Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập Triết học Mác Lênin

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 30 Tháng một 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,243

    Câu 1: Khái niệm triết học, triết học Mac-Lenin, chức năng của triết học Mac-Lenin?

    Trả lời:

    - Triết học là khoa học của mọi khoa học, là một hình thái ý thức xã hội.

    - Triết học Mac - Lenin là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về con người và về vị trí, vai trò của nó trong thế giới này, khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy.

    - Chức năng của triết học Mac-Lenin:

    + Thế giới quan: Là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó.

    · Đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân.

    · Thế giới quan cộng sản.

    · Thế giới quan sai lầm làm con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt động.

    Phương pháp luận: Là hệ thống quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.

    · Mỗi luận điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp.

    · Tri thức triết học là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới và vai trò của con người trong thế giới.

    Câu 2: Vấn đề cơ bản của triết học?

    Trả lời:

    - Vấn đề cơ bản của triết học là quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy.

    - Vấn đề cơ bản của triết học là bản thể luận và nhận thức luận.

    + Bản thể luận: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?

    + Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

    - Căn cứ vào bản thể luận để chia triết học duy vật, triết học duy tâm và triết học nhị nguyên.

    Triết học duy vật: Vật chất quyết định ý thức → CN duy vật.

    + Triết học duy tâm: Ý thức quyết định vật chất → CN duy tâm.

    + Triết học nhị nguyên: Vật chất và ý thức là hai nguyên thể song song tồn tại và là nguồn gốc loài người.

    - Căn cứ vào nhận thức luận để chia triết học thành triết học khả tri và bất khả tri:

    + Triết học khả tri: Con người có khả năng nhận thức được thế giới và tiến đến nhận thức được toàn bộ thế giới.

    + Triết học bất khả tri: Con người không có khả năng nhận thức được thế giới. Sự nhận thức có chăng chỉ là sự tổng hợp của cảm giác, xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ vật chất.

    - Ví dụ:

    Triết học duy vật: Có thực mới vực được đạo.

    + Triết học duy tâm: Phương Tây Antiphon: Thời gian là một ý nghĩa hay một độ đo, không phải một chất.

    + Triết học nhị nguyên: Khái niệm về một tia lửa làm nảy sinh vấn đề cái tâm có một khởi đầu.

    + Triết học khả tri: Con người biết được sự vật, hiện tượng thông qua giác quan, cảm nhận.

    + Triết học bất khả tri: Người cùng thời với Thích Ca Mâu Ni trả lời khi được hỏi có cuộc sống sau cái chết hay không? : Có thể có và có thể không và từ chối phỏng đoán xa hơn.

    Câu 3: Biện chứng và siêu hình?

    Trả lời:

    - KN phép siêu hình: Là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận động, tách rời cô lập và tách biệt nhau.

    VD: Người ta tin rằng mưa là do Thượng Đế phái rồng phun nước.

    Con người do Chúa tạo ra.

    - Đặc điểm của phép siêu hình:

    + Nhìn nhận sự vật bằng tư duy cứng nhắc, máy móc.

    + Xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập, tách rời với các sự vật khác, xem xét sự vật trong trạng thái không vận động, không biến đổi.

    - KN phép biện chứng: Là học thuyết về các mối liên hệ, về các quy luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy.

    VD: Con người tiến hóa từ loài vượn là có cơ sở khoa học và được chứng minh bởi nhiều nhà nghiên cứu khoa học khác nhau trên thế giới.

    - Các hình thức của phép biện chứng là:

    + Phép biện chứng chất phát thời cổ đại:

    → "thuyết ngũ hành", triết học đạo Phật với phạm trù "nhân duyên", "vô ngã", "vô thường".

    + Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: Khởi đầu từ Canto và hoàn thiện ở Heghen.

    →trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống.

    + Phép biện chứng duy vật của CN Mac-Lenin.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng tám 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Gill

    Bài viết:
    6,243
    Câu 4: Vật chất và vận động?

    Trả lời:

    - KN vật chất: Là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

    VD: Hỡi cô tát nước bên đường

    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

    →Ánh trăng vàng là vật chất.

    - KN vận động: Là thuộc tính cố hữu của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất.

    - Nguồn gốc:

    + CN duy tâm: Thần linh, thượng đế.

    + CN duy vật: Sự tăng trưởng về số lượng hoặc sự di chuyển các vật thể trong không gian.

    + CN Mac - Lenin: Là vận động tự thân, do mâu thuẫn bên trong do tác động qua lại giữa các yếu tố hay các sự vật khác nhau.

    - Hình thức:

    Cơ →Lý →Hóa →Sinh →Xã hội.

    - VD: Sự chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa.

    Câu 5: Ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

    Trả lời:

    - KN ý thức: Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan ; là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan và bộ óc con người và được cải tiến đi.

    - Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

    + Quan điểm CN duy tâm: Tuyệt đối hóa vai trò ý thức cho ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức quyết định vật chất sáng tạo ra vật chất.

    + Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

    · Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức:

    O Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại, phát triển của ý thức.

    O Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó.

    O Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành đến đó.

    O Vật chất biến đổi thì ý thức cũng biến đổi theo.

    → VD: Có thực mới vực được đạo

    · Ý thức tác động trở lại vật chất:

    O Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào óc con người giúp con người hiểu được bản chất quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

    O Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động, phát triển của những điều kiện vật chất ở những mức độ nhất định.

    → VD: Chủ trương đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp đã cản trở phát triển con người và gây khủng hoảng kinh tế-xã hội.

    Câu 6: Hai nguyên lý, hai quy luật?

    Trả lời:

    6.1 Hai nguyên lý:

    6.1. 1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

    - KN mối liên hệ: Dùng để chỉ sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng; giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, giữa sự vật, hiện tượng với môi trường.

    → VD: Giữa cung và cầu trên thị trường (tác động, chuyển hóa) tạo nên vận động, phát triển không ngừng cả cung và cầu.

    - Nội dung nguyên lý:

    + Tính khách quan: Là mối liên hệ tồn tại bên ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức.

    → VD: Mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy của con người.

    + Tính phổ biến: Mối liên hệ có ở mọi lúc, mọi nơi kể cả trong tự nhiên, xã hội, tư duy.

    → VD: Mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc có khả năng trao đổi chất với môi trường nhờ đó tồn tại và phát triển.

    + Tính đa dạng, phong phú: Là sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau.

    → VD: Liên hệ giữa mặt trời và Trái Đất.

    - Quan điểm lịch sử cụ thể:

    + Mọi sự vât, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không-thời gian.

    + Chú ý đúng mức đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới bối cảnh hiện thực, cả khách quan, chủ quan, của sự ra đời và phát triển của vấn đề.

    - Quan điểm toàn diện:

    + Xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ, kể cả các mắt khâu trung gian.

    + Trong vô vàng các mối liên hệ, cần rút ra những mối liên hệ cơ bản.

    6.1. 2 Nguyên lý về sự phát triển:

    - KN phát triển: Dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

    → VD: Quá trình thay thế lẫn nhau của các tổ chức xã hội loài người: Xã hội thị tộc → bộ lạc → bộ tộc → dân tộc..

    - Nội dung nguyên lý:

    + Tính phổ biến: Quá trình phát triển diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng, trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy.

    + Tính đa dạng, phong phú:

    · Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng.

    · Sự phát triển sẽ không hoàn toàn giống nhau ở các sự vật, hiện tượng khác nhau.

    - Quan điểm phát triển:

    + Khi xem xét các sự vật, hiện tượng cần đặt nó trong sự vận động, biến đổi không ngừng.

    + Cần vạch ra cái tương lai trong cái hiện tại.

    + Cần chia quá trình phát triển thành các giai đoạn.

    + Chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, gây cản trở sự phát triển.

    6.2 Hai nguyên lý:

    6.2. 1 Quy luật lượng-chất:

    - KN chất: Là khái niệm để chỉ thuộc tính cấu thành nó, làm nó phân biệt được với các chất khác.

    → VD: Thuộc tính của đường là ngọt.

    - KN lượng: Là khái niệm để chỉ thuộc tính khách quan vốn có về số lượng nhìu hay ít, quy mô lớn hay nhỏ.. của sự vật, hiện tượng.

    →VD: Tòa nhà có 70 tầng.

    - KN độ: Là giới hạn mà lượng biến đổi mà chất chưa thay đổi.

    → VD: Độ của nước ở trạng thái lỏng là giới hạn giữa Oo C và 100oC.

    - KN điểm nút: Là nơi diễn ra sự thay đổi về chất.

    → VD: Sinh viên ra trường thành nhân viên chuyên môn kỹ thuật sẽ được bổ xung trong quá trình làm việc (phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn)

    - KN bước nhảy: Là sự chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới.

    → VD: Khi CNTB bị lật đổ và CNCS lên thay thế.

    - Ý nghĩa:

    + Có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội tụ đủ các điều kiện.

    + Tạo hoặc xóa bỏ những điều kiện cần thiết để bước nhảy được hay không được thực hiện.

    6.2. 2 Quy luật phủ định của phủ định:

    - KN phủ định: Dùng để chỉ thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động phát triển khác.

    → VD: Phủ định của TBCN là XNCN.

    - KN phủ định của phủ định: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng có xu hướng, khuynh hướng lặp lại giai đoạn đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình xoắn trôn ốc.

    → VD: Hạt thóc, cây ma, cây lúa.

    · Hạt thóc → cây mạ (phủ định lần 1)

    · Cây mạ → cây lúa (phủ định lần 2)

    - Đặc điểm của phủ định của phủ định:

    + Phát triển có tính kế thừa.

    + Phát triển có tính lặp đi lặp lại.

    + Phát triển có tính thụt lùi

    + Khuynh hướng chung của phát triển là vận động đi lên.

    - Có hiện tượng phát triển phát triển đi lên theo đường thẳng.

    Câu 7: Các cặp phạm trù:

    7.1 Cái chung-cái riêng:

    - KN cái chung: Dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.

    → VD: Những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến con người khác với động vật.

    - KN cái riêng: Dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

    → VD: Mỗi con người.

    - KN cái đơn nhất: Chỉ những nét, những mặt, những đặc điểm chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, không lặp lại ở sự vật, hiện tượng khác.

    → VD: Cấu tạo gen của mỗi con người.

    - Quan hệ biện chứng:

    + Cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện mình.

    + Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung.

    + Cái riêng toàn bộ hơn so với cái chung, cái chung bản chất hơn cái riêng.

    + Trong những điều kiện nhất định, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau.

    - Ý nghĩa:

    + Muốn nhận thức đúng đắn về cái chung phải xuất phát từ cái riêng.

    + Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải vận dụng cái chung và cái riêng phù hợp với từng hoàn cảnh.

    + Tạo điều kiện để cái chung và cái đơn nhất chuyển hóa cho nhau nếu phù hợp với mục đích con người.

    → VD:

    · Cái riêng: Một con người, một quốc gia.

    · Cái chung: Sản xuất và tái sản xuất mở rộng là cái chung của bất kỳ xã hội.

    · Cái đơn nhất: Mỗi con người vừa là cái riêng vừa là cái đơn nhất.

    7.2 Nguyên nhân-kết quả:

    - KN nguyên nhân: Dùng để chỉ một sự tác động lẫn nhau giữa cái mặt trong một sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.

    - KN kết quả: Dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng giữa các sự vật, hiện tượng.

    → VD:

    · Nguyên nhân: Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống.

    · Kết quả: Trống kêu.

    - Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

    + Không có nguyên nhân nào không dẫn đến một kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.

    + Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.

    + Không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.

    - Ý nghĩa:

    + Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra vì vậy cần phân loại nguyên nhân.

    + Kết quả tác động trở lại nguyên nhân nên cần khai thác kết quả để thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng nhằm đạt mục đích đề ra.

    → VD:

    · Nguyên nhân: Tương tác dòng điện với dây dẫn

    · Kết quả: Bóng đèn sáng.

    · Vì đói nên phải ăn. Vì trời mưa nên đường ướt.

    7.3 Tất nhiên-ngẫu nhiên:

    - KN tất nhiên: Là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.

    →VD: Con người ai cũng phải sinh ra, lớn lên, chết đi.

    Quả trứng gà khi bị rơi từ độ cao 5m sẽ bị vỡ.

    - KN tất nhiên: Dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.

    → VD: Thời điểm con người sinh ra hay chết đi trong cuộc sống là ngẫu nhiên.

    - Mối quan hệ biện chứng:

    + Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan.

    + Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại tách rời nhau mà tồn tại thống nhất hữu cơ với nhau.

    + Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫy nhiên chỉ có tính tương đối.

    - Ý nghĩa:

    + Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên.

    + Nhận thức được cái ngẫu nhiên thông qua rất nhiều cái tất nhiên.

    + Cái ngẫu nhiên cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật.

    → VD:

    · Để đạt kết quả cao thì phải siêng năng học tập → tất nhiên.

    · Ngày thi sức khỏe không tốt, kết quả không cao → ngẫu nhiên.

    7.4 Nội dung-hình thức:

    - KN nội dung: Tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.

    → VD: Một tác phẩm văn học nội dung là toàn bộ phần cuộc sống mà tác phẩm phản ánh.

    - KN hình thức: Là phương thức tồn tại, phát triển của sự vật là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.

    → VD: Hình thức chữ ANH là các chữ cái phải xếp theo thứ tự A, N, H.

    - Mối quan hệ biện chứng:

    + Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăn khít với nhau.

    + Nội dung quyết định hình thức.

    + Hình thức không thụ động khi tác động lại nội dung.

    - Ý nghĩa:

    + Không tách rời nội dung với hình thức.

    +Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật.

    + Phải theo dõi sát quan hệ giữa nội dung và hình thức.

    + Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật.

    → VD: Cây

    · Nội dung: Là bộ phận rễ, lá, quả, hoạt động hô hấp, quang hợp..

    · Hình thức: Rễ có rễ củ, rễ cọc..

    7.5 Bản chất-hiện tượng:

    - Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối quan hệ khách quan, tất nhiên tương đối ổn định bên trong quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện qua các hiện tượng tương ứng.

    - Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện các mặt, các mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài, là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất.

    - Mối quan hệ biện chứng:

    + Tính thống nhất:

    · Bản chất luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng.

    · Hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định.

    · Bản chất thay đổi thì hiện tượng thay đổi theo, bản chất mất thì hiện tượng cũng mất theo.

    + Tính mâu thuẫn:

    · Bản chất phản ánh cái chung, hiện tượng phản ánh cái riêng.

    · Hiện tượng phong phú hơn bản chất, bản chất sâu sắc hơn hiện tượng.

    · Bản chất là mặt bên trong còn hiện tượng là mặt bên ngoài hiện thực khách quan.

    · Bản chất tương đối ổn định, hiện tượng thường xuyên thay đổi.

    → Có nhiều trường hợp hiện tượng còn phản ánh sai lệch bản chất.

    - Ý nghĩa:

    + Trong nhận thức, để hiểu đầy đủ một sự vật thì không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải đi vào bản chất. Chỉ có thể tìm thấy bản chất của sự vật ngay chính sự vật.

    + Phải thông qua nhiều hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng điển hình mới có thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ bản chất.

    + Trong nhận thức và thực tiễn cần căn cứ vào bản chất.

    → VD:

    · Bản chất: Nhiễm HIV

    · Hiện tượng:

    O Hệ miễn dịch không còn

    O Sốt và ớn lạnh

    O Phát ban đỏ ở da..

    Câu 8: Thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức?

    Trả lời:

    - Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, mang tính lịch sử-xã hội của con người, nhằm cải tạo hiện thực.

    - Hình thức cơ bản của thực tiễn:

    + Hoạt động sản xuất vật chất.

    + Hoạt động chính trị- xã hội.

    + Thực nghiệm khoa học.

    - Vai trò thực tiễn đối với nhận thức:

    + Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

    + Thực tiễn là động lực của nhận thức.

    + Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

    + Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

    - Các giai đoạn của quá trình nhận thức:

    + Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)

    → VD:

    · Thực tiễn: Gặt lúa của nông dân

    Dịch bệnh

    · Nhận thức: Nghiên cứu vac-xin phòng bệnh và thuốc chữa bệnh

    Muối là tinh thể màu trắng, vị mặn.

    Câu 9: Biện chứng giữa lực lượng xã hội, quan hệ sản xuất, tồn tại xã hội, ý thức xã hội?

    Trả lời:

    - KN lực lượng sản xuất: Là sự kết hợp giữa người lao động (bao gồm thể chất, sức khỏe, kinh nghiệm, kĩ năng, tri thức lao động của họ) với tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất nhất định.

    - KN quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.

    - Mối quan hệ biện chứng:

    + Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ thống nhất biện chứng.

    + Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất.

    + Lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất là thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa giữa các mặt đối lập.

    - KN tồn tại xã hội chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

    → VD: Điều kiện tự nhiên-địa lý: Khí hậu, đất đai..

    - Ý thức xã hội chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh xã hội trong gian đoạn phát triển nhất định.

    → VD: Trời sinh voi sinh cỏ

    - Mối quan hệ biện chứng:

    + Tồn tại xã hội quyết đinh ý thức xã hội.

    + Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

    + Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)

    + Nhận thức trở về thực tiễn.

    HẾT.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...