Hoạt cảnh ngày hội lớp 6

Thảo luận trong 'Nhạc Hoạ' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 27 Tháng mười hai 2021.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,748
    CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI QUÊ HƯƠNG

    BÀI 3: HOẠT CẢNH NGÀY HỘI


    Môn học: Nghệ thuật lớp: 6

    Thời gian thực hiện: 2 tiết

    I. MỤC TIÊU

    - Chỉ ra được cách sắp đặt nhân vật, hình khối tạo nhịp điệu, không gian trong sản phẩm mĩ thuật.

    - Tạo được mô hình hoạt cảnh ngày hội.

    - Phân tích được hình khối, không gian, nhịp điệu và sự hài hòa trong sản phẩm mĩ thuật.

    [​IMG]

    Hoạt cảnh Hội trăng rằm (trung thu)​

    1. Năng lực

    1.1. Năng lực mĩ thuật

    Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

    - Chỉ ra được cách sắp đặt nhân vật, hình khối tạo nhịp điệu, không gian trong sản phẩm mĩ thuật.

    - Bước đầu nhận biết được tỉ lệ, sự cân đối của hình khối trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

    Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo được mô hình hoạt cảnh ngày hội.

    Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.

    1.2. Năng lực chung

    Giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, chia sẻ cảm nhận trong học tập

    Tự chủ và tự học: Chủ động chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác tham gia học tập.

    Giải quyết vấn đề sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng liên quan đến hoạt cảnh ngày hội.

    2. Phẩm chất

    Trách nhiệm: Tự giác tham gia tích cực các hoạt động học tập, thực hiện đầy đủ các bài tập, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

    Chăm chỉ: Tự học hỏi, tìm tòi kiến thức, sưu tầm các vật liệu có sẵn

    Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phầm mĩ thuật của cá nhân và của bạn.

    [​IMG]

    Hoạt cảnh Nấu bánh chưng ngày tết​

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Chuẩn bị của giáo viên

    - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học

    - Một số hình ảnh minh họa theo nội dung bài học.

    - Thiết bị hỗ trợ dạy trực tuyến

    2. Chuẩn bị của học sinh

    - SGK, đồ dùng học tập, giấy A4

    - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

    - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV: Giấy màu, giấy bìa, sản phẩm của bài học trước.

    - Thiết bị hỗ trợ học trực tuyến

    [​IMG]

    Hoạt cảnh Hội diễn văn nghệ​

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    1. Hoạt động 1: Mở đầu

    a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

    b) Nội dung: cho học sinh chơi trò chơi "Nhìn hình đoán chữ" nhận biết một số hoạt động trong lễ hội truyền thống

    Giáo viên đưa ra 4 hình ảnh tương ứng để học sinh chỉ ra các hoạt động của con người trong lễ hội. Hình ảnh gồm:

    A. Hội Lim C. Lễ hội đua thuyền

    B. Lễ hội kate D. Hội hoa xuân

    c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

    d) Tổ chức thực hiện:

    * Giáo viên giao nhiệm vụ: GV trình chiếu các hình ảnh về lễ hội

    Thời gian thực hiện trò chơi là 1 phút

    * HS thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi bằng cách xung phong giành quyền trả lời

    Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh sau đó tuyên dương học sinh trả lời đúng nhất và dẫn vào nội dung mới.

    A. Nam nữ hát đối đáp

    B. Các cô gái chăm múa

    C. Các thanh niên đang chèo thuyền

    D. Mọi người đi dạo chợ hoa

    * GV kết luận, nhận định và dẫn vào nội dung bài mới: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để biết cách tạo mô hình hoạt cảnh cho nhân vật 3D, chúng ta cùng tìm hiểu bài 3: Hoạt cảnh ngày hội.

    [​IMG]

    Hoạt cảnh hội hoa xuân​

    2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

    2.1. Khám phá cách tập hợp các nhân vật để tạo hoạt cảnh:

    a) Mục tiêu: HS sắp xếp các nhân vật thành một hoạt cảnh về ngày hội

    b) Nội dung: GV gửi tranh về hội hoa xuân qua zalo nhóm bộ môn cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi:

    Hoạt cảnh hội hoa xuân cần mấy nhân vật?

    Các nhân vật cần thay đổi tư thế, động tác như thế nào để phù hợp với hoạt cảnh?

    Cần làm gì để nhân vật sinh động hơn?

    Bối cảnh không gian cần thiết của hoạt cảnh là gì?

    c) Sản phẩm học tập: Kết quả trả lời câu hỏi của học sinh

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV giao nhiệm vụ: GV giao cho HS làm và hoàn thành bài tập gửi vào padlet chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.

    * HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

    * HS báo cáo kết quả: HS hoàn thành các câu hỏi trên Padlet theo link GV gửi. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong vấn đề nộp sản phẩm.

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận: GV xem xét sản phẩm trả lời của HS trên Padlet và hướng dẫn, phân tích cho HS các câu trả lời chưa đúng hoặc những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

    [​IMG]

    Hoạt cảnh nấu bánh chứng ngày tết​

    2.2. Cách tạo hoạt cảnh với nhân vật.

    a) Mục tiêu: giúp HS nhận biết cách tạo hoạt cảnh cho các nhân vật

    b) Nội dung: Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 41 SGK Mĩ thuật 6, thảo luận để nhận biết chất liệu và cách tạo mô hình hoạt cảnh cho các nhân vật.

    + Ở hoạt cảnh trong SGK, lớp cảnh nào được tạo trước, lớp cảnh nào được tạo sau?

    + Các nhân vật và các lớp bối cảnh (cây cối, núi non) nên có tỉ lệ so với nhau như thế nào để hoạt cảnh hài hòa, hợp lí?

    c) Sản phẩm học tập: kết quả trả lời của HS

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao cho HS tự trả lời các câu hỏi trên và yêu cầu HS hoàn thành chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.

    * HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà: Gv theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài của HS có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

    * Báo cáo kết quả: GV chọn 2-3 học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình.

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các bước tạo mô hình hoạt cảnh với nhân vật 3D:

    + Tạo cảnh vật phù hợp với hoạt động của nhân vật.

    + Sắp xếp nhân vật và cảnh vật tạo hoạt cảnh.

    + Thêm chi tiết và hoàn thiện hoạt cảnh.

    - Kết hợp mô hình dáng người và cảnh vật có thể diễn tả được nét văn hóa trong các hoạt động của con người.

    [​IMG]

    Hoạt cảnh ngày tết​

    3. Hoạt động 3: Luyện tập

    a) Mục tiêu: tạo được hoạt cảnh với các nhân vật

    b) Nội dung: Em hãy tạo hình một hoạt cảnh ngày hội với các nhân vật thích hợp

    c) Sản phẩm học tập: hoạt cảnh với các nhân vật

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập) : Trước tiết học sau, GV giao cho HS tạo ra nhân vật từ vật liệu có sẵn và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập Padlet.

    * HS thực hiện nhiệm vụ ( tự thực hiện có hướng dẫn) : HS làm nhân vật 3D từ vật liệu có sẵn và nộp bài qua hệ thống Padlet.

    GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ từ xa, giải đáp thắc mắc nếu có.

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.

    [​IMG]

    Hoạt cảnh hội trăng rằm​

    4. Hoạt động 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm - Vận dụng

    4.1. Phân tích – đánh giá: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận

    a) Mục tiêu: Phân tích và chia sẻ cảm nhận về tỉ lệ, sự cân đối của hình khối, không gian trong sản phẩm mĩ thuật.

    b) Nội dung: GV hướng dẫn học sinh cách trình bày, chia sẻ và nhận xét về hoạt cảnh ngày hội

    + Em chọn lễ hội nào để tạo hoạt cảnh?

    + Các nhân vật trong hoạt cảnh đó đang làm gì?

    + Các nhân vật có tỉ lệ cân đối so với cảnh vật trong hoạt cảnh?

    + Không gian, nhịp điệu trong hoạt cảnh gợi cảm giác gì?

    + Cần thay đổi gì để nội dung hoạt cảnh hấp dẫn hơn?

    c) Sản phẩm học tập: Nội dung nhận xét đánh giá của học sinh

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu 3-4 HS trình bày phần chia sẻ tạo hình nhân vật của mình và của bạn

    Sau đó mời các HS khác nhận xét, đánh giá về sản phẩm của bạn về: Hình khối, tỉ lệ giữa các bộ phận trên cơ thể nhân vật, cách điều chỉnh để hình thể hoàn thiện hơn.

    * HS tiếp nhận nhiệm vụ: Thực hiện trình bày sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên và nhận xét sản phẩm của các bạn.

    * GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ cảm nhận của HS.

    GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.

    Tiêu chí đánh giá

    - Không gian trong hoạt cảnh tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp

    - Động tác, tư thế của các nhân vật sinh động

    - Bố cục, tỉ lệ giữa các các nhân vật và cảnh vật phù hợp với nhau

    - Tính thẫm mĩ của sản phẩm sau khi tạo hình

    [​IMG]

    4.2. Vận dụng: kể chuyện với hoạt cảnh

    a) Mục tiêu: HS khám phá nghệ thuật sân khấu kịch rối.

    b) Nội dung: GV hướng dẫn HS xây dựng câu chuyện

    + Câu chuyện em sẽ kể là gì?

    + Hoạt cảnh sẽ bắt đầu với nhân vật nào?

    + Nhân vật nào là nhân vật chính trong hoạt cảnh?

    c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát hoạt cảnh của mình và trả lời câu hỏi

    * HS tiếp nhận nhiệm vụ: HS tự thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

    * GV nhận xét, đánh giá: Sau khi có sản phẩm với nhân vật và hoạt cảnh, học sinh có thể tưởng tượng ra câu chuyện và bối cảnh của sân khấu kịch như sau:

    Nhân vật: Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật làm người xem kịch

    Sân khấu: Trang trí một số đạo cụ dùng cho sân khấu (rèm, hoa)

    Tóm tắt câu chuyện trong hoàn cảnh: Nhân vật (học sinh) biểu diễn (hát) trên sân khấu nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, khán giả xem và cổ vũ.

    [​IMG]
     
    Admin, hang2k9Thùy Minh thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng mười hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...