Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái <Trích hồi thứ 14> I. Tìm Hiểu Chung: 1. Tác giả: - Thuộc dòng họ Ngô Thì, ở Hà Tây. - 7 hồi đầu do Ngô Thì Chí (em ruột Ngô Thì Nhậm) tuyệt đối trung thành với nhà Lê, viết. - 7 hồi tiếp do Ngô Thì Du (anh em chú bác của Ngô Thì Chí) làm quan dưới triều Nguyễn, viết. - 3 hồi cuối do người khác viết. 2. Tác phẩm: - Ý nghĩa: Ghi chép vua Lê thống nhất đất nước. - Thể loại: Chí, theo lối lịch sử chương hồi. - Nội dung: 30 năm cuối TK XVIII, chúa Trịnh Sâm chết. Đến đầu TK XIX, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn thống nhất đất nước. - Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Nghị luận - Bố cục :3 phần: + Phần 1: Từ đầu đến "Mậu Thân (1788)" : Nguyễn Huệ lên ngôi, cầm quân dẹp giăc. + Phần 2: Tiếp đến "rồi kéo vào thành" : Cuộc chiến công thần tốc và thắng lợi. + Phần 3: Còn lại: Số phận của bọn bán nước và quân nhà Thanh. 3. Văn bản: - 25/12: Nguyễn Huệ lên ngồi ở Phú Xuân. - 29/12: Kén lính ở Nghệ An và ra lời hịch. - 30/12: Cúng Tết khao quân. - 3/1: Chiến thắng Hà Hồi. - 5/1: Chiến thắng Ngọc Hồi. - 5/1: Tiến vao thành Thăng Long. => Chiến thắng thần tốc. II. Đọc - Hiểu Văn Bản: 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. - Nghe tin giặc chiếm Thăng Long: Không nao núng tinh thần. - Trong vòng 1 tháng: + Lên ngồi Hoàng đế vào ngày 25. + Đốc thúc đại quân ra Bắc. + Gặp gỡ người cống sĩ La Sơn (La Sơn Phu Tử). + Tuyển mộ binh lính. + Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An và ra lời hịch. + Bàn kế hoạch đánh giặc và cách đối phó sau khi chiến thắng. - > Mạnh mẽ, quyết đoán, tự tin.. - Lời phủ dụ binh lính: + Khẳng định chủ quyền dân tộc -> Cuộc xâm lăng phi nghĩa. + Nêu lên tham vọng, dã tâm của phương Bắc. + Nêu lên truyền thống đánh giặc. + Kêu gọi binh lính. + Ra lời kỉ luật. - Lời xét đoán: Sở- Lân. + Kết tội quân thua chém tướng. + Thấu hiểu năng lực của bề tôi. + Khen chê đúng việc. -> Bao dung, độ lương. - Mới khởi binh đã chắc chắn thắng lợi. - Đàm phán ngoại giao sau khi chiến thắng. - > Biết nhìn xa trông rộng. - Cuộc hành quân thần tốc: + Đi bộ: Vừa bí mật vừa an toàn; Vừa đi vừa kén lính. + Phương tiện: Ngựa, voi, xe kéo, đại bác. + Từ Huế (ngày 25) đến Tam Điệp (ngày 30) : Đi 500 km. + Từ ngày 30/12- 5/1: Chiến thắng Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đầm Mực, Quỳnh Đô, Đại Áng, Thăng Long. - > Khiến địch nghĩ "Tướng từ trên trời rơi xuống, quân từ dưới đất chui lên". - > Tài dụng binh như thần. 2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh: - Tôn Sĩ Nghị: + Ham vui. + Bất tài. + Coi thường địch. => Thất bại là điều tất yếu. - Sợ mất mật, chạy trốn. - Tranh nhau qua cầu rồi rơi xuống cầu chết đến mức tắt nghẽn cả dòng sông -> Thảm hại, nhục nhã. 3. Số phận của lũ bán nước Lê Chiêu Thống: - Chịu nỗi nhục của kẻ đi cầu cạnh, mất hết tư cách. - Cạo đầu, kết tóc đuôi sam, trốn chui trốn nhủi, gửi nắm tro tàn nơi đất khách. III. Tống Kết: 1. Nghệ thuật. - Miêu tả khách quan, chân thực, mạnh mẽ. 2. Nội dung: Ghi nhớ sgk trang 72. *Câu hỏi liên qua đến bài học: 1. Nêu những phẩm chất của người anh hùng Nguyễn Huệ. Bạn cần ủng hộ tác giả 20 xu để đọc nội dung 2. Tại sao Ngô gia văn phái được xem là kẻ thù của nhà Tây Sơn nhưng lại viết về Nguyễn Huệ với giọng điệu ngợi ca? Bạn cần ủng hộ tác giả 100 xu để đọc nội dung Bài tiếp theo: HOT - Hướng Dẫn Soạn Bài Truyện Kiều Của Nguyễn Du - Ngữ Văn 9 Trang 77 - 80 Tạm biệt, hẹn gặp lại! Tôn Nữ