộm ngô kia?

    Tôi tức nghẹn cổ, hùng hổ tiến đến. Thằng bé này thật không biết điều. Lần này phải trị thẳng cánh. Thấy tôi, nó không chạy, cứ đứng như trời trồng giữa đám ruộng. Những bắp ngô tuột khỏi vạt áo lăn lóc trên mặt đất. Nó bối rối hết nhìn tôi lại nhìn xuống đất. Mặt xám mét trông thật thảm thương.

    - Sao mày dám ăn trộm ngô? Ngô của tao chứ không phải bèo ngoài sông đâu mà thích bẻ thì bẻ nhá!

    Tôi chống nạnh quát. Mắt nó lấm lét nhìn tôi. Mái tóc hoe vàng dính đầy phấn ngô, cái áo toạc vai vì trận ẩu đả bữa trước cứ bay phần phật. Nhìn qua mảng áo rách, tôi thấy nó run bần bật. Lòng tôi đang bốc hừng hực bỗng nguội hẳn đi. Tôi cảm thấy thương hại nó. Tôi khẽ đặt tay lên vai nó, nó co rúm người lại vì sợ hãi. Tự nhiên tôi thương nó quá. Đúng như có một sức mạnh vô hình khiến tôi đang giận dữ hóa thành thương hại:

    - Thôi, em về đi. Anh không mắng đâu. Lần sau đừng như thế nữa nhé!

    Bỗng nó òa khóc nức nở. Tôi trở nên bối rối, lúng túng vỗ về nó: "Nín đi, nín đi em!" Cuối cùng nó cũng nín, lí nhí xin lỗi tôi rồi ra về. Bóng nó in trên con đê đất đỏ au như một chấm trắng..

    *

    - Nghỉ thôi cậu! Cậu.. tên là gì?

    - Dạ, tên em là Hòa.

    Thằng bé ngoan ngoãn đáp. Nó ra bẻ ngô giúp tôi từ lúc giữa trưa. Nó làm rất hăng hái. Bây giờ đã xế chiều và ruộng ngô cũng được bẻ xong.

    - Ta nướng đi anh!

    Nó nói rồi xăng xái nhóm lửa, chọn hai bắp ngô nếp cho vào đống lửa. Tôi bỏ ngô vào bì và chọn ra 20 bắp rất to:

    - Đây là phần để Hòa mang về cho mẹ luộc nhé!

    Nó lắc đầu. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao. Nó đáp giọng lạnh tanh:

    - Họ bỏ nhau rồi. Em ở với bà nội..

    Một làn gió ngoài sông thổi tốc mớ tóc của nó lộ rõ cái trán dô bướng bỉnh. Mắt nó đượm buồn, hàng mi cong veo rất giống mắt con gái. Tôi bỗng chạnh lòng, ân hận vì đã gợi lên nỗi buồn của nó. Đột nhiên nó hỏi:

    - Anh có thích dòng sông này không?

    Tôi gật đầu thay lời đáp. Nó nhìn tôi nói giọng rất chân thành:

    - Anh là người rất tốt. Em nói thật đấy! Và.. chính anh cũng đã cho em một bài học..

    Tôi và nó trở nên thân nhau.. Nó kém tôi bốn tuổi. Thằng bé rất bướng bỉnh mà cũng rất hay khóc. Nó vớt bèo, chăn trâu, còn tôi thì trồng rau và câu cá. Bãi sông lúc nào cũng vang tiếng cười vô tư của hai đứa. Tôi rất thương cho hoàn cảnh của nó.. Ba năm chúng tôi ở bên nhau như vậy. Rồi một ngày thằng bé nghịch ngợm ấy biến mất. Bãi sông vắng teo bóng dáng lanh lẹ của nó. Vắng tiếng cười – tiếng cười lanh lảnh xôn xao mặt sóng. Con sông nhỏ như rộng và dài ra đến dễ sợ. Bãi sông của hai đứa buồn tênh, trở nên hoang vắng..

    *

    * * * Bốn năm trôi.

    Tôi đã trở thành một chàng trai thực sự. Học xong lớp 12, một trận ốm thập tử nhất sinh đã làm tôi bỏ dở kỳ thi đại học. Tôi quay về với dòng sông thơ ấu, ngày ngày câu cá, trồng ra và đọc sách ôn thi. Tháng năm vất vả, tôi phải vật lộn với cuộc sống để tìm miếng cơm manh áo, để có tiền ôn thi, kỉ niệm xưa đã dần phai đi theo dòng nướ. Một buổi chiều.. Ánh nắng hè vàng ruộm loang loáng trên mặt sông. Tôi thả câu rồi ung dung giở mấy trang sách. Gió chiều lùa nhẹ mang lại hơi nước và mùi bùn nồng nồng. Có tiếng cười nói lao xao. Bỏ cuốn sách xuống thuyền, tôi đứng lên nhìn qua bụi lau. Xa kia có một chiếc thuyền đầy ắp người với tà áo đủ màu.

    Ôi, sao lắm con gái thế, chỉ có hai gã con trai. Tôi vội cho thuyền nép sát vào bụi lau rậm nhất. Tôi vốn sợ con gái lắm! Im lặng. Nín thở. Đọc sách. Có tiếng cười của ai đó vang lên rất quen thuộc. Tôi nhìn qua đám lau: Một cô bé chừng mười lăm tuổi, tóc chấm vai. Gương mặt trái xoan có một nét rất nghịch. Đôi mắt và cái miệng làm tôi thần người.. Tôi đã gặp cô bé ở đâu nhỉ? Cô bé từ từ khua mái chèo. Đám bạn nói cười vui vẻ. Hai cậu con trai cứ ngón trước ngó sau ra chiều khoái chí lắm. Tôi vội cúi mặt xuống trang sách. Bỗng có tiếng một cô gái vang lên:

    - Các cậu ơi, một thiền sư đang tụng kinh niệm phật kìa!

    Tôi nổi gai khắp người. Gần chục đôi mắt đổ dồn về phía tôi bất chợt cười vang. Rồi tiếng cười im bặt. Sợ hãi lắm mà tôi cũng phải ngẩng lên nhìn. Cả lũ nhìn nhau, nín cười. Riêng cô bé ấy không cười mà nhìn sững vào tôi. Cô ta vụt kêu:

    - Anh Bôn!

    Tôi sững người. Tiếng gọi như vọng về từ quá khứ.

    - Anh Bôn! Không nhận ra em sao? Hòa đây! Hòa ăn trộm ngô đây! Cô bé líu cả lưỡi. Tôi ngây người, cuốn sách tuột khỏi tay. Hòa ư? Hòa của tôi là con trai cơ mà! Hòa? Thằng bé gầy gò năm xưa? Đôi mắt, cái miệng, tiếng cười.. Đúng Hòa!

    - Hòa!

    Con thuyền ép vào bờ. Cả lũ lên để xả hơi. Mấy cô gái hỏi:

    - Đây là ngô nhà sư phụ à?

    - Vâng! Các cô cứ việc "thiên nhiên"! – Tôi đáp. Thế là cả bọn reo hò chui vào luống ngô. Nghịch ngợm thế đấy – Hòa và tôi nhìn theo cười. Hòa ngước mắt nhìn tôi hỏi:

    - Giống bọn mình xưa quá anh nhỉ? Anh có bất ngờ không? Có vui không?

    - Vui. Những mà.. sao em lại là con gái?

    - Em vẫn là con gái, nhưng tại anh không biết đấy thôi. Bố mẹ em về với nhau rồi. Em ở cùng gia đình tại Hải Phòng. Hè này em về thăm quê, thăm anh.

    - Cảm ơn em.

    Hai đứa im lặng bên nhau. Tôi buồn buồn. Vậy là Hòa về thăm tôi thôi. Mà, tôi không muốn Hòa là con gái. Hòa bây giờ khác xưa quá!

    - Bây giờ.. Em sống vui lắm nhỉ? – Chẳng hiểu sao tôi nói giọng như hờn dỗi – Rồi một ngày nào đó, em sẽ chẳng còn nhớ tới quê nữa.

    - Quên làm sao được anh? Em nhớ quê – Nơi có anh và mọi người thân. Em nhớ anh đã cho em bài học.. Cô bé cười – và, mai đây em sẽ thi vào đại học kinh tế quốc dân, rồi em sẽ về đây cải tạo đất này.

    Tôi nhìn Hòa. Nét rắn rỏi hiện lên trong ánh mắt – hệt như ngày xưa.

    - Thật Hòa nhé! Anh cũng có ước mo như em.

    - Thật chứ anh! Lúc đó em sẽ làm ruộng ngô của anh thật tốt, để trả cho lần trước em ăn trộm.

    Bọn tôi cười vang, Hòa chợt hỏi:

    - Bôn, sao anh lại buồn?

    - Tại sao em không là con trai như xưa?

    Hòa tròn mắt ngạc nhiên không trả lời. Bỗng cô bé vụt chạy.

    Tôi nhìn theo. Chuỗi cười lanh lảnh vang lên loang ra trên từng con sóng. Kỷ niệm xưa hiện về bồng bềnh trên dòng nước sông cháy rực nắng chiều.
     
  5. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    336
    Giai điệu xanh

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mất điện, còn gì sướng bằng nội trú mất điện nữa! Cả phòng xôn xao; Bắt đầu các bản nhạc của Modern Talking, ABBA, LOBO.. nổi lên loạn xạ. Lại còn chen vào mấy giọng chua như giấm: "Đời tôi cô đơn", "Trái tim ngục tù", "tình là tình nhiều khi không mà có." Chúng hát tới khi khản đặc cổ, chẳng đứa nào chịu nghe đứa nào. Góc này hát, góc kia cười ré lên. Mỏi cổ, chúng quay ra ca cẩm về chuyện tiền nong, cả bọn bàn nhau nuôi lợn nhựa. Tôi cười thầm nhớ đến thằng em út ở nhà cũng có một con lợn nhựa, mỗi khi mẹ đếm tiền sau buổi chợ nó lại vác lợn ra, vỗ vỗ vào bụng chú ỉn: "Chà lợn hôm nay chưa được ăn, đói quá mẹ ạ!". Mùa hoa xoan, muỗi nhiều như vỏ trấu. Tôi ôm đàn, lên giường tầng tụt xuống đất tìm lối ra sân. Trời đầy mây nhưng vẫn sáng mờ mờ vì hôm nay là ngày có trăng. Có mấy đứa hích hích cười, chạy từ sau dãy nhà lên. "Tao vừa chặn được 5 cái bát của bọn đực rựa, chúng để ở cửa sổ". Cái Thủy liến thoắng. Tôi hỏi: "Không sợ?" "Sợ gì? Bọn nó đã ăn cắp cả rổ bát của chúng mình vào tuần trước, mày không nhớ sao?" Tôi bật cười. Hình như con trai và con gái ở đây có mối thù truyền kiếp hay sao đó mà chúng tôi không thể nào hòa nhập được với nhau. Phòng nam trở nên nhốn nháo - chúng phát hiện ra bị mất bát. Thảo và Thúy tranh nhau tường thuật lại vụ đột kích ".. À, có thằng nào lạ hoắc đang ngồi học. Cái thằng chăm chỉ quá, tại nó nên mới bị lộ". Tôi lần dạo đàn bản "Giai điệu xanh" êm đềm. Không gian bỗng lắng xuống chỉ còn tiếng thở dài của gió và bản nhạc xôn xao..

    *

    Thoát rồi! Cả bốn tiết không bị tóm lên bảng. Hôm qua mất điện, có học được gì đâu? Tôi xách cặp phóng xuống cầu thang. Bỗng có tiếng nói sau lưng: "Bọn em gọi nó là Cỏ Gấu. Trong thế mà gangster một cây!" Quay phắt lại, tôi nhận ra thằng Hòa 11 Toán. Cái nóng trong tôi bỗng dịu đi khi bắt gặp một khuôn mặt rất thư sinh với đôi mắt hiền hiền lấp lánh cười sau cặp kính trắng..

    * * *Vừa vào tới phòng ăn đã thấy bọn nó nháy mắt. Gì nhỉ? Lại nội chiến? Cái Cúc nói nhỏ "Có một địch thủ mới, bảnh trai lắm. Vậy là nó hơn mình ba đứa". Tôi nhìn xuống phía cuối và nhận ra ngay tay kính cận ban nãy. Bọn con gái thỉnh thoảng lại liếc một cách kín đáo về phía tay lính mới. Rồi quay sang tôi: "Nguyên xuất khẩu thơ đi!". "Đi, tạo biết mày không thích gây chiến nhưng hãy vì bọn tao ba phút một lần trong đời!", "Thiên tài phòng nữ, tớ sẽ rửa bát thay cậu hôm nay.." Nghe đề nghị hấp dẫn, tôi rút bút giấy ở túi áo ra, quan sát nó một lần nữa để "tìm nguồn cảm hứng". Thúy gợi ý: "Nhìn hai cái ve chai của nó cho kỹ. Dễ thương lắm!" Cận thị - đó là một căn bệnh tôi vừa sợ vừa ghét - ghét cả bệnh lẫn người bệnh. Khoái chí, tội phóng bút rồi đưa cho Thúy. Thúy gõ đũa vào thành bát bắt nhịp:

    "E hèm!.. Bốn mắt là bốn mắt ơi

    Mắt người hấp háy tựa ma trơi

    Yêu người lắm lắm người ơi

    Giống chú chó vện nhà tôi quá trời"

    Cả bàn ăn con gái cười khúc khích. Bọn con trai trở nên nghiêm nghị. Có mấy đứa gầm giè, "bốn mắt" mặt cúi gằm và đỏ bừng. Thúy lém lỉnh "Ê, không sủa bay ạ." Tôi vội vã rút lui vì biết tiếp theo sẽ là một trận võ mồm dai ngoách. Lát sau, có mấy đứa con trai đi qua phòng tôi, chúng nói nhỏ với nhau: "Nhất định là do con Cỏ Gấu bày trò. Nguyên, cậu tính sao?" Thằng cận lắc đầu: "Kệ thôi? Mình không tức đâu". Tôi lặng người. Các bạn biết tại sao không? Một sự trùng hợp đáng ghét.

    * * * Lại cãi nhau to rồi. Cái Thúy xách xô không từ giêng về, mặt hầm hầm. Nó chống nạnh tay chỉ ra giêng: "Bọn nó tranh gầu của tao, tao cho nó mấy miếng võ mồm. Nó cùn, định giở võ chân tay. Hèn thật!". Cả phòng bật cười nhìn khuôn mặt đỏ gay của nó. Tôi và Thảo mang xô ra giếng. Bọn con trai đang tắm giặt, nói chuyện ào ào, thấy chúng tôi ra, chúng tò mò nhìn. Có đứa khẽ bảo: "Cái xô lúc nãy.." Phương chuột chun mũi cười. Có một gầu nước ở bên giếng, đầy ắp. Tôi đổ vào xô của mình rồi múc đây hoàn trả như cũ và xách xô về. Cái Thảo cười giễu: "Tội gì mày phải lịch sự rởm?". "Tao không thích va chạm với chúng, thế thôi". "Mày cao thượng nhỉ?".

    Mâu thuẫn giữa hai bên không khi nào giảm. Bọn con gái lớp 11 chúng tôi ngày một bất kham hơn. Cái Thúy thò cổ qua bức vách, ngó sang phòng nữ lớp 10, hùng hổ giáo huấn: "Bọn chị nửa năm đầu cũng hiền lành nhưng giờ thì hóa cáo hết rồi". Chợt nó quay sang tấn công tôi: "Còn mày, nghịch nhất phòng mà với bọn nó thì nhát như sên! Tại sao? Đúng là khôn nhà dại chợ". Tôi phì cười vì cái giọng nó tưng tửng: "Chỉ cần món võ mồm của mày cũng đủ làm ba tổng chín làng sợ, nói gì đến mấy thằng nhỏ lớp 11, 12".

    Từ khi tên cận vào nội trú, mục tiêu từ anh Châu "chấu" chuyển sang cặp kính dày cộp của nó. Quả là nó đẹp trai nhất trong nội trú. Vóc người thanh cao, cái mặt trông vừa "ngơ ngơ" lại vừa có vẻ "bác học" với cặp kính tới 5 điốp. Nghe đâu nó là cây toán số 1 của lớp 12 toán. "Thằng cha lãng mạn ghê! Đi dạo phố cơ đấy!", "Ờ, hôm qua tao thấy nó đọc thơ tình Nguyễn Bính", "Khổ thân thằng nhỏ, phải đi dọn nhà vệ sinh một mình", v. V.. và v. V.. Luôn có thông tin về tay cận. Còn nó, vẫn bình thản trước những lời trêu chọc, khiêu khích. Không một phản ứng dù là nhỏ nhất. Với tôi, đó là một sự kiêu ngạo. Song có lẽ không ai nhận ra ngoài tôi. Tôi không làm cố vấn bày trò cho phòng nữa. Cúc hỏi: "Mày thương nó ư?", "Không. Nhưng tao chán." Tôi cười ngu ngơ. Khỏa lấp trong lòng khoảng trống. Tôi luôn giấu trong cái vẻ vui tươi, ngổ ngáo một sự mặc cảm về thân phận và hoàn cảnh riêng của mình. Có lẽ cũng nhờ đó mà tôi rất nhạy cảm và rất tự trọng, đôi khi tự trong một cách thái quá. Với tay cận, tôi cũng thế.

    Tôi lật cuốn nhật ký bàn ra đọc. Chẳng là mỗi bàn trong lớp có làm một cuốn nhật ký văn học. Nhưng mà thứ nhật ký này thì.. "Giờ Sinh. Cô Sinh có chiếc đầu mới toanh giống như niêu cơm Thạch Sanh. Cả lớp nịnh ngọt ngào. Thế là thoát khỏi bàn tay quỷ thần. Amen!.. Giờ Pháp: Bố Miện ngồi thu lu trên ghế giáo viên, say sưa giảng bài. Chợt bố tóm cổ con Ngọc khi nó đang có những ý nghĩ đen tối về.. Tôi bật cười – Ngôn ngữ học trò với những môn đáng ghét cùng các thầy cô hắc sì dầu. Bỗng con Ngọc đập bộp vào lưng tôi:" Tao vừa ra ngoài nghe một câu chuyện của bọn 10 toán hay lắm! Thằng cận có người yêu! "Tôi hơi ngỡ ngàng rồi xì một hơi:" Có gì lạ. Đẹp trai và học giỏi như nó, con gái theo cả bầy "." Không, đặc biệt hơn là nó yêu thầm một đứa trong nội trú ". Tôi có người như điện giật" Đứa nào? "Nó liếc trộm cô giáo rồi khẽ nói:" Không biết. Bọn 10 toán đọc trộm nhật ký của nó viết về đứa nào đó ở phòng mình! "Bốn cái đầu chum vào nhau bàn tán. Cái Thu hiền và đẹp như bông hồng. Cái Hiền cũng khá, có giọng nói dễ thương. Cái Cúc nhí nhảnh. Cái Thảo có mái tóc dài đến kheo chân. Ai trong số chúng tôi lọt vào mắt xanh của chàng công tử cận? Dĩ nhiên không bao giờ là tôi rồi. Thứ nhất tôi chưa bao giờ được coi là đẹp. Thứ hai tôi chưa bao giờ được gọi là hiền. Thứ ba tôi chưa bao giờ được ánh mắt xao xuyến của nó nhìn tôi cả, chỉ thấy cái nhìn rụt rè pha lẫn sự sợ sệt mà thôi. Từ hôm đó, hầu như tất cả mọi đứa con gái đều nhìn nó với ánh mắt khác. Có vẻ hiền hơn - đơn giản vì khi biết có người để ý thì họ sẽ thay đổi. Cái tin vỉa hè ấy đã làm thành một vụ" xì căng đan "của cả phòng tôi. Cứ thỉnh thoảng cận ta lại được ghép đôi với một người đẹp. Khổ sở, hắn bị giám sát chặt chẽ từng bước đi, cử chỉ đến nỗi không dám nhìn đến bậc hè nội trú nữ. Còn riêng tôi cảm thấy thất vọng nặng nề về nó. Tôi cũng không hiểu lý do..

    Học hành ngày càng bận rộn hơn, chuyện đó dần dần lắng xuống, có điều các vụ cãi vã vẫn diễn ra như cơm bữa. Rồi thật không ngờ. Nguyên tôi bị cận! Cận thật. Tôi vừa bực lại vừa đau khổ.. Đón tôi ở viện về, bọn con gái reo hò ẩm trời. Lúc đi ăn cơm, tên cận (giờ tôi không biết gọi nó là gì) thấy tôi, tủm tỉm cười, lần đầu tiên tôi nghe thấy nó nói với tôi mà rất bâng quơ:" Đúng là trời có mắt! ".

    *

    Xúi quẩy, vừa ra khỏi rạp hát thì trời chiều đổ mưa. Tôi chạy vội vào một quán trống ven đường. Mưa khá to. A, cả tay cận cũng vào đây. Nó nhìn tôi, ánh mắt vẻ thân thiện. Tôi phớt lờ, xòe tay hứng dòng nước trên mái ngói. Nó lúng túng gỡ kính cho vào vạt áo lau" Nguyên, sao bạn luôn nhìn tôi bằng ánh mắt đầy khinh ghét như vậy? "Tôi quay lại nhìn nó, định nói gì đó mà không nói nổi." Tôi biết Nguyên từ lâu, rất khâm phục bạn. Song có lẽ tôi đã không đúng ở một điểm nào đó để bạn không vừa lòng chăng? "Tôi nhìn nó khẽ lắc đầu" Không "," Vậy thì xin Nguyên đừng nhìn tôi như thế "," Có lẽ mắt tôi nó thế" "Ổ, mắt bạn rất đẹp, trừ cái nhìn vào tôi. Tôi muốn nhờ Nguyên một việc hết sức tế nhị. Việc này.." Vừa lúc đó đám bạn ra khỏi rạp hát. Chúng hét toáng lên: "Nhìn kìa, hai tên cận đứng nói chuyện với nhau kìa!" Nó lúng túng xin lỗi tôi rồi hấp tấp ra về. "Nó nói gì với mày?" Về phòng bọn chúng xúm xít hỏi. Tôi vênh váo ngự trên chiếc hòm gỗ: "Xuống đi, gẫy tầng hai của tao bây giờ!" Chúng sốt ruột nịnh tôi đủ thứ: Kẹo, sữa Vinamilk, rửa bát hộ. Tôi thủng thẳng kể: "Nó nói về mắt.. Rồi nhờ tao một chuyện mà theo nó là rất tế nhị!" "Chuyện gì?" Mấy chục cái miệng dồn dập. "Nó nói tới đó thì chúng mày la lối ầm ĩ, nó phải cúp đuôi chuồn". Cả đám tru tréo đấm tôi thùm thụp như bị mắc lừa. Tôi cười: "Im đã nào! Thế có nghĩa là chính xác nó có người yêu! Nó muốn nhờ tao mai mối gì đó mà! Để tao nói chuyện với nó lần nữa xem sao, song không được chọc tao và nó" "Tạo điều kiện cho mày gặp chàng à?" Tôi gãi tai: "Ơ.. tạm cho là như thế, tao mát tay lắm. Sẽ là quân sư tình yêu cho một trong số chúng mày".

    * * * Lại một đêm trăng mất điện. Cả phòng tản mát chỉ còn vài đứa nằm tán gẫu. Trời tháng tư oi ả, tôi vác đàn ra gốc sấu già – đó là một thói quen của tôi. Tôi thích đàn một mình vào những lúc như thế này. Và mỗi lần tôi chơi đàn thì cả nội trú rất yên lặng. Có tiếng bước chân nhẹ nhẹ làm tôi choàng tỉnh, quay lại và hoảng hốt nhận ra cận. "Đàn tiếp đi Nguyên!" Tôi đàn hết bản nhạc và dừng lại "Nguyên chơi đàn tuyệt hay!" Giọng nó rất chân thành mà tôi vẫn có cảm giác như giả tạo. Rồi nó túng túng hỏi: "Nguyên có ghét.. tôi không?" Tôi hỏi thật "Để làm gì?" Giọng tôi tưng tửng "Thì tôi mới dám nói với bạn chuyện này.." Tôi nhìn nó tò mò. Thôi, chắc chắn rồi! Chưa bao giờ tôi thấy mình quan trọng như vậy. Tỏ vẻ xởi lởi, tôi đáp: "Ổ không?" "Thật chứ?" Tôi quả quyết gật đầu. Trong ánh trăng, tôi thấy nó cúi xuống, chân di di trên cát: "Bạn là Trang Nguyên? Còn tôi là Dũng Nguyên. Ngày đầu tiên vào đây tôi đã được nghe bạn chơi bản" Giai điệu xanh "- tôi rất xúc động. Đó là bản nhạc mà tôi và cậu bạn thân thích nhất. Cậu ta bị bệnh máu trắng - căn bệnh vô phương cứu chữa. Cậu ấy tên Tùng. Tùng rất mê âm nhạc song đến giờ sự nghiệp và ước mơ đều là không thể. Tùng có một ước muốn lớn nhất trước khi ra đi là được nghe một cô bé nào đó đàn cho nghe bản Giai điệu xanh. Tôi đã kiếm tìm.. và cuối cùng vô tình được gặp Nguyên. Nhưng tôi không đủ can đảm.. Tôi sợ trong mắt bạn, tôi là một thằng ngốc. Vì Nguyên khác tất cả những người con gái tôi từng gặp.. Tôi mong Nguyên giúp tôi vì giờ đây mỗi phút sống với Tùng rất quý giá. Và điều này chỉ có bạn mới giúp được mà thôi." Tôi lặng người đi, ánh trăng tan vỡ dưới chân tôi. Nhoè nhoẹt.. Khi về phòng, bọn chúng vây quanh nhao nhao hỏi: "Mày ngồi tâm sự với chàng hả? Chàng nói gì?" "Đứa nào may mắn hả Nguyên?" Một cảm giác uất ức và có lẽ cả khinh ghét làm tôi quát lên đầy nghẹn ngào: "Thôi đi! Tao chán cái trò trẻ con lắm rồi!"

    * * * Căn phòng của Tùng trắng xinh, trên tường có mấy bức tranh xếp bằng lá và rễ cây rất đẹp. Tùng chỉ vào tranh nói: "Của Nguyên tặng mình đấy." Tùng cười - nụ cười xanh xao nhưng không giấu nỗi niềm tự hào. Tôi nhìn Nguyên, cậu ta lúng túng sửa lại gọng kính ra hiệu cho tôi đàn. Tôi lướt tay trên những phím đàn cho dòng âm thanh tuôn chảy. Cảm giác nhẹ lâng. Đôi mắt Tùng chìm vào hư vô, chìm vào dòng nhạc, nước mắt ứa ra. Quay nhìn Nguyên, Nguyên đang trông ra cửa sổ, cặp kính trắng lấp lóa - lấp lóa đôi dòng nước mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy hạnh phúc. Vì ít ra, tôi đã làm được cái gì đó cho người khác.

    Giờ đây trên đất quê chỉ còn lại mình tôi. Nguyên vào đại học. Tùng đã về với đất, với cõi vĩnh hằng. Những đêm trăng tôi vẫn thường đem đàn ra chơi. Song tôi biết Giai điệu xanh tôi không thể chơi hay như xưa. Lần chơi hay duy nhất là khi tôi chơi cho Tùng. Bản nhạc luôn gợi cho tôi về Tùng. Và về Nguyên. Về đôi mắt Nguyên khi chia tay, cái nhìn chứa đầy điều mà cả hai cùng không thể nói. Đến bây giờ thì tôi chợt nhận ra tôi chưa khi nào ghét Nguyên cả, chưa khi nào. Chính trái tim tôi bị cái vẻ bề ngoài của bản thân đánh lừa.
     
    Heo Bảo BảoMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  6. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    336
    Lặng lẽ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày xưa, xưa thật là xưa... ở một khu rừng hoang vu có cô gái nọ tên là Dạ Hương. Cô sống giản dị, đơn côi trong một túp lều dưới chân núi. Cô không đẹp lắm nhưng có tài thơ, múa hát, nữ công và đặc biệt dịu dàng. Một hôm, một hoàng tử khoác áo thợ săn đi qua, chàng phát hiện vẻ đẹp của cô gái và họ đã thành vợ thành chồng. Những tiểu thư trong cung cấm vô cùng ghen tỵ đã đầu độc Dạ Hương để mong lấy được chàng. Lại nói về hoàng tử, từ khi vợ chết đã hết sức đau khổ. Chàng gục khóc suốt mấy ngày trên mộ. Mấy hôm sau ở đó mọc lên loài hoa trắng nhỏ xíu, thanh khiết. Hoa nở về đêm, thơm ngát. Hương thầm lặng lẽ nhưng ngào ngạt. Đó là sự tích Dạ Hương...."

    *

    - Có bạn mới!

    Cả lớp xôn xao khi cô giáo dắt một bạn trai vào lớp. Những tiếng xì xào nổi lên: "Bảnh gớm!", "trông như công tử bột ấy nhỉ! Cớm nắng....". Cô giáo vui vẻ giới thiệu:

    -Cô giới thiệu với cả lớp, đây là bạn Nguyễn Đăng Trung ở trường Ba Đình, Hà Nội mới xin về học lớp 9A của chúng ta.

    - Ê hế! Con trai thành phố! – một tiếng reo nhỏ. Hơi e thẹn, cậu ta cúi mặt xuống. Cô giáo ân cần:

    -Trung, em thích ngồi chỗ nào?

    Trung nhìn khắp lớp. Ánh mắt dừng lại ở chiếc bàn góc lớp. Nơi chỉ có mình tôi ngồi.

    - Thưa cô, em xin ngồi bàn cuối ạ.

    - Ôi! - Cả lớp đồng thanh kêu khê, tiếng kêu như kim chích tim tôi.

    - Nhưng. - Cô giáo im lặng, lát sau cô nói - Thôi, em cứ ngồi đó. Nếu em thích chuyển đi chỗ khác cũng được.

    Cả lớp ngơ ngác, xì xào. Trung bước xuống bàn tôi, nhìn tôi với ánh mắt làm quen. Tôi cúi mặt vờ nhặt cuốn vở dưới chân. Nấc nhẹ. Tôi khóc. Bỏ mặc cho mọi người bàn tán.

    Phải rồi. Cả lớp không chơi với tôi cũng đúng thôi. Tôi là con bé vừa trở về từ bệnh viện hủi. Trước đây tôi được các bạn trong lớp quý mến. Tôi học khá, được các bạn đến nhà tôi học cùng. Rồi khi biết có bệnh, tôi đi bệnh viện điều trị tới lúc khỏi lại về tiếp tục học. Nhưng từ đó đến nay, tôi chỉ nhận được những ánh mắt sợ hãi pha chút thương xót của bạn bè. Mọi người xa lánh tôi, tránh nói chuyện với tôi. Chẳng ai bảo ai, các bạn đều xin chuyển chỗ hết. Tôi tự nhiên thành kẻ cô đơn trong tập thể đông vui này. Nếu không có sự an ủi của gia đình, các thầy cô, thì tôi sẽ không thể đi học được nữa, chỉ vì căn bệnh quái ác kia thôi. Đúng là "sợ như sợ hủi"! vậy mà hôm nay, người bạn mới lại tự nhiên xin vào ngồi cùng bàn tôi (bàn tôi kê cách bàn các bạn khá xa). Nếu Trung biết sự thật thì sẽ ra sao? Chắc sẽ chuyển chỗ, sẽ rùng mình ghê tởm vì đã vô tình ngồi bên con hủi? Mà cô giáo, cả lớp cũng không muốn Trung ngồi gần cùng tôi. Ngay Mai, đứa bạn thân nhất của tôi cũng còn xa tôi nữa là.... Cả buổi học hôm đó, tôi không tài nào học được.

    Tan học, tôi đi về thật nhanh. Cái buồn nặng trĩu kéo tôi ngồi xuống khóm hoa dại bên lối cỏ. Tôi thẫn thờ nhìn những bông hoa bé xíu. Tất cả nhòa đi trong hàng nước mắt.

    - Hương, bạn chưa về sao?

    Một giọng Hà Nội rất êm. Lau vội nước mắt, quay lại, tôi nhận ra Trung. Trung nhẹ nhàng ngồi xuống đám cỏ. Bất chợt cậu ta thốt lên:

    - Ô Dạ Hương!

    - Tên là Dạ Hương à? Mình tưởng là hoa dại.

    - Hồi ở Hà Nội, mình trồng một khóm hoa trên gác 5. Bây giờ ba mẹ đi công tác nước ngoài, mình về ở với nội. Bồn hoa đó bác hàng xóm phải trồng hộ đấy.

    Tôi im lặng nghe Trung nói. Rồi không tự chủ được, tôi nói:

    - Trung này, bạn không thể ngồi với Hương được đâu.

    Đang ngắm chùm hoa trong tay, Trung giật mình ngẩng lên. Cậu ta trầm giọng:

    - Mình đã nghe các bạn và cô giáo nói...

    Trung ngập ngừng, nhìn vào mắt tôi một cách tin tưởng:

    - Mình không hiểu tại sao lớp ta lại có sự phân biệt tới mức đó. Bố mình là bác sĩ da liễu nên mình hiểu những người bị bệnh. Mình muốn được làm bạn thân của Hương....

    Tôi quay đi tránh những giọt nước mắt sắp trào ra. Làn gió thu thổi nhẹ, khóm dạ hương lao xao những chùm hoa trắng như những vì sao lạc vào đám lá xanh thăm thẳm. Có lẽ tôi đã tìm ra một ngôi sao sáng trong bầu trời sao mênh mông này...

    Khi Trung về, tôi ngắt một nhành hoa trắng muốt với dự định sẽ ép vào trang nhật ký để làm kỷ niệm về một người bạn mới.

    Từ đó, Trung và tôi thân nhau. Đối với các bạn trong lớp, Trung sống chan hòa nên các bạn rất mến. Nhất là đám con gái. Riêng với tôi, Trung dành cho tôi một tình cảm đặc biệt. Lúc đầu tôi còn buồn, e ngại bởi cái tiếng "con hủi", nhưng rồi sau mới biết rằng Trung quý tôi thật sự. Đám con gái bàn tán: "Con trai Hà Nội đẹp trai, học giỏi mà chơi với con hủi!". Bây giờ tôi không còn thất vọng, chán nản nữa, bởi vì tôi đã có một người bạn làm chỗ dựa tin cậy. Tôi không giấu Trung những khuyết tật của mình do bệnh hủi hoành hành. Trung rất thông cảm với tôi, đến nhà giúp tôi học. Mỗi khi nhìn hai đứa miệt mài bên bàn học, bố tôi lại mỉm cười, xúc động nói: "Hai đứa cố gắng học nhé! Trung ạ, nếu không có cháu thì có lẽ Hương đã bỏ học rồi. Hồi đầu năm nó cứ đòi bỏ!". Trung nhìn tôi cười chế giễu một cách đáng yêu. Cô giáo cũng vui, nhưng vui nhất vẫn là tôi và Trung. Đồng quê - cái nôi tuổi thơ dẫn dắt chúng tôi cùng vui với bao trò chơi thú vị. Tôi thích những chiều mùa xuân trắng vàng tươi tràn trề trên quê hương. Trung và tôi nắm tay nhau như hai đứa trẻ băng qua đối phi lao ngút ngàn, ngắm cảnh đông quê trù phú. Bao giờ, chúng tôi cũng dừng lại ở chân dốc – nơi từng khóm dạ hương nở như muôn ngàn ngôi sao băng trắng muốt nhỏ xíu khiêm nhường trong bầu trời lá non xanh....

    Tôi tự nhiên cũng mê loài hoa đó. Đêm trăng khi học bài xong, hai đứa ra sống ngắm vầng trăng bạc. Trời mênh mang, mây bông trôi nhẹ. Gió thổi man mác đưa tới mùi dạ hương ngan ngát. Mùi dạ hương nồng nàn mà êm dịu, ngọt ngào tới mức phát thèm. Dạ hương nhiều lãm, mọc cả vỉa đá dưới bãi sông nơi chúng tôi ngồi. Tôi gọi nó là hoa dại.

    - Hoa dại? Tại sao?

    - Bởi vì nó không đẹp mà chỉ thơm về đêm.

    Trung bật cười, có lẽ vì cái triết lý ngây ngô của tôi. Tiếng Trung thì thầm như quyện vào gió và mùi dạ hương ngây ngất.

    - Da hương là loài hoa khiêm nhường. Nó không đẹp nên người đời ít biết đến. Trông bề ngoài giản dị như hoa dại, ban ngày không có hương để quyến rũ ong bướm nhưng nó có cái duyên thầm vào ban đêm. Loài hoa kín đáo từ màu hoa, thời gian gửi hương. Dạ hương âm thầm trao hương cho đất trời tĩnh lặng cho những tâm hồn đi tìm sự yên tĩnh.

    Lời nói của Trung đã gây cho tôi ấn tượng mạnh về hoa dạ hương. Tôi quyết định làm một bài thơ tặng dạ hương. Một buổi chiều đứng cạnh khóm hoa ngang lối nhỏ, cầm cuốn số trong tay, tôi nghĩ mãi cách vào đề bài thơ. Cuốn sổ này là "bản thảo" của tôi trong đó có truyện ngắn, thơ và bản nhạc do tối sáng tác. Tôi đặt cuốn sổ xuống phiến đá, ngồi nghĩ vu vơ.... Khi quay lại, Trung đang chăm chú lật từng trang. Hốt hoảng, tôi giật cuốn sổ. Tôi không muốn Trung biết. Trung ngước nhìn tôi vẻ xúc động. Ánh mắt hơi trách móc, hờn dỗi.

    - Sao Hương giấu Trung? Bạn tuyệt thế! Một nhà văn, một họa sĩ, một nhạc sĩ...

    Tôi ngượng ngập trao cuốn số cho Trung. Tôi nhìn Trung, tự nhiên khuôn mặt cậu bừng sáng, đôi mắt rực lên đến kỳ. Trung nắm tay tôi run run:

    -Ôi! Loài hoa dạ hương!

    Một nhành hoa trắng tinh khôi được đặt giữa lòng bàn tay tôi.

    .....

    Năm học dần qua, với bao kỷ niệm của tình bạn đẹp đẽ giữa tôi và Trung Với các bạn, tôi vẫn mặc cảm là một con hủi nhưng với Trung thì không có bức tường ngăn cách ây. Hai chúng tôi là học sinh xuất sắc của trường và duy nhất của lớp. Trong niềm vinh dự ấy, tôi hiểu có công sức rất lớn của Trung. Thế rồi, Trung rời quê ra Hà Nội. Đó là một chiều hè trời cao xanh. Phượng hồng trải đầy lối nhỏ. Tiếng ve ồn ào, vô tư. Tôi đứng đợi Trung. Hai đứa sẽ đi mò hến về làm bữa cháo tuyệt ngon. Đợi mãi. Đợi mãi, Đợi đến phát tức lên! Tới nhà bà nội Trung, tôi mới biết Trung đã đi vào sáng nay rồi. Tôi bất ngờ. Lê nào Trung ra đi lại không báo cho tôi? Chiều qua, Trung còn hẹn tôi đi mò hến cơ mà? Bà nội Trung nói: "Tôi qua, các ban tới chia tay với nó sao không thấy cháu sang?". Tôi nói dối là mắc bận. Ra về lòng tôi buồn khổ. Sao Trung lại giận tôi? Trời ơi, hay Trung không thật sự là bạn tôi? Và tôi nghĩ ngay: Ừ, mình chỉ là một con hủi. Phải rồi, mình bị bỏ rơi. Trung cũng như mọi người...

    *

    Trung về Hà Nội đúng một tháng sau tôi mới nhận được thư. Đúng hơn, còn có thêm một bài báo đăng bài thơ của tôi, bên cạnh là câu chuyện cổ tích về hoa dạ hương, ký tên Trung. Tôi bồi hồi xúc động. Những giọt nước mắt rơi nhòe trang giấy. Bất giác tội lần giở trang nhật ký. Bỗng hoa dạ hương hôm nào rơi ra. Quanh tôi như có mùi da hương tràn ngập và muôn vì sao trăng muốt nhỏ xíu khiêm nhường trong bầu trời màu lá xanh non...
     
    Heo Bảo BảoMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  7. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    336
    Búp Bê

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ồ, con bé hệt như búp bê vậy!

    Một trăm người gặp nó thì có tới.. 99, 99% thốt lên như vậy! Ừ, mà nó không đẹp thì cả cái trường này không ai đẹp cả! Dáng người thon thả, tóc dài mun, da trắng, mắt to đen, khuôn mặt bầu bĩnh. Cặp môi hình trái tim đầy nữ tính. Mai búp bê, cô bạn cùng bàn được đặt cái biệt hiệu như thế, đối lập hẳn tên "bố già" của tôi.

    Mỗi bàn ngồi hai đứa, bàn tôi trở thành trung tâm chú ý. Học sinh các lớp đi qua cũng ghé mắt vào. Thầy cô cũng để ý tới luôn, thành thử.. quay bài cũng khó. Đừng tưởng rằng tôi sung sướng nhé. Tôi luôn phải làm barie cho Búp bê. Tôi và nó đặt cạnh nhau, quả là một con quỷ đặt cạnh một nàng tiên nữ – tôi vốn đen đúa và xấu xí. Vậy mà tiên nữ và quỷ lại thân nhau ra phết. Giữa chúng tôi, hầu như mọi thứ đều chung. Hai đứa vô tư như hai con chuột cống, có chuyện gì cũng kể cho nhau nghe. Nó rất lắm bạn, điều đó là tất nhiên – nên chuyện của nó phong phú lắm. Thỉnh thoảng hai đứa quờ được trong ngăn bàn một phong thư của một chàng "lãng đãng" nào đó, liền bóc ra đọc toáng lên, cố tìm ra những câu lủng củng, những lỗi chính tả và những chỗ chấm, phẩy sại để rồi bò ra mà cười. Tôi thường gõ gõ vào chiếc mũi thẳng tắp của nó, đe dọa: "Liệu hồn, con nhé!" Nó phá lên cười: "Cha yên tâm, con chiên của cha ngoan đạo lắm"!

    Khi tan học, tôi có nhiệm vụ hộ tống và "cắt đuối" giúp nó. Nhà tôi đi tắt rất gần nhưng tôi vẫn đi vòng để được đi cùng nó. Bố mẹ nó dặn tôi: "Cháu chơi với Mai thì bảo vệ nó giúp bác. Nó tuy vậy mà dại lắm". Với bộ mặt "không chơi được, mái tóc cắt ngắn đỏ quạch", tôi nghiễm nhiên trở thành vệ sĩ của Mai (đẹp như nó thì có sung sướng gì) Con nhỏ vô tư hết mức. Hay quên, dậy muộn và đôi khi vô tâm nữa. Tôi không được nhí nhảnh như nó – "bố già" mà. Tôi chăm học hơn nó, vì không biết chơi với ai nên đành - phải – học. Nó thích hát karaoke, xem sân khấu, đi picnic, còn tôi chỉ thích vác giá vẽ đến một nơi phong cảnh đẹp để vẽ hay viết một cái gì đó.

    Những chiều thứ 7 rỗi rãi, hai con chuột cống rủ nhau lên đồi quê. Nó tung tăng nhảy quanh các gốc thông lượm quả khô và hái hoa dại, còn tôi hí hoáy vẽ. Thỉnh thoảng nó chạy lại xem tôi vẽ đến đâu: "Đã cho mình vào tranh chưa?" Nó khen: "Cậu tài thật! Giá mình được như cậu.." Tôi khịt khịt mũi: "Tao đang mong chỉ được bằng nửa mày thôi, Búp bê a". Nó lơ đãng phóng mặt nhìn màn nắng chiều mỏng tang buông chùng lên màu xanh mỡ màng của làng mạc, lũy tre, đồng lúa. Tôi miết cây bút vẽ trên bức tranh vẽ dở, nén tiếng thở dài vu vơ và tự lục vấn xem vì sao hai đứa tôi khác nhau hoàn toàn cả tính cách lẫn ngoại hình mà lại gắn bó với nhau như thế.

    Tự nhiên mấy tuần nay có hai thằng con trai cứ tan học là lẵng nhẵng bám sau xe chúng tôi. Búp bê ngồi sau tôi thì thầm: "Trông chúng có vẻ tử tế một tí. Một thằng cận, một thằng đầu đinh. Kìa, nó cười với bọn mình!" Tôi phanh kít xe, Búp bê kêu ré lên: "Sao thế?" "Hỏng xe". Hai thằng cũng phanh xe ngay icạnh chúng tôi. Tôi cúi xuống vờ tìm xem xe hỏng chỗ nào. Thằng đầu đinh xăng xái xắn tay áo, toe toét cười: "Hai bạn bị hỏng xe à, để mình giúp một tay!" Tôi ngẩng lên, ngó từ đầu đến chân cả hai thằng một cách điềm nhiên. Rồi tôi nhảy phốc lên xe, ra lệnh cho Búp bê: "Lên xe, cô bé!". Tôi phóng vèo đi. Hai con chuột cống ngất ngư cười, mặc hai thằng ga-lăng đứng chưng hửng bên vệ cỏ.

    Chiều thứ 7, khi đang ngồi ôn bài thì hai cái đầu con trai thập thò ngoài cổng. Thì ra hai cái đuôi hôm nọ. Tôi mời chúng vào nhà bằng thái độ lạ lẫm xen lẫn vẻ trịch thượng. Thằng đầu đinh nở nụ cười cầu thân lúng túng giới thiệu: "Chúng mình học cùng lớp, ngay cạnh lớp Thanh. Mình là Nam, còn đây là Toàn. Chúng mình mới chuyển về trường, được biết đến bạn là..". Tôi cướp lời: "Là" bố già "lớp 11 văn kiêm vệ sĩ của Mai Búp bê, ngoài ra còn là một quản gia khó tính của nàng". Cả hai đứa nhìn nhau cười, mặt đỏ như mào gà trống. Các chàng trống choai đã bị tôi nắm trúng tim đen. "Bọn mình muốn.. được làm bạn đường của hai bạn lớp văn". "Được thôi – tôi tỉnh bơ – ngày mai, mình sẽ nói với Búp bê". Kể ra thì trông chúng cũng có vẻ hiền lành đấy chứ!

    Từ đó, hai thằng "đồ đệ" về học cùng với chúng tôi. Cả bọn nói đủ các chuyện từ cổ chí kim, nhưng thường thì chỉ hai thằng tài xế – tôi và Nam – là hay nói nhất. Bọn tôi tranh cãi với nhau rất ác, Nam vốn có chút khiếu thi sĩ mà! Còn hai đứa ngồi sau hầu như im lặng, cứ như giả điếc ấy! Có lần Búp bê hỏi nhỏ tôi: "Thanh thấy Toàn thể nào?" "Hiền, ít nói, học giỏi, nhưng không có gì sâu sắc cho lắm!" "Mình thấy Toàn khó hiểu, khó gần hơn Nam, đúng không? Nhưng mình thích tính Toàn hơn. Vì hắn có vẻ con trai hơn". Tôi gạt phắt đi: "Làm con trai lì xì như thế khác nào ngậm hột thị! Ờ mà cậu thấy không, bọn chúng cũng giống bọn mình. Một thằng lầm lì, một thằng vui nhộn. Nhưng dạo này Búp bê cũng ít nói rồi nhé - định bắt chước tay Toàn ư?" Nó bật cười: "Đâu có, chỉ vì mình thấy ngại hắn thôi.."

    Thỉnh thoảng, hai thằng vào thăm tôi. Tôi đón chúng bằng một điệp khúc: "Các chàng trai đến thăm mụ quản gia khó tính đấy à?" Nam thường hay ngồi gọt một cái que bằng con dao nhỏ, sắc và lí sự với tôi đủ thứ. Còn Toàn vẫn lặng lẽ ngồi nghe, ít nói, chỉ cười. Nó hay giương mục kính ngắm những bức tranh tôi vẽ lồng khung kính treo trên tường, lần nào cũng thế. Tôi cảm thấy tự hào về chút hoa tay mọn của mình, ít ra thì nó cũng phải khâm phục tôi. Một lần tôi ngắm lại những bức họa đó và bỗng phát hiện ra nguyên nhân vì sao cu cậu lại hay chúi mũi vào những bức vẽ của tôi. Bởi trong những bức tranh đó có hình ảnh của Búp bê xinh tươi duyên dáng. Tự nhiên tôi cảm thấy thất vọng một cách vô lí..

    Sang học kỳ hai, Búp bê học sút hơn bởi hay bị ốm. Mùa hoa xoan là mùa cảm cúm mà. Trời trở nên thất thường, lúc mưa lúc nắng. Tôi cũng thay đổi. Tự nhiên không muốn tham gia bộ tứ nữa. Viện cớ không có xe đi học, ngày ngày tôi đi tắt cánh đồng theo lối cổng trường sau về nhà. Tôi lại lên đồi, một mình đi tìm cảm xúc mới. Nơi đây tuyệt đẹp và yên tĩnh. Những cây thông thẳng tắp, rậm rì cành lá đan xen, vi vút bài ca muôn thuở của họ nhà thông. Tôi tìm một phiến đá rộng và phẳng làm đại bản doanh để chiều chiều ôm cặp sách cùng giá vẽ lên đây. Tôi phóng bút trên từng trang giấy trắng tinh. Những bức tranh lấp lánh hơi thở của mùa xuân, Cánh đồng ấm màu xanh của lúa đang thì con gái trải dài, đôi bờ đê đất hồng tươi ôm lấy con sông Hạ đỏ lừ đừ chảy, vài cánh buồm nâu, trắng căng phồng ngực gió thơ thới lướt đi. Và dưới chân đồi là con đường trải sỏi trắng muốt viền thông xanh.

    Tháng giêng là tháng ăn chơi, người đi chơi xuân nhiều lắm. Vài lần tôi thấy Búp bê của tôi cùng hai thằng quỷ đó đèo nhau trên con đường này. Tôi muốn hô to: "Áo đỏ chứng tỏ vợ anh" song lại thôi. Cái màu đỏ đến bò tót cũng phải ghét mà lại rất hợp với Búp bê. Búp bê như đốm lửa sáng rực trong mắt tôi. Thoáng bâng khuâng tôi cúi xuống giá vẽ. Tôi hơi linh cảm rằng Búp bê không còn là của riêng tôi nữa.

    Mai đến tìm tôi khi tôi đang nằm bò trên sàn giữa đống bột màu. Nó kêu lên ầm ĩ: "Mày làm gì thế này hả, con quỷ?" Lại quỷ! Chẳng lẽ tôi là quỷ thật? Nó sà xuống chỗ tôi, tôi phải vội vàng "di cư" một số tranh vào gầm bàn. Búp bị thông báo luôn: "Họp lớp chiều nay cử mình đi thi Học sinh Thanh lịch. Lo quá! Này nhé: Thi năng khiếu, cắm hoa, ứng xử. Trời ơi, mình có biết quái gì đâu?" Nó thở dồn, ve vẩy tờ câu hỏi ứng xử trên tay: "Đây, câu hỏi, trả lời ra giấy hộ Mai nhé! Dạy mình cắm hoa nhé! Giúp mình đi, Thanh. Môn năng khiếu, thôi thì.. tùy cậu chọn hộ". Tôi nhăn nhó nhận lời. Nó cười chỉ vào mặt tôi: "Đồ lọ lem, mồm mũi dính đầy bột màu kìa! Bọn thằng Nam vẫn nhắc Thanh đó". Tôi thu dọn đồ đạc và nghĩ cách giúp nó.

    Bốn đứa chúng tôi đón đợi ngày thi một cách lo lắng và hồi hộp kinh khủng. Tôi long tong suốt cả tuần, chiều nào cũng đến nhà nó xem tình hình luyện tập của nó.

    Và sau hai ngày thi, nó đã không phụ công chúng tôi. Búp bê đoạt giải nhất.

    A Bao nhiêu là hoa. Bao nhiêu lời chúc. Toàn đem lên sân khấu một bó hoa rất đẹp tặng Búp bê. Nam luýnh quýnh với bó hoa đồng tiền khiến tôi phì cười. Chợt nó quay sang đặt bó hoa vào tay tôi với một vẻ trân trọng không ngờ: "Tặng bạn! Mình mừng cho cả bạn nữa". Tôi ngơ ngác ú ớ, nó lủi mất. Hôm đó, tôi đèo Búp bê về nhà cùng với bao nhiêu hoa và quà tặng. Tôi đưa bó hoa của Nam cho Búp bê, định nhờ cầm hộ "Của Thanh à?" "Không, Nam gửi cho cậu". Nó cười rạng rỡ. Nó ngợp trong hạnh phúc.

    Tôi lặng lẽ mở giá vẽ, và bắt đầu pha màu. Hình ảnh Búp bê choáng ngợp tâm trí tôi. Tôi vẽ lại khuôn mặt nó lúc đăng quang với đóa hoa rực rỡ. Hoa rực rỡ hơn hay nó rực rỡ hơn? Tôi bỗng thèm có một chút nhan sắc để ít ra tôi cũng không đến nỗi phải ngồi bẹp ở đây mà đang đến dự bữa tiệc liên hoan ở nhà Búp bê. Tôi bó gối ngắm bức vẽ, bao ý nghĩ vu vơ dội vào lòng. Nắng hoang mang trong các làn thông. Gió thì thầm những điều khó hiểu. Tôi bỗng giật thót mình bởi tiếng cành khô gãy sau lưng. Quay lại, tôi bắt gặp khuôn mặt thư sinh lấp lánh kính trắng đang dõi vào bức vẽ. "Đẹp không? Toàn thích ấy chứ?" "Ở nét vẽ của bạn rất tuyệt. À, tại sao Thanh không tới chia vui với Mai chiều nay?" Tôi trải rộng bức vẽ, cất tiếng cười chuột cống nhất: "Không thấy ta làm gì đây ư? Còn Toàn?" Nó im lặng khiến tôi bật cười khoái chí. "Nàng rất đẹp, Toàn ạ!" Nó gật gù, giọng bình thản: "Đúng vậy. Một con Búp bê – không hơn không kém!" Tôi tò mò nhìn vào mặt nó: "Có nhớ chuyện con cáo và chùm nho chứ?" Nó không đáp, cúi xuống lật những tờ giấy nháp tôi đã dùng để sáng tác một bài thơ cho Búp bê đọc trong vòng thi năng khiếu, rồi nó nhìn tôi, mỉm cười đầy khó hiểu. "Thôi, về đi kẻo Búp bê nó sốt ruột. Nói rằng Thanh đang bận, nghe. Hai đứa đừng có giận nhau nữa. Mà, có chuyện gì vậy?" Nó khẽ thở dài, tôi đọc thấy trên gương mặt nó một nỗi tuyệt vọng lướt nhanh, nó rút trong áo ra một cuộn giấy vẽ trao cho tôi: "Quà của Thanh đó". "Ha, cảm ơn các bạn nghe!". Tôi đang định trêu nữa thì nó đã vội vã đi.

    Nhìn theo bóng áo trắng của nó, tôi bật cười khe khẽ, rồi giở cuộn giấy ra. Đó là một bức tranh vẽ bằng bột màu. Tôi bỗng sờ sững. Một vùng đồi mênh mang cây và hoa. Một cô bé tóc ngắn đội mũ nồi đang ngồi trên phiến đá xanh, bên cạnh là chiếc giá vẽ. Cô bé ngước nhìn khoảng trời xanh, tay cầm bút vẽ, nét mặt trầm tư. Không gian phủ những đám khói xanh lơ, dịu mát. Tôi từ từ cuộn bức tranh lại, rồi lại giở ra để tin đó là thực chứ không phải ảo ảnh. Tôi run run sờ lên dòng chữ bằng nét bút bi tím cũng hơi run run: "Tặng bạn - con người kỳ quặc mà tôi trân trọng và khâm phục nhất. Chúc bạn tự tin và thành công hơn". Ồ, hôm nay là 8.3? Lần đầu tiên tôi nhận được quà tặng trong ngày quan trọng này. Có một cái gì đó nhè nhẹ lan ra từng mạch máu. Tôi ngẩng nhìn tán thông vi vút. Qua tầng lá dày là khoảng trời xuân: Xanh và nhẹ bổng mây trắng, tôi bỗng vụt nhớ tới một lần tôi, Nam và Toàn đã tranh luận về một vấn đề gì đó, Toàn đã nói: "Hình thức không theo kịp nội dung bên trong thì gây ra một bi kịch" - và tôi đã cãi phăng với tất cả mọi hằn học. Bây giờ tôi mới linh cảm rằng câu nói ấy Toàn dành riêng cho tôi.

    Nắng chiều vàng chanh nhuộm chút bụi đỏ của vùng trung du. Một con chim họa mi cất tiếng hát trên đầu tôi. Tàn thông, đám mây và khoảng trời trên đầu tôi bỗng nhòe đi. Tôi khóc.
     
    Heo Bảo BảoMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  8. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    336
    Phong Lan

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Xe vừa dừng lại, Kent đã vội ào ra ngoài. Trước mặt cậu là một thung lũng bao bọc bởi những dãy núi lam cao ngất. Kent rảo bước theo con đường mòn. Mẹ Kent, một phụ nữ nhỏ nhắn có mái tóc đen dày khuôn mặt xinh đẹp, phúc hậu. Bà vẫy tay:

    - Không, Kent, chúng ta phải vào thăm đền trước đã!

    Ừ nhỉ, Kent quay lại nhìn hai ngôi đền cổ, mái đền cong cong thấp thoáng trong những tán cây cổ thụ rợp một màu xanh mát. Người hướng dẫn du lịch lịch thiệp mời cả nhà Kent vào thăm đền Đinh trước. Cổng đền cổ kính rêu phong, một vẻ gì đó vừa linh thiêng vừa ảm đạm. Con đường dẫn vào điện thờ mát rượi bóng cây. Mấy thằng bé mặt mày nhem nhuốc, chìa ra những bó que bọc giấy gì màu đỏ. Kent tò mò hết sức. Thấy mẹ rút tiền mua ba bó nhỏ, cậu hỏi bố: "Đó là gì hở ba?". Mẹ Kent trả lời: "Cái này gọi là hương . Nó được chế tạo từ một loại hương liệu. Khi đốt lên thơm hắc, người theo đạo Phật dùng thắp lên bàn thờ để tỏ lòng tôn kính với vong linh người đã khuất". "Hay thật" – Kent lẩm bẩm.

    Cả hai ngôi đền đều kiến trúc theo phong cách Á Đông cổ truyền. Kent không am hiểu về nghệ thuật kiến trúc, nên cậu không để ý cho lắm. Trong khi bố mẹ dừng lại bên những bức tượng trầm trồ khen ngợi thì Kent luôn miệng hỏi về các loại hoa, loại cây. Ông hướng dẫn viên có giọng nói trầm trầm khó nghe, bật cười khi thấy Kent rút bút ra ghi tên từng cây lạ, chụp ảnh và hái lá, hoa, ép vào cuốn sổ. "Cháu không thích xem trong đền ư?" "Cháu không am hiểu lắm" - Kent đáp, cậu lướt qua những dãy gươm dáo, những cột chạm hình kì dị - "Cháu thích cảnh thiên nhiên".

    Và bây giờ Kent tha hồ tung tẩy. Trèo núi vẫn là điều hấp dẫn nhất đời với Kent. Cậu ta mạnh bạo xốc ba lô, phăm phăm băng lên từng bậc đá. Cành cây hai bên lối đi khẽ quệt vào vai Kent, rung rinh muôn vàn hạt sương trắng. Nắng sớm long lanh. Gió thổi nhẹ thoảng mùi hương của núi rừng từ những bông hoa ven sườn núi sắc màu rực rỡ. Đây đó, tiếng chim lảnh lót rộ lên từng hồi dội vào vách đá. Mẹ Kent gọi với theo: "Cẩn thận nhé, Kent!".

    Cậu dừng chân quay lại và đột nhiên sững sờ. Một cảm giác lạ lùng xen lẫn vui sướng. Dưới kia là một vùng thung lũng xanh tuyệt diệu - đúng, toàn là màu xanh. Cánh đồng lúa đang thì con gái non tơ, một màu xanh bao la kéo dài tới tận những dãy núi màu lam thẫm. Trên cánh đồng chấp chới những cánh cò như những tia chớp trắng. Làng quê bình yên, mái ngói ẩn hiện trong bóng cây. Những con đường trải sỏi trắng mịn trông xa nhỏ xíu, ngoằn ngoèo khắp các ngả. Một dòng sông gồng mình uốn lượn ôm lấy xóm làng. "Như một dải lụa đào quấn quanh hòn ngọc bích" - Kent lẩm bẩm. Đám mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu từ cổng làng tiến ra đồng cỏ, vừa đi vừa thả diều. Cánh diều trắng chơi vơi ngang trời hè cao xanh vòi vọi. Bọn trẻ thấp lũn cũn, đội những chiếc nón trắng, y như những chiếc nấm rơm. Chúng cất tiếng hát – khúc ca địa phương tuy Kent không hiểu nhưng cậu cảm thấy rất thích thú. Kent bấm máy ảnh lia lịa. Giá như có Anna ở đây thì hay biết mấy! Cô bạn gái đã theo gia đình tới Texas – ở đó tất nhiên chẳng có gì mới cả. Phải chụp thật nhiều về cho cô ta phát ghen lên mới được.

    Bố mẹ đã đuổi kịp Kent. "Ba biết con chỉ quan tâm tới núi thôi". "Vâng, con thích cảnh vật ở đây. À ba nhìn kìa"! Kent chỉ tay vào một lùm cây gần đó. Một người nhỏ bé mặc áo xanh non trắng đang hí hoáy làm gì đó. "Họ lượm củi về đun đó mà". Kent ngạc nhiên: "Sao lại phải lên tận đây cơ? Sao họ không dùng rguyên liệu khác ạ?" "Đây không phải là nước Mỹ, con hiểu chứ?" Kent nhún vai: "Một đất nước nghèo, quá nghèo phải không ba? Khó ai mà tưởng tượng ra cảnh sống của người dân ở đây. Lúc đi đường con có nhìn thấy một túp lều bán hàng, một bà lão bày thức ăn trên đất và ngồi ăn. Con cảm thấy tiếc khi một đất nước đẹp như thế này mà quá lạc hậu. Tại sao thế nhỉ?" Ông John không trả lời, ông đang bận sửa lại chiếc máy ảnh. Kent tò mò khi thấy người mặc áo xanh quay nhìn Kent, khuôn mặt được bịt kín bởi một tấm khăn trắng, chỉ hở ra đôi mắt. Mẹ Kent đi vượt lên trên, nheo mắt nhìn đồng hồ: "Giờ là mười giờ sáng. Mười một giờ chúng ta sẽ ăn trưa trên núi. Sau đó đi thuyền thăm các hang động". "Con sẽ đi một mình" – Kent nói. "Tùy con, ba mẹ chúc con sẽ tìm thấy nhiều điều kỳ thú".

    Gió lồng lộng thổi tung mớ tóc vàng óng của Kent. Cậu xốc lại ba lô, thận trọng trèo lên cao. Bây giờ đã hết bậc đá. Nắng đã tròn bóng cây. Một con sóc từ hốc đá gần đó vụt ra, biến vào lùm cây trước mặt. Kent đến gần hốc đá và phát hiện ra những hạt gì đó, hơi tròn, hình trứng, nhỏ bằng ngón tay út, màu hơi nâu nâu. Kent nhớ rằng sóc thích hạt dẻ. Hay đây là hạt dẻ? Kent hối hả thu lượm những hạt con sóc bỏ quên trong hốc đá. Một, hai, ba.. rất nhiều, rải rác trong các hốc đá tai mèo. Tuyệt thật. Thả đám hạt vào túi quần, Kent vươn vai nhìn lên cao. Và, gì đây? Lại một điều kỳ diện nữa. Trên vách đá chênh vênh, một cụm hoa đang khoe trong nắng sắc tím rực rỡ của mình. Những chiếc lá dài mượt nắng càng làm tôn lên chùm hoa vươn cao lên trời xanh, khẽ rung rinh trước gió. Một vẻ đẹp thật kiêu hãnh - Kent tự nhủ. Cậu loay hoay trèo lên tìm cách hái lấy cụm hoa.

    - Be careful! (cẩn thận đấy) – Một tiếng quát nhỏ nhưng khá đanh, Kent quay lại và ngạc nhiên khi nhận ra màu áo xanh da trời lúc sáng. Đúng thế, dáng người nhỏ nhắn, đội nón trắng và khăn trùm kín mặt. Cô ta nói tiếng Anh! Chưa hết ngạc nhiên, cô bé nói tiếp: "Bạn không thể trèo lên đó được. Đá sẽ lở và rất nguy hiểm". "Cảm ơn bạn - Kent tròn xoe mắt nhìn – Bạn là ai?" "Tôi là Lan, nhà tôi ở chân núi", "Bạn là người Việt?" Kent ngạc nhiên hỏi một câu ngớ ngẩn. "Vâng". "Rất hân hạnh được làm quen. Tôi là Davis Kent", Kent chìa tay. Trong phút chốc cậu cảm thấy mến cô gái lạ. "Bạn có biết cây hoa kia tên gì không?" "Đó là orchid, tiếng Việt gọi là phong lan. Phong lan là một loài hoa đẹp, yêu tự do. Loài cây này sống không cần đất. Nó bám vào vách đá, sống bằng khí trời và những giọt sương". Lời nói của Lan làm Kent thích thú: "Tuyệt thật! Giá như tôi cũng có một cây." Cả hai cùng ngồi xuống tảng đá dưới lùm cây si.

    Tiếng chim lách chách trong tán lá xanh. Kent luôn miệng hỏi về miền quê này. Lan chỉ tay xuống dưới: "Kia là toàn bộ cố đô Hoa Lư. Tuy tường thành đã bị thời gian phá hủy nhưng bạn thấy đấy, vẫn còn nét cổ kính của một cố đô. Còn kia là những thung lũng, tiếp nối là những cánh rừng. Dòng sông Chanh dưới chân núi này chạy luồn lách qua rất nhiều hang động, tạo nên những hang động đẹp và kỳ thú. Bãi cỏ có những chấm trắng kia ư? Đó là nghĩa địa. Nước tôi không phổ biến giàn hoa thiêu"

    Cô bé ngả nón, gỡ khăn lau mặt. Kent quay nhìn và một lần nữa cậu cảm thấy bất ngờ. Lan là một cô gái rất đẹp! Mái tóc đen mềm buộc gọn sau gáy. Nước da trắng mịn. Nổi bật làn môi đỏ và đặc biệt là đôi mắt. Đôi mắt Lan đen huyền, hàng mi dài cong mướt đẹp như mắt Maria Đức Mẹ! – Kent thầm nghĩ. Cặp mắt xanh biếc của Anna, cô bạn đẹp nhất khóa học cũng không thể sánh nổi. "Bạn đẹp như phong lan vậy" – Kent buột miệng. Cô bé cười, hai má ửng hồng: "Cảm ơn.. À, bạn thấy phong cảnh

    Đây như thế nào?" "Tuyệt vời lắm.

    Đẹp và hùng vĩ! Tôi có nhặt được nắm hạt dẻ đây, có phải không?" Vừa nói Kent vừa móc túi lôi ra. Lan nhìn rồi phá lên cười. Kent ngay mặt rồi cũng cười theo. Cố nén cười, cô giải thích: "Đây không phải là hạt dẻ đâu, Kent. Đây là phân của loài sơn dương. Nhưng không sao, chúng không bẩn đâu". Kent đỏ mặt lúng túng. Thật trớ trêu và thật kỳ lạ. Lan nói tiếp: "Không sao đâu. Mình biết nhiều bạn ở Hà Nội cũng nhầm lẫn như thế.". Kent sửa lại gọng kính, đoạn nói: "Đất nước bạn đẹp và kỳ lạ hốt!" Và cũng là một đất nước lạc hậu nữa! "– Lan khẳng định nhưng ánh mất pha chút giễu cợt. Kent giật mình. Cậu bối rối:" Không, tôi không định nói thế! "Gương mặt Lan thoáng buồn:" Nhưng đúng là như vậy. Đất nước chúng tôi còn nghèo lắm.. "

    Cô bạn người Việt chèo thuyền đưa Kent luồn qua những hang động, kể về thời xa xưa, truyền thuyết về một dân tộc làm Kent như được sống trong thời nguyên thủy nơi đây. Qua các hang động, cậu có cảm giác văng vẳng tiếng trống đồng Đông Sơn, tiếng giã gạo, tiếng gươm giáo, vó ngựa. Lan kể về những khu căn cứ trong lòng hang thời chống Pháp và chống Mỹ. Lan nói:" Đất nước tôi là một đất nước nhỏ nhưng luôn luôn chịu cảnh chiến tranh, thời nào cũng phải đổ máu. Bởi thế nền kinh tế không có điều kiện phát triển như các nước khác. Nhưng chúng tôi không cảm thấy xấu hổ. Bạn thấy đấy, chúng tôi đã cố gắng không ngừng. Ở mọi nơi đang ngày một đổi mới. Nhất là thế hệ trẻ chúng tôi.. "

    - Cảm ơn Lan đã cho tôi hiểu biết về đất nước Việt Nam của bạn. Bạn nói tiếng Anh giỏi lắm! Thoạt tiên tôi cứ ngỡ..

    Lan cười hồn nhiên:

    - Tôi học tiếng Anh từ những năm ở phổ thông cơ sở. Bác tôi là hướng dẫn viên du lịch, trước kia hoạt động bí mật trong cục tình báo Mỹ. Tôi học ở Bác khá nhiều. Cách đây hai tháng, có một ông khách Ôxtrâylia đã ở đây hơn một tháng. Ngày nào tôi cũng nói chuyện với ông. Vốn kiến thức được mở rộng hơn. Còn hai năm nữa tôi sẽ vào đại học. Ngày nào tôi cũng đi bộ 5 km tới trường. Trường của tôi ở thị trấn. Hè này tôi ở nhà giúp gia đình. Nói chung vất vả nhưng vui.

    Mắt Kent lấp lánh niềm vui:" Cầu Chúa ban phước lành cho bạn ".

    Cô bé áp thuyền vào bãi, thoăn thoắt lên bờ. Bãi đất ven sông hoa cỏ may trắng phất phơ xen cùng đám hoa dại đủ màu. Lan ngắt một bông cài lên tóc, hồn nhiên chạy theo một chú chuồn chuồn ớt đỏ chói. Kent bấm máy ảnh, lòng cậu nhẹ bẫng, lâng lâng một niềm vui khó tả. Cô bé thật đẹp - như một bông hoa đồng nội. Cậu giở cuốn nhật ký ghi lại tất cả những điều mới mẻ mà cậu đã được thấy và được nghe Lan kể.

    Tiếng tù và rúc lên từng hồi, âm thanh vọng vào vách núi dội lại nghe rộn rã cả thung lũng. Đám mục đồng lùa trâu lên khỏi bãi, chậm chạp, thảnh thơi lũ lượt qua chiếc cầu tre cong cong để về làng. Kent nhìn đồng hồ, hốt hoảng: Hơn 5 giờ chiều, quay sang Lan, một thoáng lao xao trong đôi mắt sâu thẳm ấy. Kent nói như thì thầm" Đã đến lúc mình phải chia tay nhau.. ". Thoắt cái, bóng áo xanh biến vào lùm cây trước mặt, rồi thoắt cái lại hiện ra. Trên tay cô bé là một cây phong lan còn ngậm nụ, rễ và thân quấn quanh một khúc gỗ nhỏ có xâu một quai xách. Lan đưa cho Kent:" Tặng bạn món quà nhỏ bé này ". Kent xúc động, lắp bắp cảm ơn. Cậu lật đật mở ba lô, lôi ra một cuốn sách:" Bạn hãy cầm lấy, đây là cuốn sách viết về đất nước tôi ". Kent cúi mặt và chợt nhận thấy đám cỏ dưới chân mình bị di nát Cậu cảm thấy xấu hổ với ba tiếng cuối cùng, Lan mạnh dạn chia tay, nhìn thẳng vào mắt Kent:" Tôi mong có ngày gặp lại, ngay trên đất nước của Kent, tạm biệt "." Tạm biệt "- mong gặp lại tại đây – cậu đỏ mặt lí nhí nói thêm -- trên quê hương.. chúng ta. Kent buông tay Lan, cậu xốc chiếc ba lô trên vai, xách giò phong lan và sải những bước dài trên con đường đất đỏ. Được một quãng, Kent quay lại. Lan vẫn đứng đó, bên chân cầu, tay ôm chặt cuốn sách. Bóng áo xanh nổi bật trong nắng chiều, mái tóc dài điểm bông hoa trắng bay bay và đôi mắt – đôi mắt đen, sâu và ướt thăm thẳm như muốn nói thêm bao điều. Kent vẫy tay một lần nữa rồi chạy về phía bãi đỗ xe. Bố đã ngồi sẵn trong ghế lái. Mẹ đứng ở cửa nói vẻ sốt ruột:" Con về trễ làm bố mẹ lo quá! Như thế này thì về tới Hà Nội sẽ muộn mất. Sao con ngơ ngác thế? Xem kìa, con lại cầm theo gì thế kia? Thôi vào xe đi". Kent vẫn ngoái lại. Xe nổ máy lao đi. Mặc cho mẹ phàn nàn, cậu vẫn thò đầu ra cửa xe. Lan kìa, nhỏ như một chấm xanh. Khuất rồi. Mất hẳn. Kent bỗng giật thót mình: Cậu chưa kịp ghi địa chỉ của Lan. Tại sao ngu ngốc đến thế? Kent đưa hai tay bứt tóc để tự trừng phạt mình..

    Chiều tà tà. Kent nhìn ra cửa xe. Một khoảng trời xanh veo và mây trắng đến nao lòng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...