Xác định lực lượng cách mạng và phương châm xây dựng lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc * Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức. - Năm 1924, Hồ Chí Minh cho rằng: Để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng. - Người khẳng định: Cách mệnh là việc của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. + Trong Cách mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh, quan điểm "lấy dân làm gốc" xuyên suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người: Có dân là có tất cả. + Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. * Lực lượng cách mạng phải là toàn dân - Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách mạng bao gồm cả dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất ; lôi kéo tiểu tư sản, tư sản, trung nông.. đi vào phe vô sản giai cấp, đối với phú nông, trung tiểu địa chủ, tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặtu phản cách mạng thì phải lợi dụng.. bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. - Trong lực lượng toàn dân tộc, Người nhấn mạnh vai trò động lực của công nhân và nông dân. - Trong khi hết sức nhấn mạnh vai trò của công nhân, nông dân, Hồ Chí Minh không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp, tầng lớp khác. * Phương châm xây dựng lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Công - nông là gốc cách mệnh, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư sản áp bức, song không cực khổ bằng công - nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn của cách mệnh, của công - nông. - Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến các lực lượng ủng hộ cách mạng Việt Nam trên thế giới - lực lượng cách mạng quốc tế, bởi đây là lực lượng tiến bộ vì mục tiêu chung của nhân loại phát triển.