1. Ngô Quyền và trận Bạch Đằng giang Dòng lịch sử đất hiền kể lại Tiền Ngô Vương mãi mãi rạng ngời Đường Lâm mảnh đất cất nôi Ngô Quyền luyện võ ngàn đời khắc ghi Người trí dũng cầm kỳ thi họa Dáng oai phong sức đả muôn loài Mắt ngàn tia chớp chẳng sai Vào rừng bắt cọp anh tài nổi danh Thời trẻ tuổi thông minh tuấn tú Xứ An Nam chính sự thuộc Đường Nước nhà tự chủ họ Dương Ngô Quyền con rể nối đường kết giao Nhà Nam Hán khơi mào thế lực Diệt nhà Đường cưỡng bức An Nam Dương - Ngô hai họ phẩm hàm Đồng lòng tự chủ định an cơ đồ Kiều Công Tiễn nhân cơ phản chúa Hủy thâm tình tham của bất trung Cướp ngôi gây loạn khốn cùng Giết Dương Đình Nghệ hành tung hại người Lòng quân tử không nguôi ý chí Rể Ngô Quyền chuẩn bị hùng binh Ái Châu quân tướng đồng tình Kéo quân ra Bắc trường chinh diệt thù Kiều Công Tiễn tâm tư hoảng sợ Bán rẻ mình bợ đỡ ngoại bang Mượn quân Nam Hán tiện đàng Hành vi bán nước đa mang đặt điều Kẻ bán nước hồn siêu phách lạc Xác lìa hồn tan tác chim muông Chính nhân quân tử định đường Quyết tâm chống giặc khẩn trương kế bày Lưu Hoằng Tháo binh hay lực mạnh Dùng chiến thuyền tỏa nhánh kéo qua Thủy quân hai vạn theo đà Xâm lược nước nhà cửa Bạch Đằng giang Cọc gỗ lớn kế vàng định sẵn Vót nhọn đầu để chặn giặc kia Chôn sâu đáy biển đâm chìa Ngập trong mặt nước đêm khuya ẩn mình Giặc hùng hổ điều binh khiển tướng Xua chiến thuyền cứ tưởng ta thua Chủ quan thẳng tiến vào hùa Thủy triều rút xuống phân bua muộn rồi Thuyền bị vỡ, tả tơi nháo nhác Trúng kế hay phách lạc hãi hùng Bạch Đằng đỏ máu mông lung Hoằng Tháo số cùng tử trận tại đây Nhà Nam Hán đêm ngày nể sợ Đất An Nam rực rỡ sắc vàng Nghìn năm Bắc thuộc chặn ngang Mở đường tự chủ huy hoàng quốc gia Chuyện kể lại nhà nhà thấu hiểu Vua Ngô Quyền trung hiếu nghĩa nhân Điều binh xuất quỷ nhập thần Anh hùng dân tộc tử quân một thời.
2. Đừng Quên Lịch Sử Bấm để xem Ai có thể quên đi quá khứ Quên sao đành lịch sử cha ông Khác nào vứt bỏ tổ tông Làm sao xứng đáng con rồng cháu tiên. Dù vẫn biết bạc tiền quan trọng Giữa dòng đời cuộc sống bon chen Khinh chê nhau bởi chữ hèn Nhưng quên lịch sử sao rèn tánh tâm. Ai cho trẻ được cầm cây viết Hỏi dân nghèo có biết hay chăng Cớ sao cán bộ cho rằng Mảng sâu lịch sử không bằng sớm mai. Qua tham khảo được vài ý kiến Ở quán trà câu chuyện vu vơ Người dân nhiều ít nghi ngờ Lương tâm cán bộ bây giờ ở đâu? Gì cũng vậy có đầu có cuối Sử không tường đâu buổi hôm nay Không đêm ắt chẳng có ngày Tìm đâu những áng thơ hay để đời. Dòng cổ tích không người kể lại Truyền thuyết dần cũng phải chia li. Ca dao, tục ngữ làm gì? Dân ca, quan họ ra đi nghẹn ngào. Hỏi đất nước làm sao phải giữ? Hãy nghe dòng lịch sử gào than Từ đâu có nước Việt Nam Muốn thông phải học sử vàng hiểu chưa. Để nghe tiếng ngày xưa vọng lại Để bây giờ lưu mãi đời sau Sử son không thể úa màu Đừng quên lịch sử để đau nước nhà.
3. Chu Văn An (1292-1370) Bấm để xem Tiều Ẩn tên thật Chu An Chữ viết Linh Triệt làm Quan nhà Trần Văn Tinh Công được phong thần Quê ở Thanh Liệt, Thanh Trì ngày nay Thầy giáo, thầy thuốc đều hay Tính ông cương trực lại hay thương người Trần Minh Tông biết dụng người Đã mời bằng được vào triều làm quan Ở Quốc Tử Giám dạy quan Dạy Trần Thái Tử Hiến Tông sau này Trung quân, trung nghĩa đêm ngày Ngày lo dạy học, đêm bày kế Vua Trần Dụ Tông lên làm Vua Để kẻ xu nịnh làm bừa giết dân Thất Trảm Sớ ông tấu dâng Không được Vua duyệt ông đành từ quan Ở ẩn trên núi Phượng Hoàng Trung kiên, trí, đức, tâm vàng lưu danh.
4. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Bấm để xem Hưng Đạo Đại Vương Quốc Công Là Trần Quốc Tuấn quê ông, Thiên Trường Cha Trần Liễu An Sinh Vương Mẹ là Thiện Đạo, Vương Mẫu nước Nam Từ nhỏ đã rất tường am Diện mạo tuấn tú, trời nam sáng ngời Cha ông có dặn một lời Thù nhà phải trả quyết dời ngôi Vua Trần Liễu uất ức cay chua Vợ ông đang chửa bị đưa vào triều Thuận Thiên làm vợ Vua Trần ( trần cảnh ) Nên dặn Quốc Tuấn trả phần thù cha Quốc Tuấn quỳ lạy cha già Tâm Ngài lợi ích quốc gia làm đầu Ông làm Tiết chế Quốc công Đánh đuổi giặc dã Nguyên Mông ba lần Một lòng vì nước quên thân Một lòng giữ trọn mệnh thần trong tâm Vua phong Hưng Đạo Đại Vương Nguyên Mông khiếp vía, trí cường oai linh Một lòng nhất phiến chung trinh Một lòng phụng sự triều đình quốc dân Trung quân, trung nghĩa, trung thần Nhân dân kính trọng muôn phần ngợi ca Tôn ngài là Thánh, quốc gia Non sông nước Việt lưu danh sử vàng
5. ÔNG HOÀNG BẢY (ÔNG BẢY BẢO HÀ) Bấm để xem Vào thời Vua Lê Cảnh Hưng Thiên đình giáng thế vị thần giúp dân Không ai biết rõ nguyên nhân Chỉ nghe truyền miệng vì dân phụng thờ Ở thời điểm lúc bấy giờ Giặc Tàu đánh phá dọc bờ biên cương Vua lệnh ông ra chiến trường Dẹp bọn giặc ác bất lương tung hoành Ông lên đến đất Bảo Hà Kêu gọi dân chúng lại mà đấu tranh Đánh cho lũ giặc tan tành Khiến chúng uất hận sau này phản công Rồi một trận chiến bên sông Lực lượng của chúng quá đông hơn mình Cuộc chiến dũng cảm quyết sinh Ông đã bị bắt giữa nghìn giặc vây Không mua được chúng phanh thây Rồi thả cho xác trôi đầy dưới sông Xác ông nổi giữa sông hồng Đến phà Trái Hút bập bồng không đi Bỗng trời nổi gió tức thì Mây xoay ngũ sắc thành hình Ngựa Thiên Dưới sông xác vẫn nằm yên Bỗng dưng luồng sáng lên yên Ngựa trời Ông cưỡi thần Ngựa nhà trời Đi một mạch tới dinh nơi Bảo Hà Lào cai thiêng nhất Bảo Hà Có ông Hoàng Bảy thật là phong lưu Nhân gian ai muốn cầu mưu Thường mang sính lễ về tâu Ông Hoàng.
6. Thái úy Lý Thường Kiệt Bấm để xem Nổi danh Thái Úy Quốc Công Anh hùng dân tộc vang lừng sử xanh Điều quân khiển tướng tinh anh Tài năng xuất chúng, đồng hành kinh thi. Lý triều công đức khắc ghi Lý Thường Kiệt đó biên thùy giữ yên Xuất quân phá Tống trước tiên Khâm - Liêm, nhớ mãi, chiếm liền hai châu. Điều binh phá thế giặc sau Ung châu thành ấy theo nhau ra hàng Tống quân run sợ tiếng vang Nghe danh khiếp vía, vội vàng rút lui. Sông Cầu vang động mãi thôi Khúc sông Như Nguyệt giặc thời bại vong “Thơ Thần Nam Quốc” oai phong Tuyên ngôn độc lập, mãi lòng khắc ghi. Một tay giữ vững biên thùy Một tay bình ổn thần kỳ Quốc gia Non sông định cõi nước nhà Lý Thường Kiệt đó thực là giỏi thay.
7. Lịch sử Việt Nam Bấm để xem (Nhiều khi tự hỏi Từ đâuThế rồi lọ mọ bắt đầu... ngày xưa) Lộc Tục - thủy tổ nước ta Vị vua tên gọi ấy là Kinh Dương (Vương) Xích Quỷ - nghe lạ khác thường Nhưng là quốc hiệu khởi nguồn giang sơn Kinh Dương Vương có người con Tên là Sùng Lãm tài hơn người trần Đó chính là Lạc Long Quân Âu Cơ là vợ - con thần Đế Lai Nàng sinh bọc trứng trăm trai Nhưng vì khắc mệnh cả hai chia rời Năm mươi theo bố non rời Về nơi biển cả là nơi của rồng Còn lại theo mẹ về rừng Là nơi tiên ở non bồng trên cao Cho dù xa cách xiết bao Nhưng ta vẫn chỉ “đồng bào” mà thôi Con trai theo bố nối ngôi Thành Vua Hùng vốn người đời không quên Vua Hùng lập nước Văn Lang Với bao câu chuyện ta mang đến giờ Mai An Tiêm với quả dưa Chàng Lang Liêu kính dâng vua bánh dày Thủy Tinh gọi nước dâng đầy Đánh Sơn Tinh đến mấy ngày vẫn thua Thần thoại lí giải nắng mưa Chuyện tình đâu đó… từ xưa vẫn còn Vì tình nước mất nhà tan Chuyện Mị Châu có ai quên bao giờ Nỏ thần – bí mật cơ đồ Một khi lộ, nước sa cơ là thường Là thời Thục Phán An Dương (Vương) Vua xây thành tường, nước có kim quy Và rồi tự chủ mất đi Nước ta Bắc thuộc từ khi Triệu Đà Câu chuyện sâu ý ông cha Nước mất không phải đã là hết yêu Sâu xa ẩn dụ một điều Lịch sử phải nhớ dõi theo cội nguồn Nghìn năm Bắc thuộc đau thương Nhục mất nước, thêm quật cường ông cha Vùng dậy dành lại nước nhà Bà Trưng (40) đánh Hán – bài ca oai hùng Lí Bí (541, Lí Nam Đế) đánh Tống 3 lần Lập nước tên gọi Vạn Xuân bấy giờ Triệu Quang Phục (550) nối ngôi vua Đánh Lương, xưng đế gọi là (Triệu) Việt Vương Nghìn năm Bắc thuộc đau thương Vùng lên, dù bại, quật cường người Nam Và rồi lịch sử sang trang Nước tự chủ - Bạch Đằng giang Ngô Quyền (938) Nam Hán thua trận chiến thuyền Bắc thuộc chấm dứt. Nghìn phiền đã qua Lập nước rồi giữ nước nhà Đến Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng, 968) nước đà thay tên Đại Cồ Việt : lớn, chủ quyền Tinh thần tự chủ trong tên huy hoàng Tên vẫn thế lúc Lê Hoàn Tiền Lê kế Vệ Vương Toàn cũng nhanh Bắt đầu bằng Lê Đại Hành (980) Đánh đuổi quân Tống, giữ thành bình an Rồi đời nhà Lý (1009) bước sang Khi Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) dân cam hận nhiều Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ, 1009) được dân yêu Vì đã giữ vững, mở nhiều giang sơn Dời đô khỏi chốn vùng non Từ Hoa Lư đến thành rồng Đại La Thăng Long từ ấy mới ra Tên xưa Hà Nội của ta bây giờ Lý Thánh Tông (1054), đời thứ ba Đổi tên nước – Đại Việt ta ra đời Văn, Phật, Nho giáo lên ngôi Văn Miếu, Quốc Tử Giám thời còn nay Nhà Trần (1225) kế Lý dựng xây Đánh giặc giữ nước, giỏi thay tướng Trần Đánh dẹp Mông - Nguyên 3 lần Hưng Đạo Vương (Trần Quốc Tuấn) – tướng công thần nước Nam Và rồi Trần cũng suy tàn Lịch sử trang mới chuyển sang nhà Hồ Hồ Quý Ly (1400) cướp ngôi vua Chuyển tên nước gọi Đại Ngu: yên bình (nghĩa) Nhà Hồ thua bại giặc Minh Hậu Lê (Lê Lợi – Lê Thái Tổ, 1428) kế tục, đuổi Minh ra ngoài Bình Ngô Đại Cáo tuyệt vời Bản tuyên ngôn độc lập thời khắc ghi Đại Việt – tên nước trước kia Được khôi phục lại và duy trì dài Hậu Lê thời tách làm hai Lê Sơ ngắn (100 năm), Lê dài: Trung hưng (256 năm) Lê Sơ – vĩ đại, hoàng kim Là thời phong kiến thịnh bình nhiều công Đặc biệt thời Lê Thánh Tông “Thóc ruộng đầy đồng trâu chẳng buồn ăn” Lê Sơ cũng lụn dần dần Khi Mạc phế truất vua Lê Cung Hoàng Nhà Mạc với Mạc Đăng Dung Tồn tại ngắn, Lê trung hưng trở về Triều đại dài nhất trước kia Dưới thời phong kiến trị vì nước Nam Bắt đầu với Lê Trang Tông Được hậu thuẫn bởi công thần Nguyễn Kim Mở rộng lãnh thổ, giang sơn Chữ S dần trọn vẹn hơn ban đầu Và rồi Trịnh – Nguyễn phân tranh (1527) Khi Lê suy yếu, mang thân bù nhìn Để rồi đất nước hai bên Sông Gianh (Quảng Bình) - biên giới dựng lên bất ngờ Đằng trong Nguyễn dựng cơ đồ Đằng ngoài chúa Trịnh phất cờ dương oai Vua Lê danh vị không ngai Mặc cho Trịnh Nguyễn tác oai lộng hành Làm cho dân khổ chúng kinh Nổi dậy chống đối chiến tranh bao lần Chỉ đến Nguyễn Huệ (1789) dấy quân Tây Sơn bùng nổ dập tan lộng quyền Thống nhất đất nước hai miền Bãi bỏ Lê Hậu xưng liền đế vương Quang Trung – vua của nông dân Lấy vợ - công chúa Ngọc Hân dịu dàng Mở mang bờ cõi giang san Đánh bại Xiêm (5 vạn) lẫn Mãn Thanh (29 vạn) mới tài Anh hùng áo vải tuyệt vời Niềm tự hào của muôn đời về sau Nguyễn Huệ mất chẳng bao lâu Tây Sơn yếu, Nguyễn lại mau trở về Nguyễn Phúc Ánh lấy ngôi vua Xưng Gia Long, đổi nước về Việt Nam (1804) Và rồi Pháp đến miền Nam (1858) Xâm chiếm Sài Gòn, 3 tỉnh miền Đông Chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Chiếm nốt miền Bắc hòng xây cơ đồ Áp đàn nổi loạn cần vua Đến nhà vua Pháp cũng xua đi đày Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân Vua yêu nước, được lòng dân chịu cùm Biết bao khởi nghĩa vùng lên Nhằm đuổi Pháp khỏi Việt Nam bấy giờ Phong trào Yên Thế (1885-1913) – Thám Hoa (Hoàng Hoa Thám – Trương Văn Nghĩa) Dù bại vẫn để tiếng cho muôn đời Duy Tân (Phan Bội Châu) rồi với Đông Du (Phan Chu Trinh) Tinh thần yêu nước vẫn chưa mất mòn Rồi Nhật Bản đến Đông Dương (1940) Cùng Pháp xâm chiếm coi thường dân Nam Đầu năm 1945 2 triệu người Việt đói ăn chết mòn Là năm lịch sử tang thương Việt Nam hỗn loạn nhiễu nhương giặc thù Việt Minh nhờ có Bác Hồ Cách Mạng tháng 8 (1945) bài thơ tưng bừng Mồng 2 tháng 9 Ba Đình Nước Việt Nam được khai sinh cộng hòa Đỏ vàng sao lá quốc kì Thay cho cờ đỏ quẻ Ly thủa nào (6-8.1945) Thế rồi Mỹ cũng nhảy vào (1950) Cùng Pháp thua trận chiến hào Điện Biên (1954) Mỹ thầm chia cắt 2 miền Gây ta nội chiến khích hiềm (tự) giết nhau Việt Nam hai nửa thương đau Câu hò bên bến (Hiền Lương) còn đau tới giờ Bên này vĩ tuyến (17) là cha Bên kia vĩ tuyến – con: xa quá chừng Và rồi Giải phóng miền Nam (30.4.1975) Thống nhất đất nước giang san mọi miền Chiến tranh xa, vẫn chưa quên Bao xuân đẫm máu chưa liền vết thương Hòa bình, cơ chế thị trường Những cuộc chiến khác đau thương vẫn còn Ta nghèo, ta nhỏ bé hơn Không mạnh quân sự cố nên mạnh đầu Nghìn năm cân não đong nhau To chưa chắc thắng được đâu. Đã từng.