Ông bà thường nói trai lớn dựng vợ gái lớn gả chồng. Khi còn nhỏ tôi rất vui khi nghe nói nhà người thân có đám cưới, sự ngây thơ tuổi mới lớn đám cưới là vui cô dâu chú rể vui cả gia đình đều vui. Nhưng khi tôi hơn hai mươi mốt tuổi ở cái tuổi đã biết rung động là gì tôi hiểu rằng không phải đám cưới hoàn toàn là vui. Có những anh chị yêu nhau nhưng vấp phải sự phản đối của cha mẹ hai bên, ở thời đại bây giờ thì họ vẫn được tổ chức đám cưới, bên trai cưới bên gái gả nhưng kỳ thực đó là một đám cưới mà từ trong tâm những người trong cuộc luôn ẩn chứa một nỗi buồn, lo lắng và cả phẫn nộ. Tôi chứng kiến bao trường hợp người ta yêu nhau rồi thành vợ chồng, đôi bên hảo hợp thì họ rất hạnh phúc lúc đầu, nhưng không được bao lâu thì cãi vả họ mắng nhau ngoài đường bất chấp hàng xóm hay cha mẹ can ngăn. Rồi có những gia đình yêu nhau lắm nhưng vì cha mẹ hai bên không ưng thuận cưới nhau về cha mẹ chồng không vui rồi chuyện mẹ chồng nàng dâu sảy ra, rồi cuối cùng đôi vợ chồng son dọn ra ở riêng hoặc li hôn. Nhưng cũng còn nhiều lắm những hoàn cảnh sau hôn nhân họ nghèo khó nhưng vì tình yêu mĩ mãn họ vươn lên cái nghèo cái khó tạo ra đồng tiền của cải dù đôi khi họ cũng cãi nhau nhẹ thì chiến tranh lạnh nặng thì ai về nhà nấy mà sau tất cả họ vẫn về lại với nhau. Cuộc sống gia đình là vậy tình yêu dành cho nhau đủ lớn thì mọi sóng gió đều có thể vượt qua mà nếu bảo mỗi người viết lên cái cảm nhận chi tiết về hôn nhân gia đình thì được mấy người bảo rằng tôi có một cuộc sống hoàn hảo. Vậy tại sao ta phải kết hôn, hôn nhân phân tích ra thì sau một cái đám cưới đàn ông có được gì và mất gì, phụ nữ có được gì và mất những gì. Dưới cách nhìn của một người phụ nữ tôi chỉ nói sơ sơ về mặt đàn ông có gì và mất gì vì biết đâu trong lòng người đàn ông có nhìn nhận gì khác về hôn nhân. Anh đang độc thân, anh yêu cô ấy anh bảo rằng cuộc sống này nếu thiếu vắng cô mọi thứ là vô nghĩa đó là lúc anh nhận định rằng cô ấy nhất định phải là vợ anh. Đám cưới về anh rất vui vì từ nay trong cuộc đời anh đã có cô là vợ người sẽ nắm tay anh cho đến ngày da anh nhăn tóc anh bạc tim anh ngừng đập. Hoặc cũng có khi anh khóc trong lòng rằng từ nay anh đã là.. là gì nhỉ đàn ông có tiết nuối gì khi lấy vợ không nhỉ. Nhà anh có thêm thành viên là vợ anh, ba mẹ anh bảo có vợ rồi anh sáng mắt rồi (chắc là có thêm 2 con mắt của vợ nhìn phụ) từ nay anh đã là người có gia đình anh phải tu chí mần ăn chăm lo cuộc sống gia đình. Hay ba mẹ anh già rồi từ nay hai vợ chồng anh phải cùng nhau lo kinh tế gia đình sinh con nối dõi, phụng dưỡng cha mẹ anh khi tuổi già xế chiều. Vậy là cuộc sống anh từ đó cơm không phải lo nhà không phải bận, anh đi làm về có mâm cơm vợ nấu, ăn cơm xong anh nghĩ ngơi thư giản quần áo có người giặt rồi. Trách nhiệm của anh chính là lo kinh tế, cơm áo gạo tiền trong gia đình cũng nặng nhọc đấy không nói đùa. Nói tới đây mới nhớ vợ anh có đi làm thì sao, vợ anh đi làm về ghé ngang chợ mua đồ nấu cơm về đến nhà lao ngay vào bếp làm cơm cho chồng cơm cho ba mẹ chồng, ăn cơm xong rửa chén dọn dẹp, quần áo mang đi giặt. Nói một chút thì lại nói sang phụ nữ mất rồi thì nói tiếp chủ đề vậy phụ nữ được gì mất gì sau đám cưới? Theo như những người còn tư tưởng gia trưởng mà nói con gái là con mà sinh ra thì tốn công nuôi lớn, có học thì tốn tiền cho đi học nhưng đến lúc được nhờ thì đi lấy chồng lo cho chồng, kinh tế gia đình cho bên chồng, sinh con cho nhà chồng. Phụ nữ lấy chồng rồi không đi làm thì ở nhà chăm sóc nhà chồng, cha mẹ bên chồng, các công việc không tên mà người ta hay gọi tắt là nội trợ. Gia đình chồng thương yêu thì được coi là người phụ nữ có phúc phần, còn không có phúc phần thì dù là cha mẹ cô nuôi cô hơn hai mươi mấy năm cho cô ăn học hay tốn kém gì cũng chưa chắc được bên chồng cảm kích. Còn phụ nữ lấy chồng rồi vẫn đi làm thì cũng sau giờ làm về đầu tắt mặt tối với việc nội trợ gia đình. Nói nhiều cái thiệt quá thì sẽ gây tâm lí hoang mang cho chị em chưa lập gia đình bị sợ, thật ra thì phụ nữ lấy một tấm chồng khá giả giàu có thì sẽ đỡ cực trong mấy vấn đề nội trợ hơn, sinh con nuôi con cũng đỡ nhọc thân hơn. Nói vậy thôi chứ mấy anh chưa được giàu có khá giả mà biết lo mần ăn và yêu vợ hết lòng thì cũng đỡ nhọc cho phụ nữ nhiều lắm. Đôi lúc nhìn lại thì tôi thấy phụ nữa Á Đông dường như không được gì nhiều sau khi lập gia đình. Tôi phân tích vậy vì tôi nhìn nhận theo số đông mà nói hy vọng không gây khó chịu cho các anh chồng, số ít vẫn còn các anh chồng biết sống công bằng bình đẳng cho vợ, biết phụ giúp vợ việc nội trợ, chăm con, biết nghĩ cho cái vui cái buồn cái khó của vợ. Nhưng tôi kể không phải để dấy lên phẫn nộ trong lòng những người đàn ông chưa thật sự nhìn nhận được vị trí làm vợ mà tôi chỉ muốn vạch ra trước mắt con đường hôn nhân đối với người phụ nữ Á Đông còn nhiều nhọc nhằn quá sướng khổ còn phụ thuộc vào cách đối đãi của chồng hay là thân sinh của chồng nhiều quá. Nên trước khi ta chọn con đường này ta phải suy nghĩ thật kỹ, soi xét nhiều vào bản thân đã chuẩn bị hành trang gì đã tự huấn luyện bản thân chưa, tư tưởng mạnh mẽ là cần thiết nhất. Người ta hay nói đàn ông là phái mạnh phụ nữ là phái yếu nhưng tôi lại thấy đều ngược lại. Phụ nữ khi lấy chồng giống như con nghiện bị cắt thuốc, giống như con bê con đang bú bị tách ra khỏi mẹ, đó là lúc đang sống là công chúa của ba mẹ đùn cái đám cưới về nhà "anh chồng" sống, tự nhiên không được ở nhà với mẹ nữa qua nhà của chồng sống. Cái điều đó khiến cho phụ nữ lật ngược tình huống thành phái mạnh, nên đau là ở chổ đó cú sốc nào mà chẳng đau, phụ nữ lấy chồng mất gia đình (cha mẹ nào có con gái đều xác định sau này con gái sẽ không sống cùng mình). Mất mát lớn nhất chưa dừng lại ở đó, lấy chồng xong chịu sự quản lí của chồng, gia giáo nhà chồng. Đi thưa về báo, ngày lễ lộc hay kỷ niệm gì đó bên nhà chồng là phải sắp xếp ưu tiên về trước nhà mẹ ruột về sau, chị họ tôi từng nói chuyện với tôi như vầy: Tết đã về bên chồng chưa, làm gì làm phải sắp xếp về nhà chồng trước tại vì nếu về bên nhà mình sau chẳng có ai trách móc cả không về cũng không sao ai cũng hiểu mà nhưng không về bên chồng không được người ta nói. Vậy cái mất thứ hai là tự do rồi, vừa mất gia đình xong đến mất tự do sốc lớn quá bởi vậy không chuẩn bị mạnh mẽ trước không được đâu. Mà chưa xong đâu còn mất nữa tôi thấy có nhiều chị em phụ nữ sinh con xong nói rằng. Mang thai chín tháng có người được chồng cưng thì không than phiền gì nhiều chủ yếu là vui vẻ đợi sinh con thôi, nhưng có người lại không được chồng tâm lí chăm sóc thì buồn nhiều rồi khóc nhiều nữa chồng mặc dù vợ đang mang thai nhưng không kiêng cữ mà cãi nhau với vợ. Sanh xong thì tới màn nuôi con, đối với một số chị em mà nói lúc mang bầu không vui không hạnh phúc thì lúc sanh con là lúc trông ngóng nhất vì phụ nữ lúc nào yếu lòng nhất là lúc muốn về nhà với mẹ nhiều nhất thì lúc sanh con là cơ hội thiên thời địa lợi nhân hòa để được về nhà với mẹ mà cũng không phải tất cả chị em nào sanh xong đều được về nhà với mẹ một thời gian. Nuôi con thì mẹ nào chẳng muốn tốt cho con, có mẹ nào lại không dốc lòng chăm con nhưng con khỏe thì không có gì để nói rồi mà con không khỏe thì hay bị nói, có khi gia đình chồng và cả chồng còn dùng lời cay hơn để nói tại mẹ nuôi con không tốt, mẹ chăm con sai này sai nọ những lời nói vô tình mà không biết rằng nó như con dao khứa vào trái tim người làm mẹ. Rồi việc lo cho con thế này thế nọ cũng theo chồng hay bên bà nội sắp xếp có rất nhiều rất nhiều cái người làm mẹ không làm chủ được rồi vì vậy mà cãi nhau với chồng với cha mẹ chồng nhiều người nói con của mình cũng không do mình định đoạt chăm ra sao dạy thế nào sống như thế nào mất cả quyền đối với con mình sinh ra. Bởi vậy phụ nữ ơi trước khi quyết định bước vào con đường hôn nhân thì phải tự huấn luyện cho bản thân mình thật kỹ và gói hành trang không bao giờ được bỏ quên sự mạnh mẽ có vậy sóng gió hôn nhân mới không bao giờ có thể làm ta gục ngã. Còn phụ nữ có thật mất nhiều vậy không thì câu hỏi này còn cần các anh chồng suy ngẫm trả lời. Hôn nhân như một cánh cửa mà người ở ngoài muốn bước vào nhưng người bên trong thì không có mấy người muốn ở lại. Nói đến đây thôi nếu các anh mày râu có ý kiến đóng góp tôi rất mong đợi kỳ sau có thêm chủ đề để nói.
Chào anh! Cám ơn đoạn chia sẻ của anh em thật sự đồng tình về nội dung đó. Em đã đem lên đây để chia sẻ nhìn nhận của mình về hôn nhân nên cách nghĩ đó chỉ mới khởi đầu cho cả một khối tư tưởng đang hiện hữu trong đầu và trong cách sống hiện tại của em thôi. Có thể nói đúng như anh nói em đã đấu tranh rất nhiều khi bước vào hôn nhân với chồng em hiện tại. Ba em là người đã vượt lên trên tư tưởng của nhiều người cùng tuổi để nuôi bốn người con ăn học mà không phân biệt con trai hay con gái, trong khi những gia đình khác luôn nhận định rằng con gái không cần cho đi học nhiều điều đó khiến em cảm thấy bản thân mình may mắn và biết ơn ba mẹ nhiều lắm. Em hy vọng sẽ có người đọc được những quan điểm của mình để em có động lực nói ra hết những tư tưởng mà em nghĩ phụ nữ cần hiện đại hơn và thay đổi bản thân mình thay đổi đi cái quan niệm phụ nữ là phái yếu. Với em chỉ có như vậy thì phụ nữ mới không còn vất vả khó khăn sau khi chọn lập gia đình nữa. Với chồng em mặc dù tiếp nhận lắng nghe những quan niệm của em về cách sống vợ và chồng theo em nhưng lâu lâu vẫn nghe anh nói một câu "tại sao em không giống như những người chị em khác?" Hoặc "em nhìn chị em hay là em gái em đi có ai nghĩ giống như em nghĩ hay không?". Cám ơn anh em sẽ viết tiếp bài sau hy vọng nhận được đóng góp của anh.