Hoán Vị Gen

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 6 Tháng bảy 2021.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    Câu 1. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 100%

    Tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, được F2 tỉ lệ 1: 2: 1. Hai tính trạng đó đã di truyền

    A. Phân li độc lập

    B. Liên kết hoàn toàn

    C. Tương tác gen

    D. Hoán vị gen

    Câu 2. Ở cà chua, gen A: Thân cao, a: Thân thấp, B: Quả tròn, b: Bầu duc. Các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa 2 giống cà chua thuần chủng: Thân cao, quả tròn với thân thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ

    A. 3 cao tròn: 1 thấp bầu dục

    B. 1 cao bầu dục: 2 cao tròn: 1 thấp tròn

    C. 3 cao tròn :3 cao bầu dục: 1 thấp tròn: 1 thấp bầu dục

    D. 9 cao tròn :3 cao bầu dục :3 thấp tròn: 1 thấp bầu dục

    Câu 3. Một loài thực vật, gen A: Cây cao, gen a: Cây thấp; gen B: Quả đỏ, gen b: Quả trắng. Cho cây có kiểu gen Ab/aB giao phấn với cây có kiểu gen ab/ab thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là:

    A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng

    B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ

    C. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ

    D. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ

    Câu 4. Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn tự thụ phấn. Nếu có một kiểu hình nào đó ở con lai chiếm tỉ lệ 21% thì hai tính trạng đó di truyền

    A. Tương tác gen

    B. Hoán vị gen

    C. Phân li độc lập

    D. Liên kết hoàn toàn

    Câu 5. Điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn?

    A. Mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp

    C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp

    D. Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý

    Câu 6. Một loài thực vật, gen A: Cây cao, gen a: Cây thấp; gen B: Quả đỏ, gen b: Quả trắng. Cho cây có kiểu gen Ab/aB giao phấn với cây có kiểu gen Ab/aB. Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:

    A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng

    B. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ

    C. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng

    D. 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ

    Câu 7. Thế nào là nhóm gen liên kết?

    A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào

    B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào

    C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào

    D. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào

    Câu 8. Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng?

    A. AB/ab B. Ab/Ab C. Aa/bb D. Ab/ab

    Câu 9. Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?

    A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau

    B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú

    C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới

    D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp

    Câu 10. Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi

    A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản

    B. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính

    C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng

    D. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau

    Câu 11. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự

    A. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit "không chị em" trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I

    B. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I

    C. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I

    D. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I

    Câu 12. Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì

    A. Đời lai luôn luôn xuất hiện số loại kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ

    B. Giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu

    Hình

    C. Trong trong quá trình phát sinh giao tử, tần số hoán vị gen có thể đạt tới 50%

    D. Tất cả các NST đều xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng

    Câu 13. Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã

    A. Khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ

    B. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp

    C. Hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ

    D. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp

    Câu 14. Cơ thể đem lai dị hợp 3 cặp gen trở lên nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; nếu cơ thể đó tự thụ phấn (hoặc tự giao phối) cho đời con 16 tổ hợp hoặc nếu kiểu gen đó lai phân tích cho tỉ lệ đời con 1: 1: 1: 1.. có thể suy ra cơ thể dị hợp đó có hiện tượng di truyền

    A. Độc lập

    B. Tương tác gen

    C. Liên kết không hoàn toàn

    D. Liên kết hoàn toàn

    Câu 15. Cho bướm tằm đều có KH kén trắng, dài. Có kiểu gen dị hợp hai cặp gen giống nhau (Aa, Bb). Giao phối với nhau, thu được F2 có 4 KH, trong đó KH kén vàng, bầu dục chiếm 7, 5%. Mỗi gen quy định1 tính trạng, trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ giao tử của bướm tằm đực F1.

    A. AB = ab = 50% B. AB = aB = 50%

    C. Ab = aB = 35%; AB = ab = 15% D. AB = ab = 42, 5%; Ab = aB = 7, 5%

    Câu 16. Ở lúa A: Thân cao trội so với a: Thân thấp; B: Hạt dài trội so với b: Hạt tròn. Cho lúa F1 thân cao hạt dài dị hợp tử về hai cặp gen tự thụ phấn thu được F2 gồm 4000 cây với 4 loại

    Kiểu hình khác nhau trong đó 640 cây thân thấp hạt tròn. Cho biết diễn biến của NST trong giảm phân là hoàn toàn giống nhau ở bố và mẹ. Tần số hoán vị gen là:

    A. 10% B. 16% C. 20% D. 40%

    Câu 17. Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng?

    A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%

    B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%

    C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%

    D. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%

    Câu 18. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có

    Kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là:

    A. 1% B. 66% C. 59% D. 51%

    Câu 19. Bảng sau cho biết một số thông tin về hoạt động của nhiễm sắc thể trong tế bào lưỡng bội của một loài động vật:

    Cột A Cột B

    1. Hai cromatit khác nhau trong cặp NST tương đồng bện xoắn vào nhau.

    2. Hai đoạn của hai NST khác nhau đổi chỗ cho nhau.

    3. Một đoạn NST này gắn vào đoạn NST khác.

    4. Hai đoạn của hai cromatit trong cặp NST tương đồng đổi chỗ

    Cho nhau.

    A) Trao đổi chéo.

    B) Tiếp hợp.

    C) Chuyển đoạn không tương hỗ.

    D) Chuyển đoạn tương hỗ

    A. 1 – b; 2 – d; 3 – c; 4 – a B. 1 – b; 2 – a; 3 – c; 4 – d.

    C. 1 – a; 2 – d; 3 – b; 4 – a D. 1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – a.

    Câu 20. Khi nói về hoán vị gen những phát biểu nào sau đây là chính xác?

    1. Hoán vị gen là hiện tượng di truyền trong nhân chủ yếu của sinh vật

    2. Tần số hoán vị gen tỷ lệ nghịch với khoáng cách tương đối của các gen trên 1 NST

    3. Tần số hoán vị gen tỷ lệ thuận với khoáng cách tương đối của các gen trên 1 NST

    4. Hoán vị gen làm tăng tần số xuất hiện của biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và

    Chọn giống

    5. Hoán vị gen đảm bảo tính ổn định cho loài qua nhiều thế hệ

    6. Tần số hoán vị gen 0% < f ≤ 50%

    A. (1), (3), (4)

    B. (2), (3), (5)

    C. (3), (4), (6)

    D. (1), (5), (6).

    Câu 21. Lai ruồi giấm cái thuần chủng mắt trắng, thân nâu với ruồi đực thuần chủng mắt đỏ, thân đen, người ta thu được F1 tất cả đều có mắt đỏ, thân nâu. Cho các ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được đời F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 860 ruồi mắt đỏ, thân nâu: 428 ruồi mắt trắng, thân nâu: 434 ruồi mắt đỏ thân đen. Điều giải thích nào dưới đây về kết quả của phép lai trên là đúng?

    A. Gen quy định màu mắt và gen quy định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau

    B. Gen quy định màu mắt và gen quy định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau

    C. Gen quy định màu mắt và gen quy định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau; tần số hoán vị gen giữa hai gen là 10%

    D. Gen quy định màu mắt và gen quy định màu thân liên kết với nhau và không thể tính được chính xác tần số hoán vị gen giữa hai gen này

    Câu 22. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, cấu trúc NST không thay đổi sau giảm phân. Người ta cho lai 2 cơ thể bố mẹ (P) đều có 2 cặp gen dị hợp trên cùng một cặp NST tương đồng. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

    1. Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử đều thì đời con có kiểu hình khác P chiếm 25%

    (1) Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử chéo thì đời con có tỷ lệ kiểu hình 1: 2: 1

    (2) Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử chéo thì đời con có kiểu hình giống P chiếm 50%

    (3) Nếu kiểu gen của P khác nhau thì đời con có tỷ lệ kiểu hình lặn 2 tính trạng chiếm 25%

    A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...