Hội xuân quê hương lớp 6

Thảo luận trong 'Nhạc Hoạ' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 26 Tháng mười hai 2021.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,688
    CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI QUÊ HƯƠNG

    BÀI 4: HỘI XUÂN QUÊ HƯƠNG


    Môn học: Nghệ thuật lớp: 6

    Thời gian thực hiện: 2 tiết

    I. MỤC TIÊU

    I. MỤC TIÊU

    - Chỉ ra được cách bố cục hình, màu tạo không gian, nhịp điệu trong tranh.

    - Vẽ được bức tranh theo để tài lễ hội quê hương.

    - Phân tích được nhịp điệu của nét, hình, màu và không gian trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

    - Nhận biết được cách diễn tả không gian, vẻ đẹp trong tranh dân gian Việt Nam và biết ứng dụng trong học tập, sáng tạo.

    1. Năng lực

    1.1. Năng lực mĩ thuật

    Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Chỉ ra được cách bố cục hình, màu tạo không gian, nhịp điệu trong tranh.

    Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Vẽ được bức tranh theo đề tài lễ hội quê hương

    Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.

    1.2. Năng lực chung

    Giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, chia sẻ cảm nhận trong học tập

    Tự chủ và tự học: Chủ động chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác tham gia học tập.

    Giải quyết vấn đề sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng liên quan đến đề tài lễ hội quê hương

    2. Phẩm chất

    Trách nhiệm: Tự giác tham gia tích cực các hoạt động học tập, thực hiện đầy đủ các bài tập, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

    Chăm chỉ: Tự học hỏi, tìm tòi kiến thức, sưu tầm các vật liệu có sẵn

    Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phầm mĩ thuật của cá nhân và của bạn.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Chuẩn bị của giáo viên

    - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học

    - Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm mĩ thuật trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát.

    - Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4

    2. Chuẩn bị của học sinh

    SGK, đồ dùng học tập, giấy A4

    Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

    Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    1. Hoạt động 1: Mở đầu (trực tuyến khoảng 5 phút)

    a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

    b) Nội dung: GV cho HS xem một đoạn clip ngắn về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, đặt câu hỏi

    Đây là lễ hội gì, diễn ra ở đâu.

    Em còn biết những lễ hội truyền thống nào khác?

    c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

    d) Tổ chức thực hiện:

    * Giáo viên giao nhiệm vụ: GV trình chiếu clip ngắn về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn trong 2 phút

    * HS thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi bằng cách xung phong giành quyền trả lời

    Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh sau đó tuyên dương học sinh trả lời đúng

    Trong clip là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Ngoài ra cón có rất nhiều lễ hội khác như: Tết nguyên đán, lễ hội đua voi Tây Nguyên, lễ hỗi ném còn..

    * GV kết luận, nhận định và dẫn vào nội dung bài mới: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn cách vẽ tranh đề tài lễ hội quê hương, chúng ta cùng tìm hiểu bài 4: Hội xuân quê hương.

    2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (kết hợp thực hiện ở nhà và trực tuyến 20 phút)

    2.1. Tạo dáng theo hoạt động của lễ hội

    a) Mục tiêu: HS thể hiện lại tư thế, động tác của các nhân vật trong một hoạt động của lễ hội.

    b) Nội dung: GV gửi tranh về tết trung thu qua zalo nhóm bộ môn cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi:

    Nêu tên lễ hội và thời gian diễn ra lễ hội?

    Trong lễ hội đó có những hoạt động gì?

    Em thích nhất là hoạt động nào trong lễ hội? Hãy mô tả tư thế, động tác thể hiện hoạt động đó?

    c) Sản phẩm học tập: Kết quả trả lời câu hỏi của học sinh

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV giao nhiệm vụ: GV giao cho HS làm và hoàn thành bài tập gửi vào padlet chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.

    * HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

    * HS báo cáo kết quả: HS hoàn thành các câu hỏi trên Padlet theo link GV gửi. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong vấn đề nộp sản phẩm.

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận: GV xem xét sản phẩm trả lời của HS trên Padlet và hướng dẫn, phân tích cho HS các câu trả lời chưa đúng hoặc những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

    2.2. Cách vẽ tranh đề tài lễ hội quê hương

    a) Mục tiêu: giúp HS biết cách vẽ tranh theo đề tài lễ hội

    b) Nội dung: Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 44 SGK Mĩ thuật 6, thảo luận để ghi nhớ cách vẽ tranh theo đề tài lễ hội quê hương

    + Để vẽ tranh theo đề tài lễ hội quê hương, cần thực hiện những bước nào?

    + Hãy chỉ ra các mảng hình chính, phụ trong bức tranh.

    + Màu sắc trong tranh được diễn tả như thế nào?

    c) Sản phẩm học tập: kết quả trả lời của HS

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao cho HS tự trả lời các câu hỏi trên và yêu cầu HS hoàn thành chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.

    * HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà: Gv theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài của HS có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

    * Báo cáo kết quả: GV chọn 2-3 học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình.

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các bước vẽ tranh theo đề tài quê hương:

    B1. Phác thảo sơ lược mảng hình chính, phụ.

    B2. Vẽ chỉ tiết hình ảnh hoạt động của các nhân vật, cảnh vật xung quanh..

    B3. Vẽ màu tạo cảm giác vui tươi và không khí nhộn nhịp của lễ hội.

    - Kết hợp hình vẽ dáng người và cảnh vật với màu sắc tươi sáng trong tranh có thể diễn tả được không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội.

    3. Hoạt động 3: Luyện tập (kết hợp thực hiện ở nhà và trực tuyến khoảng 30 phút)

    a) Mục tiêu: Vẽ được bức tranh theo đề tài lễ hội quê hương

    b) Nội dung: GV yêu cầu HS Lựa chọn hoạt động tiêu biểu của lễ hội. Xác định số lượng nhân vật, trang phục, hình dáng của nhân vật và khung cảnh của lễ hội và thực hiện bài vẽ theo ý thích

    c. Sản phẩm học tập: tranh vẽ vớ đề tài hội xuân quê hương

    d. Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập) : Trước tiết học sau, GV giao cho HS vẽ một bức tranh về đề tài hội xuân quê hương và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập Padlet.

    * HS thực hiện nhiệm vụ ( tự thực hiện có hướng dẫn) : HS vẽ một bức tranh về đề tài hội xuân quê hương và nộp bài qua hệ thống Padlet.

    GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ từ xa, giải đáp thắc mắc nếu có.

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.

    4. Hoạt động 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm - Vận dụng ( kết hợp thực hiện ở nhà và trực tuyến khoảng 35 phút)

    4.1. Phân tích – đánh giá: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (trực tuyến khoảng 30 phút)

    a) Mục tiêu: Phân tích và chia sẻ cảm nhận về nội dung chủ đề, cách sắp xếp, nét, hình, màu, không gian, nhịp điệu được thể hiện trong bài vẽ.

    b) Nội dung: GV hướng dẫn học sinh cách trình bày, chia sẻ và nhận xét về tranh vẽ hội xuân quê hương

    + Nội dung hoạt động của lễ hội

    + Hình ảnh chính, phụ trong bức tranh

    + Nét, hình, màu và không gian tạo nên nhịp điệu vui tươi, hài hòa trong tranh.

    + Cách điều chỉnh bố cục, màu sắc để bức tranh hoàn thiện và đẹp hơn.

    c) Sản phẩm học tập: Nội dung nhận xét đánh giá của học sinh

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu 3-4 HS trình bày phần chia sẻ tạo hình nhân vật của mình và của bạn. Sau đó mời các HS khác nhận xét, đánh giá về sản phẩm của bạn

    * HS tiếp nhận nhiệm vụ: Thực hiện trình bày sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên và nhận xét sản phẩm của các bạn.

    * GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ cảm nhận của HS.

    GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.

    Tiêu chí đánh giá

    - Nội dung hoạt động thể hiện rõ chủ đề hội xuân quê hương

    - Nét, hình trong tranh sinh động, có tỉ lệ phù hợp

    - Bố cục tranh chặt chẽ, thể hiện rõ mảng chính và phụ

    - Màu sắc tươi sáng, hài hòa, nổi bật trọng tâm

    - Tạo được không khí vui tươi của hội xuân quê hương

    4.2. Vận dụng: Tìm hiểu đề tài "lễ hội" trong tranh dân gian Đông Hồ (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)

    a. Mục tiêu: Hiểu về các hoạt động lễ hội, cách sắp xếp người, cảnh vật, nét, hình, màu trong tranh dân gian

    b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình ở trang 46 SGK mĩ thuật 6

    + Bức tranh thể hiện hoạt động gì của lễ hội?

    + Cách vẽ nét, hình, màu trong tranh dân gian Đông Hồ có điểm gì đặc biệt?

    + Người và cảnh vật trong tranh được sắp xếp như thế nào?

    c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

    d. Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 46 SGK và trả lời câu hỏi

    * HS tiếp nhận nhiệm vụ: HS tự thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

    * GV nhận xét, đánh giá: nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh.

    Các hoạt động trong tranh:

    Múa rồng

    Múa lân

    Rước trống

    + Cách thể hiện nét, hình, màu: Tranh sử dụng ít màu, hình được viền bằng nét đen, chắc khỏe

    + Cách sắp xếp người, cảnh vật: Các nhân vật có tỉ lệ tương đương với nhau, nhân vật xa ở phía trên, nhân vật gần ở phía dưới

    [​IMG]

    Hội trăng rằm-tết trung thu​

    Một số lễ hội tiêu biểu của các vùng miền

    Hội Lim là lễ hội truyền thống nổi tiếng và lớn nhất vùng Kinh Bắc Việt Nam


    Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi, Mỵ Nương. Lễ hội diễn ra vào ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim.

    Hội Lim bắt đầu bằng một lễ rước. Thành phần đoàn rước là những người dân được mặc bộ lễ phục thời xưa với màu sắc sặc sỡ. Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt vải, nấu cơm.. và đặc sắc hơn cả là phần hát hội. Truyền thống xa xưa để lại một phong tục cuốn hút và say mê đặc biệt mà chỉ Bắc Ninh mới có, đó là các sinh hoạt văn hóa hát dân ca Quan họ là loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Hát dân ca Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) và khắp tại các chùa, đình. Hội hát Quan họ Bắc Ninh diễn ra ở bất cứ nơi đâu: Trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Chỉ cần nơi đó có các liền anh, liền chị.

    [​IMG]

    Lễ hội chúa Bút Tháp

    Chùa Bút Tháp được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt năm 2013. Chùa được xây dựng từ rất sớm, dưới thời Trần. Khoảng những năm 1642 - 1674.

    Lễ hội chùa Bút Tháp là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 23 và 24 tháng 3 âm lịch hàng năm tại chùa Bút Tháp, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Với các hoạt động đậm nét văn hóa truyền thống, lễ hội góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

    Phần Lễ diễn ra trong khu nội tự với các hoạt động tín ngưỡng như: Lễ cúng Phật, lễ dâng hương, lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, lễ cúng tổ.. Sau khi thực hiện các nghi thức tế lễ, chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật độc đáo của ngôi chùa như: Cầu đá, cối xay gạo, tháp bút, pho tượng phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay - một bảo vật quý hiếm của Quốc gia, du khách còn được hòa mình trong không gian rộng lớn của phần Hội với các hoạt động văn hóa văn nghệ như: Hát Quan họ trên truyền rồng; hát chèo cùng nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn nghệ quần chúng, các trò chơi dân gian đặc sắc và hoạt động thi đấu TDTT như: Cờ tướng, Tổ tôm điếm, Bóng bàn, Cầu lông.. Các hoạt động này không chỉ thu hút nhân dân trong tỉnh, mà còn có sự tham gia, giao lưu của nhiều đoàn văn nghệ, thể thao ở các tỉnh lân cận..

    [​IMG]

    Lễ hội đua thuyền

    Thuyền rồng để vua dùng gọi là "thuyền ngự". Thuyền rồng trong lễ hội dân gian mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng. Đặc biệt, ở những lễ hội thờ các vị anh hùng dân tộc, võ tướng, có công đức thì theo ý niệm dân gian, chính các Ngài đã về "ngự" trên thuyền để việc cầu phúc, cầu sức khỏe, an khang thịnh vượng của người tổ chức hội, dự hội, xem hội được như ý nguyện.

    Dân đi biển Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn.. thường tổ chức đua thuyền hình rồng khi kết thúc vụ cá Bắc mở đầu vụ cá Nam khoảng tháng 4, 5 dương lịch.. tạo thành nét văn hóa biển độc đáo. Dịp lễ cúng thần nước hay hạ thủy con thuyền cũng là thời điểm đua thuyền của cư dân ven sông, biển.

    Lễ hội đền Quả xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương, Nghệ An có đua thuyền rồng. Vùng này có nơi toàn các tay đua nữ thi đấu với nhau như ở Xa Long, huyện Hương Sơn, còn thường thì nam thi với nam, nam thi với nữ cũng có nhưng ít hơn. Trước khi hạ thủy thuyền đua, có tục lệ trai đinh rước 12 thuyền rồng sau 4 ngựa gỗ, gồm hai ngựa hồng, hai ngựa bạch từ đền Quả đến hạ thủy ở sông Lam. Tương truyền, dân ở đây đua thuyền để tỏ lòng biết ơn công đức của Hoàng tử Uy Minh Vương, con trai thứ tám của vua Lý Thái Tổ.

    Lễ hội đua thuyền rồng ở Đồng Hới (Quảng Bình) lại mang nét đặc sắc khác. Theo tín ngưỡng dân gian ở địa phương, thuyền rồng là "dương" đua với thuyền phượng là "âm". Đua đường dài 20km từ đình làng Đồng Hải đến cửa sông Nhật Lệ, qua các địa hình, hướng gió khác nhau và theo với nước thủy triều lên, xuống. Cũng theo tín ngưỡng âm dương cổ, nhưng ở làng Đào Xá (huyện Tam Thanh, Phú Thọ) tạo dáng thuyền đua và quan niệm cũng có khác. Ở đây, "dương" lại là thuyền hình chim, "âm" có thuyền hình cá. Chỉ đua một chải đực (chim) với một chải cái (cá) về đêm, sau khi tế lễ xong và gọi là "tiệc bơi", bơi để lễ thần.

    Lễ hội thuyền đua làng Đăm (xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội) có từ thế kỷ XV, đầu và đuôi thuyền đều chạm hình rồng. Cuộc đua được tổ chức lúc chính Ngọ (12 giờ trưa) trên sông Nhuệ. Tương truyền hội đua thuyền vùng này để tưởng nhớ danh tướng Bạch Hạc Tam Giang thời vua Hùng thứ XVI. Có tới 172 làng thờ Bạch Hạc Tam Giang. Thuyền đua có hình đầu rồng, hình chim hạc và hình con ly (kỳ lân).

    [​IMG]

    Lễ hội đua voi

    Với những người dân Tây Nguyên thì voi được xem là loài động vật vô cùng quý giá. Nó đã trở thành người bạn quen thuộc của con người trong cuộc sống hàng này. Đặc biệt, chúng được biết đến nhiều vì lòng trung thành trong thời gian bị cai trị dưới thời đại chính quyền Trung Quốc, voi đã liên tục chiến đấu cho đất nước cùng các tướng lĩnh quân đội. Lễ hội đua voi là lễ hội truyền thống của Việt Nam được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm tại Tây Nguyên.

    Trước cuộc thi băt đầu, một tiếng tù và cất lên, từng tốp voi được những người quản tượng điều khiển đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát, những chú voi sẽ thi nhau phóng về phía trước trong tiếng chiêng, trống, hò reo cổ vũ vang cả núi rừng.​

    [​IMG]

    Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm; di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013 của Việt Nam. Đây là một lễ hội với lễ nghi trang trọng, rước kiệu thần, có lọng che, phường bát âm..

    Trong văn hóa cộng đồng người dân Hải Phòng, còn lưu truyền câu ca cổ: "Dù ai buôn đâu bán đâu / Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về"

    [​IMG]

    Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he.. và được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thỏa thích. Tại Trung Quốc và các khu phố người Hoa trên thế giới còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.

    Tết Trung thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore.​

    [​IMG]

    Lễ hội Katê

    Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi có đông đảo đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Được tổ chức tại tháp Poklong Garai hoặc các tháp Chàm khác, lễ hội Katê diễn ra vào ngày 1-7 Chăm lịch hàng năm (khoảng 25/9 đến 25/10 dương lịch).

    Lễ hội Katê để tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, ông bá, thần linh cùng các Vua PôkLông Giarai, Vua Prôme. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhân dân các vùng lân cận sẽ tụ tập lên tháp làm lễ đơn giản.

    Tại lễ này, các thầy cúng sẽ tiến hành lễ cúng tế ở ngoài sân, sau khi các thầy coi về đạo giáo. Tiếp đó, thì du khách vào tháp, tận mắt chứng kiến bà bóng và thầy cúng tắm rửa, thay ao cho vua Poklong Garai (tượng đá), đọc kinh và hát những bài hát những hát dân cư. Nghi lễ này được kết thúc bằng điệu mua thiêng liêng của bà bóng trong tháp.

    [​IMG]

    Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết ) là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các dân tộc thuộc Vùng văn hóa Đông Á, gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Theo biến động lịch sử, người Nhật Bản bỏ Tết Nguyên Đán, còn người Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam vẫn giữ truyền thống đón Tết này cho dù định cư tại nước khác.

    Tại Việt Nam trước ngày Tết còn có phong tục như "cúng Táo Quân" (23 tháng Chạp Âm lịch) và "cúng Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng Chạp Âm lịch). Vì Tết tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

    Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch trên toàn nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Sắm đào và quất ở miền Bắc, miền Trung hay mai ở Miền Nam được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày giáp Tết. Sau đó, trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.

    Tết có rất nhiều hoạt động khác nhau:

    [​IMG]

    Hội hoa xuân

    [​IMG]

    Gia đình đoàn viên

    [​IMG]

    Chúc tết ông bà

    [​IMG]

    Làm bánh chưng

    [​IMG]

    Làm bánh tráng

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Múa lân

    [​IMG]

    Ăn cơm tất niên​
     
    Thùy Minh, Admin, AJiang20071 người nữa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 21 Tháng hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...