Tìm hiểu hội chứng Stockholm trong truyện trinh thám? Hội Chứng Stockholm hay còn gọi là quan hệ bắt cóc: Nói một cách dễ hiểu là thuật ngữ dùng để diễn tả một loạt trạng thái tâm lý, mà con tin (người bị bắt cóc) lâu ngày thì sẽ chuyển từ sợ hãi, căm ghét sang yêu mến, đồng cảm, cũng có thể bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc. Phát triển cảm xúc tích cực về kẻ bắt cóc mình. Theo nguyên cứu của các nhà tâm lý học thì sự đồng cảm của nạn nhân đối với kẻ hành hạ là cách mà nạn nhân phản ứng với nổi dau mà họ đang trải qua, "tạm quên mất" rằng mình đang bị đe dọa! Dấu hiệu của hội chứng Stockholm: 1. Nạn nhân bảo vệ kẻ bắt cóc, có tình cảm với họ. 2. Biểu hiện sự ngưỡng mộ đối với kẻ bắt cóc 3. Làm hài lòng và từ chối làm chứng hoặc từ chối chạy trốn. Nguyên nhân khiến nạn nhân làm như vậy là Con tin cảm thấy mạng sống của họ nằm trong tay kẻ bắt cóc, để không bị đối xử khắc nghiệt hay bị giết nên muốn làm kẻ bắt cóc hài lòng lau dần thành thói quen. Sống với nhau lâu ngày làm họ nảy sinh tình cảm, kẻ bắt cóc đối xử một cách thông cảm (cung cấp cho nạn nhân môi truong sống tốt, đối xử tốt với họ).. Hội Chứng Stockholm trong truyện trinh thám: Theo các bạn thấy đó, thì hội chứng này không mấy xa lạ với các fan truyện trinh thám (đặc biệt là chủ đề về tâm lý học tội phạm). Có thể có bạn đã từng nghe qua đâu đó nhưng chưa định hình được. Vậy nên hôm nay mình sẽ nói qua, trong các tác phẩm truyện trinh thám (có thể là truyện ngôn tình hoặc phim nữa) mình từng đọc thì các tác giả xây dụng tình huống như sau: Có một chàng trai vì mối hận thù với gia đình đó nên bắt cóc con gái họ để tống tiền và cũng để trả thù về những gì mà họ đã gây ra cho gia đình anh. Nhưng sau một thời gian sống chung với anh cô gái bắt đầu có tình cảm với anh, đồng cảm với những gì anh đã trải qua và quyết bảo vệ anh.. Trong tác phẩm khác thì sau khi biết hoàn cảnh đưa đẩy kẻ bắt cóc cóc phạm tội, đối xử với những con tin rất tốt thì họ lại có xu hướng che chở, bảo vệ thậm chí còn muốn gia nhập cùng kẻ bắt cóc.. Một số truyện tham khảo: Hội Chứng Stockholm - Thảo Nê Mị