Hướng dẫn soạn bài Chí Phèo (Phần tác phẩm) - Nam Cao

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thanh Hà, 10 Tháng một 2022.

  1. Thanh Hà

    Bài viết:
    48
    I. Khái quát chung

    1. Tác giả (Xem lại phần trước tại đây Soạn Bài: Chí Phèo (Phần Tác Giả) - Nam Cao - Việt Nam Overnight )

    2. Tác phẩm


    [​IMG]

    A) Xuất xứ:

    • Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ
    • Khi in thành sách lần đầu nhà sản xuất tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi"
    • Sau đó, in lại tập "Luống cày", tác giả đặt lại tên thành "Chí Phèo"

    b) Tiếng tăm

    • Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại mang đậm giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của nhà văn lớn.
    • Là một tác phẩm khẳng định tên tuổi, trình độ của Nam Cao

    c) Tóm tắt:

    Chí Phèo sinh ra ở cái lò gạch cũ, được người làng phát hiện rồi chuyền tay nhau nuôi lớn. Sau đó hắn đi làm cho Lí Kiến, bị Lí Kiến ghen nên hắn đã bị tống vào tù suốt 7-8 năm. Ra tù xong chẳng ai nhận ra hắn nữa, ngoại hình trở nên xấu xí, ghê sợ, đã vậy ngày nào cũng say xỉn rồi chửi mắng tứ tung như để giải tỏa mọi uất ức, đau đớn trong lòng. Hắn tới nhà Bá Kiến chửi um xùm, người dân xung quanh cũng được một phen hả hê trong lòng. Nhưng lại bị lời nói nịnh nọt của tên Bá Kiến làm cho xiêu lòng, nguội cơn tức. Từ đó, hắn làm tay sai cho tên Bá Kiến xấu xa, hắn càng trở nên ngang tàng, hung hãn hơn. Một hôm, hắn say rượu rồi chọn đường khác để đi thì vô tình gặp Thị Nở- người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng, họ đã có một đêm ăn nằm với nhau. Một mối tình đẹp như bao đôi trai gái khác đã nảy nở trong họ. Tình cảm ấy như ánh nắng mùa xuân chói rọi vào vùng đất tối tăm, soi sáng con đường phía trước. Với sự chân thành, sự quan tâm và bát cháo hành của thị, dường như đã khiến hắn thức tỉnh, nhận thức được thế giới xung quanh một cách tỉnh táo. Hắn nghĩ hắn phải thay đổi, hắn thèm được lương thiện! Nhưng chuyện tình nào chẳng có sóng gió, bà cô của thị quyết liệt phản đối thị lấy hắn. Thị lại trút hết lên hắn, hắn suy nghĩ một lúc rồi lại ngẩn người, hắn có lẽ đau xót, uất hận lắm. Người hắn yêu cũng chẳng thể đến bên chỉ vì hắn à kẻ không cha, là một thằng ăn vạ, không làm được trò chống gì. Nhưng chẳng ai hỏi xem tại sao hắn lại thành ra như vậy? Sau hôm đó, hắn đến nhà Bá Kiến nói rằng hắn muốn làm người lương thiện, xả hết mọi điều hắn ôm khư trong lòng bấy lâu nay. Chuyện gì tới cũng đã tới, Chí dùng con dao xông tới đâm tên Bá Kiến, rồi hắn cũng theo đó mà tự sát. Một con người bị xã hội chèn ép quá nặng nề, một con người bé nhỏ sao chịu đựng mãi được đây? Và liệu cái kết của đứa trẻ trong bụng thị sẽ có số phận tốt đẹp hơn không?


    II. Trả lời câu hỏi

    Câu 1:

    • Cách vào truyện của Nam Cao đặc biệt đó là vào bằng tiếng chửi của Chí Phèo. Bộc lộ tính cách của hắn ta hung hãn, sâu rượu, ngang tàng.
    • Tiếng chửi của Chí Phèo ở đoạn đầu thiên truyện mang ý nghĩa sâu sắc, đầy ẩn ý:

    • Không ai để tâm tới hắn, cả làng Vũ Đại đều tự nhủ "Chắc nó chừa mình ra" -> Sự coi thường, cũng để né tránh rước họa vào thân điều đó thể hiện đó là một "thói quen" của Chí. Vậy nên chẳng ai mẩy may quan tâm cả.
    • Tiếng chửi ấy phải chăng là sự uất ức, căm ghét, sự chua xót trong lòng hắn đang phải chịu đựng? Một con người từ bé đã bị bỏ rơi thì luôn thiếu sự quan tâm, lớn lên thì bị bọn ác đẩy vào tù, một con người cô độc như vậy đâu ai có thể hiểu được cảm giác của hắn lúc này. -> Tiếng chửi là sự giải tỏa, mong muốn được để tâm.

    Câu 2:

    - Việc gặp gỡ thị Nở là một bước ngoặt trong cuộc đời của Chí:

    • Hắn đã tỉnh rượu! Tỉnh rượu cũng là lúc hắn nhận thức được cuộc sống xung quanh cũng đẹp biết bao, hắn nhận ra bản thân mình cũng có ước mơ và hắn cũng biết ở độ tuổi này hắn thật cô độc.

    -> Hắn hiểu rằng hắn phải thay đổi cái cuộc sống tồi tàn này.

    - Trong tâm hồn của hắn sau khi gặp gỡ thị:


    • Hắn muốn được sống lương thiện, sống như một con người bình thường.
    • Hắn nhận thức được hành động của mình và hạn chế uống rượu để không tốn tiền, đủ tỉnh táo để yêu đương.
    • Hắn muốn có một gia đình nhỏ, được nũng nịu với thị, được ở bên cạnh thị.

    -> Những dự định tương lai, ước mở chợt loé mà lại ấm áp vô cùng lại xuất hiện trong đầu con người hung hãn ấy. Tình yêu là liều thuốc chữa lành vết thương con người Chí.

    [​IMG]

    Câu 3:

    Khi bị thị Nở từ chối chung sống, Chí Phèo có hành động dữ dội, ngang tàng hơn:

    • "ngẩn mặt, không nói gì" : Sự bàng hoàng, hoảng hốt, lo sợ xen lẫn sự tức giận đang đánh nhau dữ dội trong đầu hắn, hắn dường như rất bất ngờ cũng rất đau lòng sau khi nghe thị trút cơn giận ấy. Thị dở hơi nên đâu biết người tình của mình đau lòng xiết bao?
    • Hắn còn bị thị giúi cho lăn đùng ra đất, hắn tức lắm, hắn đem viên gạch toan vào đầu. Hắn chưa say, hắn vẫn nhận thức được chuyện gì vừa xảy ra, hắn quyết đinh uống cho thật say, càng say hắn lại càng tỉnh, rồi lại đau lòng ôm mặt khóc. Tâm trạng của Chí bây giờ có lẽ như là khi chúng ta thất tình vậy nhưng hắn còn đau hơn nhiều. Tia hi vọng của cả cuộc đời hắn chỉ có thị mà thôi. Vậy mà thị còn bỏ hắn đi, niềm hi vọng, mái ấm gia đình tan tành mây khói. Hắn còn cần gì nữa đâu?
    • Sau đó hắn mang một con dao để ở thắt lưng, hắn lảm nhảm "tao phải giết nó! Tao phải giết nó!..", sự uất hận bùng nổ, hắn muốn giết thị sao? KHÔNG. Hắn muốn giết tên Bá Kiến tồi tàn, độc ác kia. Chính ông ta, đã làm cho Chí Phèo mất đi cuộc sống của con người bình thường.
    • Lần này hắn không đến để đòi tiền, để ăn vạ mà hắn nói "Tao muốn sự lương thiện" có lẽ đây là quyết định trong đầu hắn, hắn có lẽ vẫn nhận thức rất rõ về tình cảnh lúc ấy. Sự nhận thức cuối cùng trong cuộc đời bé nhỏ của hắn. Thật đáng buồn và đau lòng xiết bao!
    • Hắn lao tới đâm Bá Kiến, sau đó cũng tự sát. Phải chăng hắn đã chẳng còn lẽ sống? Hắn chỉ muốn chấm dứt cuộc đời tên độc ác kia rồi cũng theo đó mà đi.

    • Nếu ở lại, Nở sẽ nghĩ sao về hắn, Nở liệu có còn muốn ở bên hắn không? Và Nở có dám cãi lời bà cô mà tới với hắn?
    • Rồi bọn lính sẽ đưa hắn vào tù, có lẽ hắn ghét nơi đó hơn bất kì ai, nơi đã biến một con người lương thiện trở thành Chí Phèo bây giờ ôm sự uất ức, hận thù. Hắn chẳng muốn ở đó nữa.
    • Vậy nên hắn mới tìm tới thế giới bên kia để được tự do hơn chăng?

    [​IMG]

    Câu 4: Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật của Nam Cao

    • Chí Phèo được tác giả viết lên đại diện cho những người dân bị chèn ép tới bước đường cùng, bị xã hội tha hóa không còn đường lui.
    • Hành động và lời chửi của Chí Phèo bộc lộ cảm xúc của hắn, một cách miêu tả sâu sắc khiến độc giả phải suy nghĩ, xoáy sâu vào từng câu chữ mới có thể hiểu cảm giác của nhân vật.
    • Chí Phèo không phải người duy nhất bị chèn ép tới uất ức mà còn vô số con người khác, tác giả đã sử dụng Chí để nói lên được tất cả mảnh đời khác giống vậy. Đồng thời, lên án xã hội phong kiến, những tên quan lại, chủ đất độc ác, lắm mưu phá hoại nhiều mảnh đời nhỏ bé lương thiện.
    • Nổi bật rõ nét "Hoàn cảnh tạo nên con người"

    Câu 5: Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn có sự đặc sắc:

    • Ngôn ngữ gần gũi, giản dị, như những câu nói hàng ngày hay dùng với nhau, hiện thực hóa một cách chân thực qua lời kể.
    • Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên

    Câu 6: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này đó là:

    • Một tâm hồn lương thiện trong con người lao động dù đã bị tha hóa. (câu này mình tham khảo Vietjack.com)
    • Một con người dù có tàn bạo tới đâu thì ở đâu đó vẫn tồn tại sự lương thiện vốn có của mình. Khi gặp người có thể "đào" được sự lương thiện đó thì sự lương thiện ấy sẽ được bộc lộ.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...