Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt

Thảo luận trong 'Sai Nội Quy' bắt đầu bởi Hien123456, 3 Tháng bảy 2023.

  1. Hien123456

    Bài viết:
    0
    1/KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1/Tiểu sử

    - Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình tri thức.

    - Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn.

    - Từ 1970 đến 1978: Ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.

    - Từ 1978 đến 1988: Biên tập viên tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 với những vở đặc sắc như: Sống mãi tuổi 17, hẹn ngày trở lại, lời thề thứ 9, khoảnh khắc và vô tận, bệnh sĩ, tôi và chúng ta, hai ngàn ngày oan trái, Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt..

    - Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

    2/Văn nghiệp

    - Lưu Quang Vũ là một Nghệ Sĩ Đa Tài: Làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận.. nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

    - Tác phẩm tiêu biểu: Lời nói dối cuối cùng, Nàng xi-ta, tôi và chúng ta, khoảng khắc và vô tận, lời thề thứ 9, Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt..

    3/Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt:

    +Nhan đề: Ngầm chứa đựng một nghịch cảnh trớ trêu, một nghịch lí mang ý vị nhân sinh sâu sắc.

    +Nội dung: Khai thác cốt truyện nhân gian: Ông Trương Ba cao cờ, một hôm đột ngột chết. Đế Thích tiếc tài đánh cờ của người nông dân ấy mà làm phép cho Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt (mới chết gần đó) để tiếp tục sống. Tranh chấp chồng giữa hai người vợ, đưa lên quan xét xử thử bằng cách ra lệnh cho đương sự làm lần lượt hai việc: Mổ lợn và đánh cờ. Đương sự không biết cầm dao mổ lợn nhưng thành công trong việc đánh cờ=> quyết định cho vợ Trương Ba mang chồng về.

    +Tóm tắt vở kịch:

    Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tàu bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, Nam Tàu và Đế Thích cho Hồn Trương Ba sống Lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn vào thể xác anh Hàng Thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: Lí Trưởng sách nhiễu Chị Hàng Thịt đòi chồng, người thân cảm thấy xa lạ, bản thân sống trong đau khổ, dần trở vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo. Thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu không phải của chính bản thân ông. Trước sự phiền toái và nguy cơ bị tha hóa, Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.

    => Tình huống kịch: Bắt đầu từ chỗ kết thúc của truyện Dân Gian.

    +Đề tài, chủ đề:

    - Suy nghiệm về nhân sinh, hạnh phúc: Giá trị của cuộc sống chỉ được xác lập khi được sống là mình, trong một thể thống nhất giữa Linh Hồn Và Thể Xác.

    - Phê phán một số thói xấu trong xã hội đương thời: Sự sách nhiễu, thói làm ăn vô trách nhiệm của giới cầm quyền, cách sống giả dối, không dám là mình; sự tha hóa và dục vọng tầm thường..

    - Thấp thoáng vấn đề triết học sâu sắc: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, trong đó tác giả nhận thấy tính chất của biện chứng của nó song đặc biệt nhấn mạnh, ngợi ca mặt tinh thần cao Khiết, Thanh sạch của con người.

    + Vị trí đoạn trích: Cảnh VII và đoạn kết của đoạn kết của vở kịch.

    II/ Phân tích nhân vật Trương Ba (Bi kịch Trương Ba)

    Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến luôn Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh.. Nhưng Ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.

    Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ Viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm Trương Ba là một ông lão gần 60, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhằm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "Tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho Hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba vào một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt xem hiểu sâu hơn về Trương Ba.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...