Hướng dẫn ôn tập triết học mác - Lênin

Thảo luận trong 'Sai Nội Quy' bắt đầu bởi vivutheogio, 28 Tháng sáu 2023.

  1. vivutheogio Thời gian là tĩnh, thứ lưu động là con người

    Bài viết:
    37
    CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

    [​IMG]

    PHẦN 1. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC:

    1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất:


    a. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về phạm trù vật chất:


    - Thừa nhận thế giới là vật chất.

    - Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích tự nhiên.

    - Hạn chế: Đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể.

    - Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại lệ thuộc vào chủ quan.

    - Con người hoặc là không thể, hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng, bề ngoài của sự vật hiện tượng.

    => Các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất. Thế giới quan duy tâm rất gần với thế giới quan tôn giáo => thần học.

    - Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại:

    + Hy Lạp - La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ (CNDV chất phát về giới tự nhiên, về vật chất).

    + Nước (Thales), lửa (Heraclitus), không khí (Anaximenes) ; đất, nước, lửa, gió (Tứ đại - Ấn Độ), Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (Ngũ hành - Trung Quốc), Apeirôn (Anaximander).

    + Vật chất là nguyên tử (Lơxíp và Đêmôcrít)

    - Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XV – XVIII:

    + Thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV) : Khoa học thực nghiệm ra đời, đặc biệt là sự phát triển mạnh của cơ học; công nghiệp.

    + TK XVII –XVIII: Chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc.

    - Chủ nghĩa duy vật thời kỳ cận đại:

    + Đồng nhất vật chất với khối lượng.

    + Coi những định luật cơ học như những chân lý

    + Tách rời vật chất khỏi vận động, không gian và thời gian.

    + Vạch ra những sai lầm của thuyết nguyên tử

    => Không đưa ra được sự khái quát triết học trong quan niệm về thế giới vật chất (Hạn chế phương pháp luận siêu hình).


    b. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất:

    • 1985: Rơnghen phát hiện ra tia X
    • 1986: Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani.
    • 1897: Tômxơn phát hiện ra điện tử.
    • 1901: Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện thay đổi theo vận tốc vận động của nguyên tử
    • 1898 – 1902: Mari Scôlôđốpsca (pôlôni và rađium)
    • 1905 – 1916: Thuyết Tương đối Anhxtanh

    - Các nhà khoa học, triết học duy vật tự phát hoài nghi về cật chất của Chủ nghĩa duy vật trước.

    - Chủ nghĩa duy trong một số khoa học tấn công và phủ nhận quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật.

    => Nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm.


    c. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất:

    - Ph. Ăngghen:

    + Vật chất là sự khái quát những đặc điểm chung nhất của mọi sự vật hiện tượng, nó có sự khái quát hóa, trừu tượng hóa cao.

    + Con người có thể nhận thức được vật chất thông qua sự phản ánh của các giác quan.

    + Tính vật chất: tồn tại, độc lập không lệ thuộc vào ý thức

    - Lênin:


    • Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
    • Vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức: Thuộc tính chung nhất của vật chất là tồn tại khách quan với tính cách là thực tại khách quan

    • Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác.
    • Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.

    -Ý nghĩa:

    + Giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng.

    + Là cơ sở chống lại chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri. Khắc phục triệt để những hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình

    + Khắc phục sự khủng hoảng về nhận thức luận trong khoa học tự nhiên mở đường cho khoa học tự nhiên phát triển.


    d. Các hình thức tồn tại của vật chất:

    * Vận động:

    + Là thuộc tính vốn có của vật chất

    + Là phương thức tồn tại của vật chất.

    - Những hình thức vận động cơ bản của vật chất: 5 hình thức: Cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và xã hội.

    * So sánh giữa vận động và đứng im:

    - Đứng im chỉ là tương đối: Vì chỉ xảy ra trong 1 số quan hệ nhất định, 1 hình thức vận động chứ không phải tất cả.

    - Đứng im chỉ là tạm thời: Vì không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ trong 1 thời gian nhất định. (khi đứng im vẫn diễn ra các quá trình biến đổi).

    - Đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động.

    * Không gian thời gian: Là hình thức tồn tại của vật chất:

    - Không gian: Vị trí, kết cấu, quảng tính của sự vật. (Lớn nhỏ, dài ngắn, cao thấp)

    - Thời gian: Quá trình diễn biến và sự kế tiếp nhau của các sự vật. (Lâu hay mau, trước hay sau)

    - Tính chất: Khách quan, vĩnh cửu, vô hạn và vô tận.


    e. Tính thống nhất vật chất của thế giới:

    - Thế giới thống nhất ở tính vật chất:

    + Chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức.

    + Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau, đều là những dạng cụ thể của vật chất, là sản phẩm của vật chất, cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất.

    + Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận . Trong thế giới, các sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau, về thực chất, đều là những quá trình vật chất.


    *Note:

    - CNDV chất phát: Cổ đại

    - CNDV siêu hình: Cận đại

    - CNDV biện chứng: C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX sau đó được Lê-nin phát triển.


    2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức:

    A. Nguồn gốc của ý thức:

    *Khái niệm:


    - CNDT: ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.

    - CNDV siêu hình: Phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức.

    - CNDV biện chứng: ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người.


    *Nguồn gốc:

    - Nguồn gốc tự nhiên: Bộ óc người và hiện thực khách quan.

    - Nguồn gốc xã hội: Lao động, ngôn ngữ và hoạt động xã hội.


    b. Bản chất của ý thức:

    - Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:

    + Là sự phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan vào óc người

    + Ý thức là "hình ảnh" về hiện thực khách quan trong óc con người. Nội dung phản ánh: Khách quan. Hình thức phản ánh: Chủ quan.

    + Điểm xuất phát để hiểu bản chất ý thức là phải thừa nhận ý thức là sự phản ánh, vật chất là cái được phản ánh.

    - Ý thức mang bản chất lịch sử xã hội.


    c. Kết cấu của ý thức:

    * Các lớp cấu trúc của ý thức:

    - Tri thức

    - Tình cảm

    - Niềm tin

    - Ý chí

    Trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất.


    * Các cấp độ của ý thức:

    · Tự ý thức: Ý thức về bản thân mình với các MQH xã hội.

    · Tiềm thức: Tri thức chủ thể đã có từ trước nhưng gần như đã trở thành bản năng, kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể (tiềm tàng).

    · Vô thức: Trạng thái tâm lý ở dạng chiều sâu, điều khiển hành vi suy nghĩ cảu con người mà không thông qua lý trí (bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, lỡ lời, nói nhịu )

    =>Tất cả những yếu tố đó cùng với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú, nhiều vẻ của đời sống tinh thần của con người.

    *Trí tuệ nhân tạo: Ý thức con người và máy tính con người là 2 quá trình khác nhau về bản chất.

    3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:


    a. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình:

    *CNDT:

    +Ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả;

    + Thế giới vật chất là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra.

    + Phủ nhận tính khách quan, cường điệu vai trò nhân tố chủ quan, duy ý chí, hành động bất chấp điều kiện, quy luật khách quan.

    *CNDV siêu hình: Tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan.


    b. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

    Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.

    - Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên mấy khía cạnh sau:

    · Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.


    Bộ óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức

    · Vật chất quyết định nội dung của ý thức.

    · Vật chất quyết định bản chất của ý thức..

    · Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.

    * Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:

    · Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức.

    · Thứ hai, Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

    · Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại.

    · Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, trong thời đại ngày nay tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.


    * Ý nghĩa phương pháp luận:

    - Phải khách quan trong nhận thức và hành động:

    + Mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu, chúng ta đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có.

    + Nhận thức, cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung, phải xuất từ chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó.

    - Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người.

    - Khắc phục ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí


    Duy ý chí: Áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác.
     
    Nghiên DiLieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...