Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa lịch sử và hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Milk Milk, 2 Tháng ba 2023.

  1. Milk Milk

    Bài viết:
    82
    1. Hoàn cảnh lịch sử

    • Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời với đường lối cách mạng đúng đắn, đã lãnh đạo quần chúng dấy lên phong trào cách mạng rộng lớn chưa từng có trước đó.
    • Đang lúc phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng-Trung Quốc (từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930). Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thông qua Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng. Hội nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban thường vụ Trung ương và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư. Hội nghị thảo luận và thông qua bản Luận cương chính trị của Đảng.

    [​IMG]

    2. Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị

    Bản luận cương chính trị gồm 13 mục, trong đó tập trung vào những vấn đề lớn:


    • Về mâu thuẫn giai cấp: Luận cương xác định, ở Việt Nam, Lào, Campuchia, mâu thuẫn diễn ra ngày càng gay gắt giữa một bên là là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa.
    • Về tính chất cách mạng Đông Dưỡng: "Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ làm một cuộc cách mạng tư sản dân quyền.. nhờ vô sản giai cấp chuyên chách các nước giúp sức mà phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường chủ nghĩa xã hội".
    • Về nhiệm vụ cách mạng: "Sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phải đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để, một mặt nữa là đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi: Mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa".
    • Về lực lượng cách mạng: "Vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được".

    + Tư bản thương mại, tư bản công nghệ khi phong trào quần chúng nổi lên cao thì bọn này sẽ theo đế quốc.

    + Tiểu tư sản có nhiều hạng: Thủ công nghiệp đối với phong trào cách mạng vô sản, hạng này cũng có ác cảm.. rất do dự.

    + Bọn thương gia không tán thành cách mạng.

    + Trí thức-tiểu tư sản, học sinh.. đại biểu quyền lợi cho tất cả giai cấp tư bản bản xứ.


    • Về phương pháp cách mạng: "Lúc thường thì phải tuỳ theo tình hình mà đặt khẩu hiệu" phần ít "để bênh vực lợi quyền cho quần chúng.. Đến lúc cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa muốn bỏ về phe cách mạng.. Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch.. Võ trang bạo động không phải là một việc thường.. phải theo khuôn phép nhà binh".
    • Về Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương, là cần phải có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành, "Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc".
    • Về quan hệ quốc tế: Luận cương chính trị chỉ rõ: "Vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp để làm mặt trận vô sản" mẫu quốc "và thuộc địa cho sức tranh đấu cách mạng được mạnh lên".
    • Luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng ở nước ta mà Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã nêu như mục đích, tính chất của cách mạng trong giai đoạn đầu là làm cách mạng tư sản dân quyền (tức cách mạng dân tộc dân chủ) với hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, nhằm thực hiện độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho nông dân. Cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ lập ra nhà nước công nông sau đó sẽ chuyển thẳng sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa; giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là hai động lực chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam liên kết mật thiết với giai cấp vô sản các nước và các dân tộc thuộc địa.
    • Nội dung trên phản ánh sự giống nhau căn bản giữa Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Luận cương chính trị trên những vấn đề then chốt của lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bước đầu khẳng định một số vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Luận cương còn xác định thêm con đường đúng đắn tiến lên giành chính quyền phải là con đường cách mạng bạo lực của quần chúng.

    3. Hạn chế

    • Chưa xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp, về vấn đề cách mạng ruộng đất.
    • Đánh giá không đúng khả năng cách mạng, mặt tích cực, tinh thần yêu nước của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nông trong cách mạng giải phóng dân tộc - Chưa thấy được sự phân hóa trong giai cấp địa chủ phong kiến, nên không đề ra được vấn đề lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
    • Những hạn chế trên được Đảng khắc phục dần trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

    4. Ý nghĩa lịch sử

    • Cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Đông Dương, vạch ra con đường cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến, đáp ứng những đòi hỏi của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng ba 2023
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...