Tiếng Anh Hướng Dẫn Tự Học Tiếng Anh Giao Tiếp

Thảo luận trong 'Ngoại Ngữ' bắt đầu bởi Shinebrightlikeadiamond, 29 Tháng bảy 2019.

  1. Shinebrightlikeadiamond Ailoveyousax

    Bài viết:
    88
    Những bước tự học tiếng anh cho người mất gốc:

    B 1: Bạn nào chưa thuộc Bảng chữ cái tiếng anh -> Học ngay đi bạn

    Ngôi nhà nào cũng phải có nền móng thì mới có những viên gạch tiếp theo.

    [​IMG]

    B 2: Học bảng phiên âm quốc tế

    [​IMG]

    Thuộc bảng này nhé

    B 3: Học 1000 từ vựng cơ bản

    Cái này lên mạng tìm là ra, không thì gửi tin nhắn cho mình

    B 4: Bắt đầu học ngữ pháp từ những gì cơ bản nhất như Danh từ, Động từ, Tính từ..

    Mình đang tổng hợp ngữ pháp tiếng anh, bạn có thể vào xem, nếu thấy hay hãy theo dõi mình

    Tiếng Anh - Basic English Grammar: Tổng Hợp Ngữ Pháp TA

    Bài sau ta vào phần giao tiếp còn bài này thì chưa đâu. *boni 92*

    * * *còn tiếp..
     
    thuhien9612 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng bảy 2019
  2. Shinebrightlikeadiamond Ailoveyousax

    Bài viết:
    88
    Cấu trúc 1:

    Sau khi biết các bước tự học tiếng anh rồi, như đã hứa chúng ta sẽ bắt đầu luyện nói tiếng anh nhé.

    Cấu trúc:


    I'd like to + do something: Tôi muốn làm gì

    (I'd like to là dạng rút gọn của I would like to -> chúng ta thường dùng khi chúng tamuốn làm gì, đây là một lời đề nghị lịch sự)

    I'd like to

    make a reservation for this monday night (đặt trước một bàn cho tối thứ 2 này)

    check in, please

    check out, please

    book a table for nine people for tonight at 7pm

    book a hotel room for one night.

    ..

    Bạn hãy luyện tập thật nhiều nhé.

    Vài dạng câu hỏi liên quan:


    Would you like to something +drink something/anything

    * * *

    * * *

    Bạn muốn gì không?

    Muốn hỏi kĩ càng hơn thì ta sử dụng What would you like to?

    Chúc mọi người học tốt.


    .. còn tiếp..
     
    thuhien9612 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng bảy 2019
  3. Shinebrightlikeadiamond Ailoveyousax

    Bài viết:
    88
    10 mẹo học nhanh từ vựng tiếng Anh

    1. Hãy học những từ có liên quan đến nhau

    Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.

    [​IMG]

    2. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích

    Đây là một điều quan trọng để bạn có thể duy trì việc học từ vựng tiếng Anh được lâu dài.

    Nếu bạn thích âm nhạc, hãy học từ mới ở các bài hát, ở các bài viết liên quan đến âm nhạc; đọc các bài viết về các nhạc sĩ. Nếu bạn là một người thích các môn tự nhiên, bạn có thể đọc các bài viết về vật lý vui, toán học vui, về các hành tinh, về cách xây nhà, cách lập trình. Điều mấu chốt ở đây là bạn học mà như không học. Học để vui, học mà thấy thích.

    3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh

    Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.

    [​IMG]

    4. Sử dụng video

    Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.

    5. Thu một cuốn băng từ vựng

    Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại rồi nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.

    6. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa

    Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.

    7. Luyện tập từ mới khi viết luận

    Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.

    8. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp

    Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.

    9. Luyện tập từ mới khi nói

    Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.

    10. Hãy đọc nhiều

    Sau khi có một mục tiêu cụ thể, bạn sẽ tự động có động lực để học (dĩ nhiên là trừ khi ai đó áp đặt mục tiêu đó cho bạn – và đây là một điều không nên). Để gặp được nhiều từ mới, không gì là bằng cách đọc thật nhiều. Lý do đơn giản là khi gặp nhiều từ mới bạn chưa biết, và bạn sẽ phải học. Nếu nói về bài tiếng Anh để đọc thì có rất nhiều ở các trang tin tức như CNN, BBC và hàng triệu trang khác. Bạn chỉ đơn giản gõ một từ tiếng Anh lên Google thì bạn sẽ thấy rất nhiều bài hay để đọc.


     
  4. Shinebrightlikeadiamond Ailoveyousax

    Bài viết:
    88
    10 Cách nói tôi không thích

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. I dislike it

    Nghĩa của câu nói này sát với câu "I don't like it" nhất, là cách nói khá trực tiếp.

    - I dislike eating candy.

    - Tôi không thích ăn kẹo.

    2. I'm not into it

    "To be into st" nghĩa là yêu thích, say mê điều gì, khi cho thêm "not" vào sẽ tạo thành nghĩa phủ định là không thích, không hứng thú.

    - I'm not into swimming in the winter.

    - Tôi không thích đi bơi vào mùa đông.

    3. I'm not fond of it

    "To be fond of" nghĩa là yêu thích một điều gì, cái gì hay một ai đó. Khi thêm "not" phía sau "to be", cụm từ này sẽ biến thành phủ định là "không thích". Đây được coi là cách nói khá thân mật.

    - He's not very fond of doing the gardening.

    - Anh ấy không yêu thích việc làm vườn lắm.

    4. I'm not crazy about it

    Nghĩa của câu nói này giống với "I'm not fond of something".

    I'm not crazy about music.

    Tôi không thích âm nhạc.

    5. I'm not a great fan of

    "To be a fan of something" là cách nhấn mạnh được nhiều người sử dụng và hầu hết mọi người đều hiểu. Nhưng cách nói "I'm not a big fan" lại không phổ biến. Nghĩa của nó chỉ đơn giản là rất không thích một thứ hay một điều gì đó.

    - She's not a great fan of football.

    - Cô ấy không phải là fan cuồng của bóng đá.

    6. I don't appreciate that

    Đây là cách nói rất trang trọng, lịch sự.

    - I don't appreciate being shouted at in public.

    - Tôi không thích bị quát tháo nơi công cộng.

    7.. drive (s) me crazy

    Cấu trúc này có nghĩa là điều gì đó khiến mình rất bực tức, nó mang sắc thái khá mạnh.

    - Honestly, I just can't stand playing tennis with him. His arrogance drives me crazy.

    - Thật sự thì tôi không thể chịu đựng được khi chơi tennis với cậu ta. Sự ngạo mạn của cậu ta khiến tôi tức điên lên.

    8.. is not my thing

    Câu này để chỉ điều gì đó mình không thích.

    - Horse-riding isn't really his thing.

    - Cưỡi ngựa không phải là điều anh ấy thích lắm.

    9. I'm disgusted with..

    Câu này mang sắc thái mạnh, muốn diễn tả rất ghét điều gì đó.

    - If you want to ask me whether I am a fan of sunbathing or not, then I would say No, actually I am disgusted with it.

    - Nếu cậu hỏi tớ có thích tắm nắng không thì tớ sẽ trả lời là không, tớ rất ghét nó.

    10. That's not for me

    Câu này có nghĩa là: Điều đó không dành cho tôi, tức là tôi không thích điều đó.

    - All of my friends are crazy about love stories but that's not for me.

    - Tất cả bạn bè của tôi đều phát cuồng với những câu chuyện tình yêu, nhưng đó không phải là gu của tôi.
     
    thuhien9612 thích bài này.
  5. Shinebrightlikeadiamond Ailoveyousax

    Bài viết:
    88
    7 cách "chữa cháy" khi ngập ngừng trong giao tiếp tiếng Anh

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Well


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thể hiện điều bạn đang nghĩ.

    Well, I guess it is a good price.

    Tôi nghĩ đó là mức giá tốt rồi.

    Tạo khoảng nghỉ trong câu.

    The oranges and apples go together like, well, apples and orange.

    Cam và táo kết hợp cùng nhau, ừm, cam và táo.

    Trì hoãn câu trả lời.

    Well.. fine, you can use my pen.

    Ừm, được, bạn có thể dùng bút của tôi.


    2. Um/er/uh

    "Um," "er" và "uh" thường thể hiện sự do dự, chẳng hạn khi không biết câu trả lời hoặc không muốn trả lời.

    Um, er, I uh think I can't come tomorrow.

    Ừm, tôi nghĩ ngày mai tôi không tới được.

    Bạn có thể dùng bất kỳ từ nào vào bất kỳ lúc nào và chúng không nhất thiết phải đi cùng nhau.

    Umm.. I like the black car better!

    Ừm.. Tôi thích cái xe ô tô màu đen hơn.


    3. Like

    "Like" đôi khi được dùng để nói về thứ gì đó không chính xác (gần, khoảng độ).

    My sister has like ten dolls.

    Em gái tôi có khoảng 10 con búp bê.

    Cũng được dùng khi bạn cần một khoảnh khắc để nghĩ ra từ tiếp theo cần nói.

    My friend was like, is quite talkative.

    Bạn tôi, ừm, nói khá nhiều.


    4. Actually/Basically/Seriously

    "Actually" dùng để chỉ điều gì đó bạn nghĩ là đúng khi những người khác có thể không đồng ý.

    Actually, cat is really cute.

    Mình thấy mèo rất dễ thương.

    "Basically" dùng khi tổng kết một việc gì đó.

    Basically, they want a lot more information about the project before they'll put any money into it.

    Tóm lại, họ cần nhiều thông tin hơn về dự án trước khi rót tiền vào đấy.

    "Seriously" thể hiện sự nhấn mạnh.

    You're not seriously thinking of leaving, are you?

    Bạn có suy nghĩ nghiêm túc về việc rời đi không?


    5. You know

    Dùng để chia sẻ một sự thật mà bạn nghĩ người nghe đã biết.

    He lives here, you know, with his brother.

    Anh ấy sống ở đây với anh trai như bạn biết đấy.

    Thay thế cho một lời giải thích, trong trường hợp bạn nghĩ người nghe đã hiểu điều bạn muốn nói.

    I don't mean to come late, my car is broken, you know?

    Tôi không cố ý đến muộn đâu, xe ô tô của tôi bị hỏng, bạn cũng biết đấy.


    6. I mean

    Khi muốn làm rõ hoặc nhấn mạnh cách bạn cảm nhận về điều gì đó.

    I mean, he's very good at English, but I'm just not sure if he's suitable for this position.

    Ý mình là, anh ấy rất giỏi tiếng Anh nhưng mình không chắc liệu anh ấy có phù hợp với vị trí này không.

    Cũng được dùng để sửa lỗi khi bạn nói nhầm.

    The cave is two thousand. I mean twenty thousand years old!

    Cái hang động này hai nghìn. À, hai nghìn tuổi ấy!


    7. Believe me

    Cách bạn đề nghị người nghe tin lời mình.

    Believe me, I didn't tell this.

    Tin mình đi, mình không nói điều đó đâu.

    Nó cũng được dùng để nhấn mạnh điều bạn sắp sửa nói.

    Believe me, this is the cheapest and nicest house in this country.

    Tôi nói thật, đó là ngôi nhà rẻ nhất, đẹp nhất ở đất nước này.
     
    thuhien9612 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...