Hội chứng sợ lỗ

Thảo luận trong 'Kinh Dị' bắt đầu bởi Rùa Siêu Tốc, 27 Tháng sáu 2018.

  1. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    453
    Chap 1. Giải mã nguyên nhân của "Hội chứng sợ lỗ" gây ám ảnh cho hàng tỉ người.

    Rypophobia (Hội chứng sợ lỗ) là nỗi ám ảnh phổ biến mà 15% dân số thế giới mắc phải. Trypophobia là dạng bệnh tâm lý chưa được công nhận, đó là ta có cảm giác nổi da gà, cảm giác ghê rợn, ám ảnh, sợ hãi, buồn nôn, chóng mặt khi nhìn thấy hình ảnh có nhiều lỗ tròn hoặc nhóm các lỗ tròn, ví dụ như tổ ong, bát sen, lỗ đục trên thân cây, các hình xăm lỗ trên cơ thể người..

    Giới nghiên cứu cho rằng nỗi sợ hãi này có thể do có sự tương đồng nào đó giữa các lỗ và hình ảnh động vật độc hại.

    Sau nhiều nghiên cứu, cuối cùng các nhà khoa học đã xác định được nguồn gốc của nỗi sợ này và hóa ra, nó không chỉ là một chứng bệnh tâm lý mà còn bắt nguồn từ bản chất sinh học, di truyền của con người trước những cấu trúc có độ tương phản khác lạ so với thứ khác trong tự nhiên.

    Mặc dù trypophobia được gọi là "nỗi sợ những cái lỗ" nhưng khi đào sâu nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng nó không chỉ là một nỗi sợ hãi và nỗi sợ đó không chỉ đối với những cái lỗ trống. Nỗi ám ảnh này thậm chí không được công nhận bởi cộng đồng tâm lý học bởi nó không thỏa mãn định nghĩa của một loại ám ảnh.

    [​IMG]

    Arnold Wilkins, một nhà nghiên cứu tại Đại học Essex khẳng định: "Trypophobia là một dạng ghê tởm hơn là nỗi sợ và do đó, nó là một dạng phản ứng tổng hợp thái quá trước các yếu tố có thể gây nguy hiểm. Sự ghê tởm này phát sinh từ những cụm vật thể nào đó và các vật thể này không nhất thiết phải có lỗ. Khi những người với chứng trypophobia trong người nhìn vào những hình ảnh ghê tởm, nhịp tim sẽ tăng lên, hỗn loạn hơn và hoạt động tại phần nào não xử lý thị giác sẽ tăng cao."

    [​IMG]

    [​IMG]

    Wilkins và đồng nghiệp của ông là Geoff Cole đã công bố một nghiên cứu về trypophobia hồi năm 2013 với giả thuyết rằng nguyên nhân sâu xa của nỗi ghê sợ này bắt nguồn từ cơ chế sinh học. Theo đó, con người đã phát triển để lo sợ trước những cơ cấu có thể gây nguy hiểm trong tự nhiên. Để xác định hiệu ứng này, các nhà nghiên cứu đã phân tích hình ảnh trên trang web trypophobia, bao gồm cả những hình ảnh có lỗ nhưng không kích hoạt trypophobia để tìm kiếm sự khác biệt.

    [​IMG]

    Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng có thể nỗi sợ này bắt nguồn từ sự tiến hóa, giúp con người tránh xa những loài động vật nguy hiểm bởi lẽ trên người chúng đều có chung các hình dạng kích ứng trypophobia. Mặt khác, nhóm còn phát hiện rằng độ tương phản đặc biệt của một số hình ảnh sẽ khiến nó kích ứng trypophobia. Bằng cách này, họ có thể sẽ tìm được cách hạn chế và thậm chí là điều trị trypophobia trong tương lai.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nếu xem hết mà bạn không thấy vui. Xin chúc mừng bạn bị hội chứng "sợ lỗ".

    Hội chứng sợ lỗ có thể kéo theo hàng loạt nỗi sợ đáng ngờ

    Nghiên cứu trước đó cho rằng tình trạng não bộ quá tải đã khiến nhiều người mắc phải hội chứng sợ lỗ kỳ lạ. Tuy nhiên, số người sợ lỗ ngày càng gia tăng và khiến các nhà nghiên cứu đặt ra nghi vấn về nguyên nhân gây bệnh và ảnh hưởng của hội chứng này.

    Các nhà khoa học mới đây đã tìm thấy bằng chứng cho thấy nỗi sợ lỗ có liên quan đến bản năng tự vệ của con người trước nguy hiểm.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Khi bắt gặp những thứ có dạng lỗ dày đặc như tổ ong, bọt nước.. thì những người này thường cảm thấy sợ hãi, nôn nao hay còn có thể buồn rầu.

    Để tìm ra bằng chứng cho mối liên hệ này, những chuyên gia Tâm lý học tại Đại học Kent (Anh) đã tiến hành thử nghiệm trên 300 người tình nguyện mắc phải hội chứng những cái lỗ và 300 người bình thường.

    Những người tham gia thử nghiệm được quan sát 16 tấm hình về những vật thể có nhiều hình tròn. Tám bức hình trong số đó là ảnh chụp những căn bệnh khác nhau như phồng rộp, sẹo đậu mùa, ve ký sinh. Số còn lại thì gồm các hình về gương sen, tường gạch có lỗ khoan..

    Kết quả là cả 2 nhóm tình nguyện đều cảm thấy sởn gai ốc khi xem loạt hình về bệnh truyền nhiễm dù nhóm người không mắc hội chứng Trypophobia không bị ảnh hưởng từ những tấm hình còn lại.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nghiên cứu trước đó cho thấy, hội chứng Trypophobia có liên quan tới quá trình tiến hóa của con người nhằm tránh xa những động vật nguy hiểm có nhiều đặc điểm lỗ, chấm tròn với chất độc chết người như bạch tuộc đốm xanh, rắn hổ mang chúa, ếch độc và nhện.

    Phản ứng này của con người được hình thành giúp tăng tỷ lệ sống sót.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Do đó, con người có xu hướng tránh xa những nguồn lây nhiễm bệnh, những động vật nguy hiểm. Nhiều người xem những bức hình bệnh truyền nhiễm, họ có cảm giác ngứa ngáy như chính bản thân mắc phải. Cảm giác sợ hãi chi phối khiến họ ám ảnh và thường lánh xa các vật có hình dạng lỗ tròn.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Các nhà khoa học sẽ tiếp tục tiến hành nhiều nghiên cứu về hội chứng sợ lỗ và những bí ẩn xung quanh "căn bệnh" đáng ngờ này.​
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2021
  2. mamuro TÔI BỎ NICK

    Bài viết:
    8
    Kinh dị quá.
     
    Kang Bo Ra thích bài này.
  3. Assnow

    Bài viết:
    4
    Ôi mẹ ơi
     
    Kang Bo Ra thích bài này.
  4. Tố Văn Shared to be loved

    Bài viết:
    55
    Ám ảnh
     
    Kang Bo Ra thích bài này.
  5. Tinh Tổng Bạch Cốt Tinh kinh nhất diễn đàn!!!

    Bài viết:
    454
    Đứa đăng hình nó còn sợ không dám quay lại nhìn *vno 59*
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng tám 2019
  6. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,095
    Anh cũng đang dính cái hội chứng này đây, chơi bit 1 tuần rồi lỗ 200tr *vno 67*
     
    Dã Miêu, JangJin BTSTinh Tổng thích bài này.
  7. Ân Tĩnh Tĩnh

    Bài viết:
    34
    Thiết nghĩ đứa đăng cái topic này đáng bị lăng trì =((
     
    tiểu bạch bạch, Kang Bo RaNhan vy thích bài này.
  8. hehezzi113

    Bài viết:
    8
    Xem tới đâu da gà nổi lên tới đó
     
  9. Thanh Ngoc Tai

    Bài viết:
    14
    Nói thật càng nhưng ruột gan cuồn cuộn đang lên. Còn xem lúc 12 rưỡi đêm nữa chứ.
     
  10. Mèo thích mưa

    Bài viết:
    6
    Ew, thật sởn gai ốc. Cơ mà có ích lắm, ít nhất là mình biết rằng mình có nhiều đồng đội mắc chứng này giống mình hơn mình nghĩ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...