Học Không Bằng Hên - Đình Nguyên

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Dinhnguyen148, 3 Tháng sáu 2023.

  1. Dinhnguyen148 Bỏ lỡ - đình nguyên

    Bài viết:
    19
    [​IMG]

    Học không bằng hên

    Tác giả: Đình nguyên.

    NGUYỄN TRẬT - ÔNG TỔ CỦA "HỌC TÀI THI PHẬN", CHÚA TỂ MAY MẮN TRÊN TRƯỜNG THI

    (các sĩ tử nên cầu được ông độ khi đi thi)

    Nguyễn Trật là người làng Nguyệt Viên, xứ Thanh Hóa, sống vào thời Lê Trung Hưng. Theo sách Tang Thương Ngẫu Lục (mặc dù ông là nhân vật có thật nhưng sách này lồng ghép dã sử và chính sử với nhau, nên có thể có chút thêu dệt) kể lại câu chuyện đời ông như sau:

    Nguyễn Trật là một nho sĩ nhưng ông lại học dở. Thời trẻ ông thi đậu kì thi Hương nhưng vì hoàn cảnh cùng học vấn kém nên bỏ học về quê phụ giúp gia đình.

    Một lần nọ, có thầy phong thuỷ đi ngang làng, xem tướng Trật nói có số Tiến Sĩ, khuyên ông đi thi trở lại. Trật buồn bã đáp:

    "Giàu sang ai là người chẳng muốn, nhưng tôi bỏ học đã lâu, đâu còn dám mong điều ấy nữa"

    Miệng nói vậy nhưng sau đó Nguyễn Trật cũng miễn cưỡng theo lời thầy phong thuỷ, lên kinh dự kì thi Hội. Năm đó ông đã 40 tuổi.

    Để thành công ông sẽ phải qua ba ải là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Thời trẻ, Trật thi đậu kỳ Hương nên đủ tư cách tiến thẳng lên thi Hội. Tuy nhiên, thi Hội có tới 4 kỳ và cũng không phải dễ ăn.

    Trong những ngày chuẩn bị vào trường thi, ông kết thân được với mấy sĩ tử ở cùng trọ, ai cũng học vấn cao hơn ông. Thế là ông chơi chiêu kinh điển của các sĩ tử nước Nam:

    "Như trường nước Nam ta từ trước

    Vốn quen trò quay cóp đã lâu"

    Với chiêu thức "tình đồng chí" ông thuận lợi vượt qua trường thứ nhất, trường thứ hai, nhưng tới trường thứ ba thì lại có biến. Mặc dù ông đỗ nhưng các "đồng chí" của ông rớt sạch hết cả:

    "Nghĩ tới trường thi thấy quá sầu

    Bạn bè chiến hữu tạch từ lâu

    Hoang mang, lo lắng, làm sao đậu?

    Chữ nghĩa ở đâu, chẳng trong đầu.."

    Ngày trước kỳ thi thứ tư, tâm trạng của Trật thấp thỏm không yên, nhưng rồi mệt quá ông cũng thiu thiu ngủ. Bỗng Trật chiêm bao thấy một hiện tượng lạ. Một ông thần hiện ra nói:

    "KHƯƠNG! KHƯƠNG!"

    Giật mình tỉnh dậy, Trật nghĩ:

    "Khương? là gừng ư?"

    Hôm vào trường, ông bán tín bán nghi đem theo củ gừng vào thi. Bấy giờ tiết xuân giá rét, ông ở trong trường thì đốt lửa đun ấm trà gừng định uống cho ấm. Bỗng lều bên cạnh có một sĩ tử ngã lăn ra vật vã kêu rên vì đau bụng.

    Nghe ra Trật mới biết đây là người nho sinh đồng hương ở làng Bột Thái. Trật liền lấy luôn ấm trà gừng mới pha đổ cho ông khi uống. Theo như chuyện này thì trong trường thi xưa, các thí sinh đều phải tự lo cho bản thân, từ cơm nước đến việc thuốc thang. Các giám thị và quan tuần chỉ làm nhiệm vụ giữ trật tự mà thôi.

    Nhờ được Trật chăm sóc, viên sĩ tử đồng hương cũng tỉnh lại, ổng lấy ra một quyển văn mà bảo:

    "Đó là bài thi rất đắc ý của tôi, may chưa đề tên, xin biếu anh để đền ơn. Mong ông anh đưa ra khỏi trường, dù chết cũng không băn khoăn gì nữa".

    Trật y theo lời. Cõng ông ra khỏi trường thi, không may là ông bạn đồng hương qua đời ngay sau đó. Trật khấn vái rồi nhận bài thi của người này quay lại trường. Vì bài thi chưa hoàn thành nên ông viết thêm phần cuối cho xong, ký tên mình vào rồi nộp.

    Khi các quan chấm thi đọc phần đầu bài của Nguyễn Trật thì thấy rất đỉnh, nhưng đến phần sau thì kém hẳn, vậy mà vẫn được chấm đỗ.

    Nguyễn Trật tiếp tục bước vào kỳ thi Đình. Lần ông cảm thấy hơi bơ vơ vì không có "đồng chí" lẫn "thần linh" nào xuất hiện. Vào tới tận trường thi, ngồi muốn ấm chỗ mà vẫn không có "dấu hiệu" gì xảy ra. Thôi thì cứ mở đề thi xem sao đã.

    "Ối giời ơi!" - ông cười bất lực - "Bài khó quá"

    Trật lúc này kiểu: Thôi thì nghe lời Đen Vâu "Cùng lắm thì mình về quê, mình nuôi cá và trồng thêm rau" (ha-ha). Thế là ông nộp giấy trắng rồi bỏ thi luôn.

    Nhưng có vẻ ý trời đã định, trên đường trở về Thanh Hóa, Trật gặp một đoàn người kì lạ đang hốt hoảng bỏ chạy khỏi kinh thành. Ông giật mình khi thấy đó là đoàn của chúa Trịnh Tráng và vua Lê Thần Tông.

    Hỏi một anh lính, ông được biết rằng không lâu sau khi ông bỏ đi thì chúa Trịnh Tùng mất, hai con Trịnh Tráng và Trịnh Xuân tranh nhau ngôi chúa, kinh thành náo loạn. Trịnh Tráng thua, bắt theo vua Lê Thần Tông muốn đưa vào Thanh Hóa để dấy binh lấy lại kinh thành.

    Là một nho sĩ Nguyễn Trật hiểu đạo trung thần, nên tình nguyện làm hướng dẫn viên cho đoàn của nhà vua (hoặc của nhà chúa) tiến vào Thanh Hóa.

    Sau này Trịnh Tráng dấy binh lật đổ Trịnh Xuân, khôi phục kinh thành, đón vua Lê Thần Tông về Đông Kinh. Đức vua làm lễ ban thưởng các công thần, xét Nguyễn Trật có công hộ giá, nên đặc cách cho đỗ Tiến Sĩ mà không cần thi. (đến đoạn này thì không thể chối cãi ông được trời độ rồi)

    Vậy là Nguyễn Trật được ra làm quan triều Lê -Trịnh. Dù ông rất dở về học vấn, nhưng ông hiểu lý lẽ và có lòng thương dân, làm quan rất thanh liêm, người dân yêu mến gọi ông là quan Nghè Nguyệt Viên.

    Hết.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...