Hỏi đáp Hứa để làm gì?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 26 Tháng mười 2020.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,616
    Chào mừng các bạn đã quay trở lại với gameshow "Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba?"

    Chà, mới đó mà tháng 10 đã lại sắp kết thúc rồi đấy! Không biết trong số các bạn ở đây có ai hối tiếc về điều gì chưa thực hiện được ở trong tháng này không ha^^ Có điều gì mà bạn hứa với ai đó từ đầu tháng mà cho đến giờ vẫn chưa thực hiện được không?

    À, sẵn tiện nhắc đến lời hứa, mình có một câu hỏi khá là thú vị muốn gửi tới các bạn tuần này!

    Tại sao con người ta lại hứa trong khi bản thân chưa chắc đã thực hiện được? Vậy, hứa để làm gì?

    Đọc xong câu hỏi, có bạn nào đồng cảm với suy nghĩ của mình ngay lúc này hay không? Người đời vẫn thường nói, lời hứa như gió thoảng mây bay. Vậy, đã biết như thế, sao con người ta vẫn cứ hứa nhỉ?

    Nào, các bạn hãy trả lời câu hỏi này giúp tớ nhé ^^
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Gió Mèo

    Bài viết:
    13
    Theo mình thì hứa trước tiên là để tạo dựng niềm tin cho đối phương. Rất có thể khi đó, bạn không hề nghĩ đến việc mình có làm được hay không mà chỉ muốn đối phương tin tưởng mình hoặc không muốn đối phương thất vọng về mình. Do đó, lời hứa thường sẽ không chỉ vì mục đích có làm được hay không mà chỉ là một lời nói cửa miệng.

    Lời hứa có thể giúp đối phương tạm thời cảm thấy an tâm ngay lúc đó và mình (người hứa) đạt được điều mà mình mong muốn (chẳng hạn như mình hứa làm việc A cho bạn thì trước tiên bạn phải làm việc B cho mình đã). Cũng có thể khi hứa thì mình không nghĩ đến việc lời hứa này không thể hoàn thành (bất đắc dĩ phải hứa chẳng hạn).

    Tóm lại hứa là để trấn an và thỏa mãn nhu cầu tinh thần của đôi bên, còn thực hiện hay không thì là giai đoạn sau của một lời hứa rồi.
     
  4. langtieuvu

    Bài viết:
    3
    Ai trong mỗi chúng ta đều đã từng hứa hẹn và cũng đã có thể nhiều lần thất hứa, đôi khi biết mình làm không được mà vẫn hứa đó là vì ta không muốn làm tổn thương người khác và cũng muốn làm hài lòng người đó

    Hay cũng có thể chỉ là quen miệng hứa để đó để rồi khi người khác không tin nữa lại hứa, hứa thật nhiều rồi thất hứa cũng thật nhiều

    Nguyên nhân mà mọi người thường hay thất hứa là do người hứa không để tâm nhiều đến người còn lại

    Cũng có những người đối với họ, hứa được xem như niềm tin hy vọng của họ, và ta hứa là để họ có niềm tin đặt vào ta, còn đối với ta hứa có thể là một lời nói dối, qua loa cho xong chuyện vậy nên việc thất hứa là thường xuyên xảy ra

    Vậy mới nói hứa không khó quan trọng là có thực hiện được không, do đó hứa là để khiến họ tin vào mình hơn, hay đơn giản chỉ là cho xong chuyện
     
    Mạnh ThăngHoa sa tiểu thư thích bài này.
  5. Nguyễn Ngôn

    Bài viết:
    48
    Số đông mọi người cho rằng hứa là để cho đối phương niềm tin, cho đối phương hi vọng, không muốn đối phương phải tổn thương, phải đau lòng. Họ không quan tâm lắm về việc họ có thực hiện được lời hứa đó hay không. Và nếu, họ không thực hiện được thì kẻ chịu tổn thương chính là kẻ đã tin tưởng vào lời hứa đó.

    Để cho thế giới không quá ảm đảm về việc "hứa mà không làm" thì định nghĩa của em về hứa là:

    Hứa là để thực hiện.

    Hứa là để thực hiện chứ không phải để đối phương tin tưởng, để đối phương hi vọng hay bla bla gì hết. Đã dám thốt ra được lời hứa thì phải biết sức nặng của lời hứa đó. Lời nói đáng giá ngàn vàng, đó mới chỉ là lời nói thôi, còn lời hứa thì phải nặng đến đâu chứ?

    Biết được độ quan trọng của lời hứa đã thốt ra thì phải biết thực hiện. Hứa không phải là câu cửa miệng, hứa không phải là để là cảnh, đừng để hứa là lời nói xuông. Bởi rằng, người đã trót dại tin tưởng vào lời hứa không được thực hiện thì người đó đau khổ lắm, tổn thương lắm, họ tổn thương hơn khi người kia không dám cho đi lời hứa nhiều.

    Còn về tại sao người ta lại hứa khi bản thân chưa chắc đã làm được thì bởi vì:

    Hứa là hành động của tương lai, dù là gần hay xa thì đó vẫn là tương lai. "Today I got a million, tomorrow I don't know" vì không ai biết được ngày mai bản thân sẽ như thế nào nên việc thực hiện lời hứa đó sẽ khá khó khăn. Tương lai thì chịu rồi, ai mà biết. Có lẽ đó cũng là lí do để bản thân "người cho đi lời hứa" luôn chây ì, không thực hiện lời hứa :(

    Nhưng đừng để những kẻ dại khờ chịu tổn thương..
     
    Mạnh ThăngLove cà phê sữa thích bài này.
  6. April M.A

    Bài viết:
    109
    Tôi tự hỏi là hứa để làm gì?

    Mọi thứ sinh ra đa phần đều có ý nghĩa. Và lời hứa, là một sự tồn tại đặc biệt.

    "Tôi hứa với cậu"

    "Anh hứa!"

    "Con hứa!"

    Như một sự khẳng định và tin tưởng, rằng là, chắc chắn sẽ làm.. Con người ta vẫn mãi thế. Có những người lời hứa trở thành đức tin, có những người lại chỉ là thói quen.

    Lời hứa như gió thoảng mây bay? Câu này thuộc về lớp người thứ hai.

    Ta hứa và rồi chẳng thể làm được, vì sao?

    Có một số người chỉ coi lời hứa là một cách để bỏ qua vấn đề, khi qua rồi thì trở thành dĩ vãng. Số người còn lại là cố nhưng không thể, ngờ rằng mọi thứ trong khả năng hay không thể ngờ được mọi thứ ngoài tầm kiểm soát.

    Chẳng qua là, cho dù có là thế nào, hứa hẹn luôn thật khó, với tôi, đã từng là một người hứa hẹn rất nhiều, sau đó thì chẳng làm được bao nhiêu. Tôi tôn trọng lời hứa, cũng cố hết sức để thực hiện nhưng mọi thứ không phải lúc nào cũng theo quỹ đạo.

    "Anh hứa sẽ yêu em cả đời!"

    Lời hứa cũng chỉ là tương đối, đời dài ngắn vô thường, khi tôi yêu em, tôi đã nghĩ là mình sẽ dành cả đời để bên em, yêu em cả đời, nhưng tôi không thể ngờ là tình yêu ấy có thể phai nhạt, hay chẳng qua là cảm xúc không còn, khi một trong hai thay đổi quá nhiều, lời hứa năm ấy, tôi dành "cả đời" khi "yêu em".

    "Tôi hứa với cậu là sẽ không quên mất cậu"

    Tôi hứa là sẽ nhớ tới cậu, chừng nào cậu vẫn ở đây, sau này, ai biết được mọi thứ ra sao, những lời hứa năm nào, cho dù có nhớ, mấy ai giữ được nguyên vẹn?

    Không quên không có nghĩa là sẽ nhớ nhỉ? Không quên cũng chẳng nhớ, mờ nhạt, thoáng qua.

    Chẳng thể biết được là, lời hứa nào là thành thực.

    Có ra sao thì chúng ta vẫn hứa hẹn nhỉ?

    Một số người lại lựa chọn cách hành động.

    Hứa hẹn, cho chúng ta hi vọng, cũng cho ta niềm tin, cũng dạy ta biết rằng, giá trị của lời hứa lớn thế nào.

    Tôi muốn hứa hẹn khi bản thân biết rằng mình có thể, tôi hứa hẹn khi muốn bản thân phải làm được.

    Nếu lời hứa trở thành một đức tin, sẽ chẳng dễ dàng để gió thổi bay.

    "Tôi sẽ tìm cậu sau khi chết"

    Lời hứa ấy đã trở thành, đức tin của tôi.
     
  7. Huyền Dạ

    Bài viết:
    279
    Hứa hẹn, hứa hẹn thật nhiều, đó là linh hồn của quảng cáo.

    (Promise, large promise, is the soul of an advertisement)


    Samuel Johnson

    Lời hứa không phải một lời tuyên bố, không phải phong cách mà cũng chẳng là khẩu hiệu. Lời hứa là một sự xác định với người kia khi được đề nghị một điều gì đó và có khi mình khơi ra và hứa làm một điều gì đó cho người ta. Nó như một sự đảm bảo về một điều gì đó trong khả năng thực hiện của mình ngay tại lúc đó.

    Song sẽ rất tuyệt nếu chúng ta thực hiện được đúng như những lời đã hứa. Nhưng có những lúc mình bắt tay vào làm và không hoàn thành, thực hiện được như những gì chúng ta đã hứa. Có thể lúc ta hứa ta rất chắc chắn mình sẽ làm được, rồi khi bắt tay vào làm, ta không thực hiện được. So, sẽ không có gì để bàn cãi nếu chúng ta kịp thời hủy lơi hứa và có sự xin lỗi chân thành.

    Vấn đề là có những chuyện ta biết chắc mình sẽ không thực hiện được, nhưng vì cái tôi của bản thân, muốn khẳng định bản thân mà mình hứa bừa, hứa đại, hứa mà không thèm suy nghĩ. Hoặc có thể mình biết chắc mình không làm nhưng cứ hứa bừa để lừa gạt người ta. Không thực hiện lời hứa không phải là một tội danh nằm trong sự quản lí của luật pháp nhà nước, nó chỉ là câu nói đầu môi. Vì vậy có nhiều trường hợp vì không thực hiện lời hứa mà gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, có nhiều trường hợp bạn trai phá vỡ lời hứa chung thủy với nhau mà cô gái đi nhảy cầu tự tử, hay nhiều trường hợp vay nợ hứa mà không trả khiến gia đình tan nát..

    So,

    Thà không giữ lời hứa còn hơn làm điều xấu để giữ nó
     
    Bạch XàMạnh Thăng thích bài này.
  8. Anh Diệp

    Bài viết:
    2
    Hứa trong khi chưa chắc mình đã thực hiện được.

    Đơn giản họ chỉ hứa để cho người đó cảm thấy mình đáng tin cậy. Có những người họ sẽ không nghĩ đến sau khi hứa có thực hiện được hay không mà chỉ lo hứa cái trước mắt để lấy được lòng tin của nguời khác đã, sau đó có làm được hay không họ sẽ không để ý nữa.

    Nó giống bản năng của con người, khi mình cần chứng minh gì với người khác họ sẽ hứa để được người đó tin tưởng.

    Và nếu họ hứa mà k thực hiện được dĩ nhiên sẽ không có người tin tưởng và còn tạo ra rất nhiều hệ lụy sau đó. Quá tam ba bận, dù tình cảm, tinh thương có sâu sắc bao nhiêu, ho có thể quên hoặc bỏ qua cho bạn 1-2 lần, nhung sau đó sẽ không. Khi họ mất lòng tin vào mình thì dù sau này làm cách nào họ cũng sẽ không tin tưởng mình như lúc ban đầu.

    Lời hứa như gió thoảng mây bay. Hứa để được lòng người, hua để chứng minh bản thân là đúng. Nhưng lại không nhất định được mà còn mất đi khi không thực hiện được lời hứa đó.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  9. Sương sớmmùa Thu

    Bài viết:
    184
    "Hứa hẹn để làm gì?"

    Trước tiên, chúng ta hãy tự trả lời câu hỏi: "Tại sao mình lại hứa hẹn với người khác?"

    Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau thì:

    - Trong mối quan hệ công việc, giữa Sếp và nhân viên: Nhân viên hứa với Sếp sẽ làm công việc này. Có thể vì nhân viên sợ. Sợ nếu không hứa làm, thì sẽ bị Sếp đì, sợ Sếp gây khó khăn cho mình sau này. Điều này rất đúng với một ông/bà Sếp bảo thủ, một chiều. Luôn chỉ nhìn vào kết quả công việc, mà không chịu thừa nhận quá trình làm việc rất cố gắng của nhân viên. Ở đây, Sếp không biết chia sẻ và thông cảm với những khó khăn của nhân viên, tại sao nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao? Còn nhân viên thì lại chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì.

    - Trong mối quan hệ bạn bè: Mình hứa với bạn sẽ làm giúp bạn việc này, việc kia. Trước mắt, sẽ cho thấy mình là người hào phóng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn.

    - Trong mối quan hệ gia đình: Bố mẹ hứa với con cái sẽ mua đồ chơi cho con trong dịp Sinh nhật của con. Bố mẹ hứa với con như vậy, để con vui, để con có thể giúp mình vài việc lặt vặt ngay lúc này. Để thể hiện bố mẹ là người lớn, bố mẹ hứa là bố mẹ sẽ làm đó.

    Nhưng kết quả thì sao? Nếu giữ đúng lời hứa, thì mọi chuyện chẳng có gì đáng nói, hay cần phải tranh luận ở đây.

    Vậy câu chuyện tiếp theo cần bàn luận ở đây: Tại sao lại thất hứa?

    Và sẽ có rất nhiều lý do cho cái việc thất hứa đó. Vì mình bận quá, nên quên béng mất lời hứa đó. Hay vì bố mẹ hết tiền, vì phải dành tiền để làm việc khác rồi. Hoặc vì em không biết phải làm thế nào, cũng không biết hỏi ai, nên công việc Sếp giao cho em thì em chưa hoàn thành..

    Rất nhiều, rất nhiều lý do.

    Vậy chúng ta hứa để làm gì? Hãy nghĩ lại khi bắt đầu chúng ta hứa với ai đó. Hứa hẹn làm được việc này, việc kia để người ta công nhận mình là người giỏi, người bạn tốt, một người luôn sẵn sàng làm việc và mong muốn có một kết quả tốt nhất có thể.

    Và đồng thời cũng phải nghĩ đến trường hợp, nếu mình thất hứa thì hệ quả sẽ như thế nào? Nó làm ảnh hưởng đến ai không? Và ảnh hưởng đến chính bạn như thế nào?
     
    Nguyễn Ngôn thích bài này.
  10. tatsuno jin

    Bài viết:
    127
    Hứa á?

    Hứa được coi là 1 lời thề, lời nhớ của 1 người, hứa là 1 thứ cược danh dự của bản thân vào đó. 1 lời hứa được coi như là 1 lời nói thiêng liêng thề độc trước danh dự của mình nhằm cố gắng để thực hiện lời hứa đó

    Hứa có rất nhiều tác dung:

    Hứa giúp chúng ta phẫn đấu hơn, chúng ta hứa những thứ xa vời sẽ giúp cho chúng ta có thể nỗ lực với bản thân vì lời hứa đó

    Hứa giúp con người với con người tạo niềm tin cho nhau nhiều hơn, người này hứa rồi thực hiện sẽ khiến cho người kia đánh giá tốt về đạo đức và danh dự của người đó

    Đương nhiên nếu bạn thất hứa cũng đồng nghĩ rằng bạn là 1 người không uy tín.
     
  11. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Mình nghĩ chúng ta hứa cốt là để cho người khác cảm thấy an toàn và yên tâm hơn về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Ví dụ như hứa sẽ trở về, hứa sẽ mua cái này tặng người kia hay hứa một điều gì xa vời hơn. Nó khiến cuộc nói chuyện thêm thân thiết, vui vẻ và tin tưởng lẫn nhau hơn sau những lời hứa.

    Vậy nhưng tại sao ta không giữ lời được. Đó là vì ta hứa là để cho vui, để họ tin ta lúc đó nhưng ta lại nghĩ không cần thực hiện cũng được. Hay ta muốn làm lắm nhưng vì một điều gì đó mà ta lại thất hứa. Tóm lại nó có thể do vô tình hay cố ý làm vậy.

    Vậy nên mình nghĩ rằng lời hứa có sức nặng rất lớn. Mọi người hãy hứa khi có thể làm được chứ đừng hứa cho vui nhé.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...