HOOCMÔN THỰC VẬT 1. Khái niệm: Là chất hữu cơ do thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Có đặc điểm - Tạo ra ở nơi này nhưng gây phản ứng ở nơi khác. - Nồng độ thấp nhưng gây ra biến đổi mạnh. - Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn động vật bậc cao. 2. Hoocmôn kích thích A. Auxin - Sinh ra ở đỉnh thân cành; có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng.. - Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào. - Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ đậu quả, tạo quả không hạt. B. Gibêrelin - Sinh ra ở lá và rễ; Có nhiều trong lá, hạt củ, chồi đang nảy mầm, trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng. - Kích thích sự nãy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao cây. - Tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột. C. Xitôkinin - Ở mức độ tế bào: Gây ra sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào. - Ở mức độ cơ thể: Kích thích sự hình thành chồi 3. Hoocmôn ức chế A. Êtilen: - Hầu hết các bộ phận trong cây, chủ yếu là quả đang chín. - Thúc quả chóng chín rụng lá B. Axit abxixic - Sinh ra trong lá, chóp rễ. - Ức chế sinh trưởng tự nhiên, liên quan sự chín, ngủ của hạt, đóng mở khí khổng. Nêu hai biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật. Bài làm: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta thường sử dụng hoocmôn thực vật trong 2 lĩnh vực quan trọng để nhân giống sinh dưỡng là: Chiết cành Nuôi cấy tê bào và mô thực vật Điều cần tránh trong việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo là gì, vì sao? Bài làm: Điều cần tránh trong sử dụng hoocmôn thực vật là: Không nên sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn. Bởi vì: Các chất nhân tạo không có các enzim phân giải, tích lũy lại trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và gia súc.