Hoạch định chính sách công và ví dụ minh họa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 12 Tháng mười 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,256
    Hoạch định chính sách công và ví dụ minh họa

    Học phần: Hoạch định và phân tích chính sách công

    HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG:

    1. Xác định vấn đề:

    - Tên vấn đề

    - Thực trạng (con số cụ thể)

    - Nguyên nhân vấn đề:

    Nhóm nguyên nhân:

    + Nguồn lực

    + Con người

    + Tài chính

    2. Căn cứ hoạch định:

    2.1 Về chính trị

    2.2 Về pháp luật

    3. Xây dựng các phương án chính sách:

    Mỗi phương án - tương ứng một nhóm nguyên nhân bao gồm: Mục tiêu và giải pháp

    4. Lựa chọn phương án:

    - Thông qua đánh giá (ưu, nhược điểm) của mỗi phương án.

    - Lựa chọn phương án tốt nhất.

    Cuối cùng lựa chọn hình thức văn bản.


    VÍ DỤ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG:

    CHÍNH SÁCH BÌNH ỔN GIÁ KHẨU TRANG Y TẾ

    1. Vấn đề cần hoạch định chính sách: Giá khẩu trang y tế tăng mạnh

    1.1. Mô tả vấn đề

    Trước khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona xuất hiện, có lẽ không nhiều người để ý đến những trang thiết bị y tế thông thường là khẩu trang y tế. Nhưng nay, giữa "bão" dịch, một chiếc khẩu trang y tế đội giá hàng chục lần so với bình thường mà người dân vẫn phải chấp nhận mua. Cụ thể, khẩu trang 4 lớp vải không dệt giá 200.000 (50 chiếc/ hộp), khẩu trang 4 lớp giấy kháng khuẩn 300.000 (50 chiếc/ hộp), khẩu trang 4 lớp giấy kháng khuẩn than hoạt tính giá 500.000 (50 chiếc/ hộp). Đỉnh điểm giá lên tới 18 triệu đồng/thùng 50 hộp khẩu trang y tế (50 chiếc/hộp). Giá khẩu trang tăng đột biến làm ảnh đến người tiêu dùng vì vậy cần phải bình ổn giá khẩu trang về cân bằng.

    1.2. Nguyên nhân làm tăng giá khẩu trang

    1. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

    2. Do nhu cầu sử dụng tăng cao đột biến.

    3. Việc gian thương lợi dụng tình trạng khẩn cấp để đầu cơ, tích trữ, tăng giá sản phẩm.


    2. Căn cứ

    2.1. Căn cứ chính trị

    Nghị quyết số - 25 NQ/TW, ngày 17 tháng 6 năm 1985 hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) về giá – lương - tiền. "Thực hiện cơ chế một giá thống nhất, do Nhà nước (trung ương và địa phương) quy định và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết; từng bước ổn định giá trên cơ sở làm chủ kế hoạch sản xuất và phân phối, nắm hàng, nắm tiền, cải tạo, quản lý và làm chủ thị trường"

    2.2. Căn cứ pháp lý

    Luật giá năm 2012

    Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.

    Nghị định số 149/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫ Thông báo số 35/TB-VPCP Về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 31 tháng 01 năm 2020.

    Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 thánh 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

    Nghị định số 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 thánh 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí giá, phí, lệ phí, hóa đơn.


    3. Xây dựng phương án

    Phương án 1: Xử phạt nặng trường hợp tăng giá mặt hàng khẩu trang y tế tìm nguồn để nhập khẩu khẩu trang đáp ứng nhu cầu ở trong nước

    3.1. Mục tiêu

    Mục tiêu chung

    Giảm hiện tượng đầu cơ tích trữ tăng giá khẩu trang của các doanh nghiệp lợi dụng tình hình dịch bệnh để buôn bán kiếm lời.

    Quý 1 năm 2021 giảm giá khẩu trang y tế dao động từ 55.000-60.000 đồng.

    Quý 2 năm 2021 giảm giá khẩu trang y tế xuống dao động từ 50.000- 55.000 đồng.

    Quý 3 năm 2021 giảm giá khẩu trang y tế xuống dao động từ 45.000-50.000 đồng.

    Quý 4 năm 2021 giảm giá khẩu trang xuống dao động từ 40.000-45.000 đồng.


    Mục tiêu cụ thể

    Kiểm tra rà soát các doanh nghiệp có hiện tượng tăng giá khẩu trang y tế đề xử phạt nhằm giảm giá khẩu trang y tế xuống mức bình thường.

    Từ năm 2021, giảm giá dần các loại khẩu trang y tế.

    Đến năm 2022, có ít nhất 80 % doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang đúng giá.


    3.2. Giải pháp

    *Biện pháp tuyền truyền, giáo dục, thuyết phục

    Sử dụng biện pháp tuyên truyền trên intermet, mạng xã hội bằng cách tích cực đăng tải các tin, bài viết, thông tin chính thống về nguyên nhân, tác hại hành vi vi phạm và chế tài xử lý đối với vi phạm pháp luật liên quan.

    *Biện pháp mang tính cơ chế quản lí nhà nước

    Để chống việc đầu cơ, tăng giá các mặt hàng khi nhu cầu sử dụng tăng cao, rất cần sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, cần tăng cường các kênh tiếp nhận, xử lý thông tin do người dân phản ánh nhằm tăng cường công tác giám sát, vì cơ quan chức năng không thể đủ lực lượng phục vụ hoạt động kiểm tra. Cùng với đó, các ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân không vi phạm.

    *Biện pháp mang tính tổ chức trong thực thi chính sách công

    1. UBND các cấp

    - UBND các cấp có trách nhiệm theo dõi các đơn vị, tổ chức kinh doanh mặt hàng khẩu trang.

    - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về giá theo Luật giá năm 2012.

    - Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp độ, nhất là thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, tránh tình trạng đầu cơ, đẩy giá cao quá mức; đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng.

    2. Bộ Công Thương: Có trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc tăng giá khẩu trang để xử phạt bảo vệ người tiêu dùng.


    Phương án 2: Giảm nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế bằng cách sử dụng khẩu trang vải thay thế.

    3.3. Mục tiêu

    Mục tiêu chung:

    Sử dụng khẩu trang vải thay thế khẩu trang y tế nhằm giảm giá khẩu trang y tế xuống mực cân bằng so với thị trường.

    Quý 1 năm 2021 giảm giá khẩu trang y tế dao động từ 55.000-60.000 đồng.

    Quý 2 năm 2021 giảm giá khẩu trang y tế xuống dao động từ 50.000- 55.000 đồng.

    Quý 3 năm 2021 giảm giá khẩu trang y tế xuống dao động từ 45.000-50.000 đồng.

    Quý 4 năm 2021 giảm giá khẩu trang xuống dao động từ 40.000-45.000 đồng.


    Mục tiêu cụ thể:

    Từ năm 2021, giảm dần các loại khẩu trang y tế, tăng dần số khẩu trang vải (tối thiểu từ 5000 cái).

    Đến năm 2022, có ít nhất 50 % số khẩu trang vải (tối thiểu từ 5000 cái) đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.


    3.4. Giải pháp

    * Các biện pháp khuyến khích lợi ích kinh tế

    Hỗ trợ các DN phát triển sản xuất khẩu trang, Bộ Công thương đã tổ chức kết nối các DN sản xuất khẩu trang vải với các đơn vị phân phối, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn để đẩy mạnh tiêu thụ khẩu trang vải ở trong nước.

    * Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục

    Khuyến khích sử dụng khẩu trang vải.

    Khuyến khích các đơn vị có chức năng nhập khẩu tăng cường sản xuất khẩu trang vải để thay thế khẩu trang y tế.

    Các đơn vị cung ứng khẩu trang vải.. tăng cường sản xuất để bù lại nguồn khẩu trang y tế bị thiếu hụt.


    * Biện pháp mang tính cơ chế quản lí nhà nước

    Các cơ quan có thẩm quyền ban hành cách chính sách hỗ trợ về thuế đối với các mặt hàng khẩu trang y tế hoặc các sản phẩm khẩu trang vải thay thế khẩu trang y tế.

    *Biện pháp mang tính tổ chức trong thực thi chính sách công

    Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở trên địa bàn phối hợp triển khai và giám sát chặt chẽ thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn cung cấp khẩu trang vải phối hợp chặt chẽ và nhanh chóng với Bộ Công Thương trong bảo đảm nguồn cung cấp khẩu trang vải cho thị trường.

    Bộ Y tế có các văn bản chị đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tập trung triển khai nội dung sử dụng khẩu trang vải thay thế khẩu trang y tế,


    4. Đánh giá

    Phương án 1

    Ưu điểm:

    - Giảm thiểu vi phạm hành chính có thể xảy ra

    - Tính khả thi cao

    - Góp phần duy trì trật tự, kỷ cương, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội - tính răn đe cao, tránh tái diễn vi phạm Vif tác động đến yếu tố tinh thần, nhận thức của người vi phạm; khi mà hành vi không tốt, sai trái bị xã hội, cộng đồng phê phán.


    Nhược điểm:

    - Do các quan hệ xã hội, điều kiện kinh tế, mức sống, thu nhập của người dân không ngừng thay đổi, cho nên, mức tiền phạt đối với nhiều hành vi vi phạm đôi khi không còn phù hợp trên thực tế.

    - Có trường hợp người thi hành công vụ không thực hiện đúng theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, dễ dãi cho qua hoặc nhận hối lộ.. làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật

    - Việc đưa ra mức tiền phạt khi có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng còn mang tính tùy nghi cao. Từ đó, phần nào ảnh hưởng đến tính răn đe của hình thức phạt tiền.


    Phương án 2

    Ưu điểm:

    - Giảm thiểu rác thải, bảo vệ mt

    - Phù hợp với điều kiện kinh tế của tất cả công dân

    - Giảm hiện tượng đầu cơ tích trữ của các doanh nghiệp

    - Dễ kiếm; thoải mái; giá cả phải chăng; thuận tiện; có thể giặt và tái sử dụng;


    Nhược điểm:

    - Tính An toàn không cao (Khẩu trang có độ vừa khít kém có thể có khe hở ở hai bên mặt hoặc mũi. Các khe hở có thể cho phép các giọt bắn từ đường hô hấp có chứa vi-rút rò rỉ ra và vào xung quanh khẩu trang)

    - Cấu tạo đơn giản chỉ gồm 2-3 lớp vải nên trên thực tế khẩu trang này có khả năng lọc bụi kém hiệu quả nhất. Không có lớp than hoạt tính nên loại khẩu trang này cũng gần như vô tác dụng với các loại khí độc hại

    * Phương án tối ưu nhất mà nhóm chúng em chọn là: Xử phạt nặng trường hợp tăng giá mặt hàng khẩu trang y tế.


    5. Đề xuất ban hành chính sách

    Chính sách được ban hành dưới hình thức Nghị định của Chính phủ về việc bình ổn giá khẩu trang y tế trang trong nước.

    Nghị định là chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

    Bài viết có cùng chủ đề:

    Căn Cứ Hoạch Định Chính Sách Công Và Ví Dụ Minh Họa - Việt Nam Overnight

    Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạch Định Chính Sách Công Và Liên Hệ Thực Tế, Cho Ví Dụ - Việt Nam Overnight
     
  2. Gill

    Bài viết:
    6,256
    VÍ DỤ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG

    Tên chính sách: Chính sách bảo đảm an toàn khi sử dụng mạng xã hội

    1. Lý do hoạch định chính sách:

    1.1 Vấn đề chính sách:

    Internet và mạng xã hội chứa đựng rất nhiều thông tin và hữu ích đối với người khai thác nó, với Internet bùng nổ, công việc trẻ em sớm được tiếp cận với thế giới mạng dần trở nên phổ biến. Việc trẻ em ham thích khám phá, trải nghiệm trên mạng môi trường là rất bình thường. Chúng ta không thể cấm trẻ em tham gia không gian mạng, như thế sẽ hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức.

    Tuy nhiên, trẻ em vào Internet phải đối mặt với không ít nguy cơ rủi ro, bị xâm hại. Các em cũng có nguy cơ tiếp xúc với những video, thông tin, hình ảnh khiêu dâm hay sai lệch. Trên môi trường mạng, không ít trẻ em vô tình tiết lộ thông tin cá nhân, bị dọa nạt, tống tiền, ép quan hệ tình dục, tham gia các hoạt động phi pháp. Thậm chí có em đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, buôn bán người.. Điều đáng nói là nhiều gia đình chưa biết kỹ năng hoặc xem nhẹ công việc bảo vệ trẻ trên mạng môi trường.

    Ðáng chú ý, tình trạng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Mới đây, đại diện tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng lên tiếng cảnh báo về việc hàng triệu trẻ em có nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng trong thời gian phong tỏa, giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19.

    Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là vấn đề được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, và đang là vấn đề có tính toàn cầu. Tất cả đã đặt ra yêu cầu cấp thiết bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện nay.

    1.2 Thực trạng:

    Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Liên minh Viễn thông thế giới (ITU), năm 2019, trên thế giới có hơn 2, 2 tỷ người dưới 18 tuổi đã truy cập Internet hằng ngày, cứ ba người truy cập thì có một trẻ em. Việt Nam hiện có khoảng hơn 60 triệu người sử dụng Internet, với 58 triệu người sử dụng mạng xã hội; trong đó, tỷ lệ trẻ em chiếm khoảng 30% tổng số người dùng Internet, mạng xã hội.

    Theo số liệu từ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), trong khoảng hơn 1.500 vụ việc liên quan trẻ em mỗi năm, số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng nhiều.

    Năm 2019, ghi nhận hơn 300.000 phản ánh liên quan đến các vấn đề về trẻ em đến từ Việt Nam. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 3 (sau Indonesia và Philippin) trong số các quốc gia phản ánh về trẻ bị xâm hại trên môi trường mạng.

    Gần đây nhất là sự việc tài khoản mạng xã hội của YouTuber Thơ Nguyễn ngày 27/2/2021 đăng tải clip người này ôm một con búp bê, tay cầm sợi dây chuyền và tự giới thiệu là để "xin vía học giỏi" cho học sinh khiến cộng đồng mạng phản ứng gay gắt và cơ quan chức năng phải vào cuộc. Trước đó, chủ nhân của kênh này thường xuyên đăng tải những nội dung phản cảm, độc hại và có thể làm nguy hiểm đến trẻ em nếu bắt chước như: Tắm trong bồn thạch, thử nghiệm đun lon nước ngọt, cho đá khô vào chai kín để phát nổ..

    1.3 Nguyên nhân vấn đề:


    • Thứ nhất, về nguồn lực:

    + Công tác bảo vệ trẻ em của cơ quan chức năng trên môi trường mạng cũng chưa toàn diện, chưa chặt chẽ.

    + Bên cạnh đó, còn thực tế là các cơ quan truyền thông mục đích ban đầu là phản ánh sự việc để kêu gọi sự quan tâm, sự lên tiếng có trách nhiệm của cơ quan bảo vệ trẻ em, cơ quan thực thi pháp luật nhưng đôi khi tập trung thu hút sự chú ý của dư luận, mà quên đi trách nhiệm bảo vệ trẻ em trong cách đưa tin, hình ảnh vô hình trung làm tổn thương thêm các em.

    + Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng chưa được hướng dẫn phổ biến, tập huấn đầy đủ về trách nhiệm, cách xử lý kịp thời bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Nên khi có sự việc xảy ra, chưa chủ động ngăn chặn, cảnh báo mà tiếp tục để phát tán trên môi trường mạng hay dịch vụ của mình.


    • Thứ hai, về con người:

    + Nhiều trẻ em chưa được gia đình, nhà trường quan tâm đúng mức. Một số phụ huynh còn lợi dụng các thiết bị điện tử thông minh để "dụ" trẻ ăn cơm hoặc chọn là phần thưởng khi trẻ đạt thành tích cao trong học tập, vô hình trung làm nhiều trẻ nghiện sử dụng các thiết bị này.

    + Đến nay, nhận thức, hiểu biết của cộng đồng nói chung, các bậc cha mẹ nói riêng về vấn đề này còn nhiều hạn chế, dẫn tới chủ quan, lơ là trong việc bảo vệ con em mình trước những mối nguy từ môi trường mạng.

    + Trẻ em chưa trang bị đầy đủ nhận thức về nguy cơ tiềm tàng của Internet, về kỹ năng sống cũng như kiến thức về việc sử dụng Internet, mạng xã hội an toàn; còn phụ huynh thì gặp khó khăn trong vấn đề giám sát những hoạt động của con em mình trên Internet.


    • Thứ ba, về tài chính:

    + Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, trẻ em tiếp xúc với mạng xã hội từ rất sớm nhưng chưa có đầy đủ kiến thức và kỹ năng sử dụng.

    + Từ Giọng hát Việt nhí, Thần tượng âm nhạc nhí, Bước nhảy hoàn vũ nhí, Gương mặt thân quen nhí, Người hùng tí hon đến Chương trình Người mẫu nhí Việt Nam năm 2019 mới cho thấy đó không đơn thuần là sự bùng nổ các gameshow thiếu nhi mà là sự đối đầu của các nhà sản xuất trước lợi nhuận, bất chấp những giá trị phi đạo đức, khi những người có trách nhiệm để những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ lại học cách sống cạnh tranh hơn thua để bước lên ngôi vị cao nhất và tự bào chữa cho hành vi đó bằng một lý lẽ là tạo thêm sân chơi cho trẻ em.


    2. Căn cứ hoạch định:

    2.1 Về chính trị:

    Trên tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.

    2.2 Căn cứ pháp lý:

    • Thứ nhất, Hiến pháp 2013;
    • Thứ hai, Luật trẻ em 2016;
    • Thứ ba, Luật tiếp cận thông tin năm 2016;
    • Thứ tư, Luật An ninh mạng 2018;
    • Thứ năm, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.

    3. Xây dựng các phương án chính sách:

    3.1 Phương án 1: Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng:

    3.1. 1 Mục tiêu:

    3.1. 1.1 Mục tiêu chung:

    1. Nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em.
    2. Hỗ trợ trẻ em tiếp cận quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.
    3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

    3.1. 1.2 Mục tiêu cụ thể:

    1. Phấn đấu đến cuối năm 2022, toàn bộ học sinh Tiểu học được học và hoàn thành bộ môn Tin học ở bậc Tiểu học.
    2. Đến năm 2023, tỷ lệ các hộ gia đình có trẻ nhỏ có hiểu biết toàn diện về các kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng chiếm trên 90%. Tỷ lệ số trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng giảm 3, 5 - 4%/ năm.

    3.1. 2 Giải pháp:

    Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, dạy kỹ năng mềm khi sử dụng mạng cho trẻ em:

    • Tuyên truyền để trẻ em có những kỹ năng tốt nhất, để trở thành công dân của thế giới công nghệ số, truy cập và sử dụng mạng an toàn;
    • Nhà trường, các cơ quan xã hội cần thường xuyên mở các buổi, các lớp dạy kỹ năng cho trẻ miễn phí và khuyến khích trẻ em tham gia.
    • Đưa việc tuyên truyền hướng dẫn trẻ em tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng trên các chương trình truyền hình vào các khung giờ vàng: 20h - 22h.

    Thứ hai, đối với cha mẹ, người thân trong gia đình, người giám hộ của trẻ: Cha mẹ, người thân trong gia đình, người giám hộ của trẻ cần thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, tìm hiểu các trang web mà con mình thường xuyên truy cập để bổ sung kỹ năng và kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin để giúp đỡ được cho trẻ khi cần.

    Thứ ba, quy định đối với nhà cung cấp dịch vụ, ứng dụng:


    • Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.
    • Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
    • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.

    3.2 Phương án 2: Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhằm kết nối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng hoạt động vì trẻ em.

    3.2. 1 Mục tiêu:

    3.2. 1.1 Mục tiêu chung:

    1. Nâng cao năng lực truyền thông, tập trung truyền thông tới đối tượng trẻ em, gia đình và nhà trường giúp trẻ em sử dụng internet thông minh và an toàn.
    2. Các Bộ, ngành hoàn thiện khung luật pháp, chính sách; phát triển các dịch vụ phát hiện, phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợ bảo vệ trẻ em; Xây dựng các đơn vị thí điểm mô hình bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng..
    3. Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong việc tạo dựng môi trường mạng cho trẻ em.

    3.2. 1.2 Mục tiêu cụ thể:

    1. Phấn đấu đến năm cuối năm 2025, sẽ xây dựng được ít nhất 100 mô hình bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và hoàn thành các phương án giúp trẻ em sử dụng Internet thông minh.
    2. Năm 2025, hoàn tất quy trình tìm kiếm, xử lý các thông tin, hình ảnh, video.. không phù hợp với trẻ em.
    3. Đến năm 2025, các cơ sở cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho phép trẻ em chưa đủ tuổi sử dụng bị xử phạt trên 2.000.000 đồng.

    3.2. 2 Giải pháp:

    Thứ nhất, đối với hệ thống pháp luật:

    • Các Bộ, ngành hoàn thiện khung pháp luật, chính sách ; phát triển các dịch vụ phát hiện, phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợ bảo vệ trẻ em. Cụ thể: Tăng cường bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu của trẻ em (bắt buộc sử dụng cài đặt riêng tư mặc định và công nghệ xác thực độ tuổi trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ các dữ liệu cá nhân thu thập từ trẻ em; thiết lập một cơ chế dễ tiếp cận để yêu cầu xóa bỏ các dữ liệu cá nhân mà một người cung cấp khi còn là trẻ em).
    • Quy định mức xử phạt cụ thể các đối tượng tung các clip, video đồi trụy vi phạm thuần phong mỹ tục và các clip có xu hướng bạo lực mạnh trên các trang web.

    Thứ hai, sự phối hợp chặt chẽ và toàn diện giữa các cơ quan, tổ chức:

    • Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhằm kết nối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng hoạt động vì trẻ em.
    • Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên Đài phát thanh, Đài truyền hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm. Bên cạnh ban hành quy định pháp luật để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, các bộ ngành, tổ chức đoàn thể và từng đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho trẻ em trên không gian mạng Internet.
    • Cục Trẻ em (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) xây dựng kế hoạch phối hợp phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Các đơn vị liên quan sẽ tập trung khảo sát, đánh giá tác động của môi trường mạng; Triển khai xây dựng, hướng dẫn về bộ tiêu chí bảo vệ trẻ em trên môi trường Internet.
    • Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

    4. Đánh giá phương án chính sách:

    4.1 Đánh giá phương án: Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng:


    Phương án này có thể thực hiện trên phạm vi rộng lớn với nhiều đối tượng khác nhau trong một thời gian dài nhưng không cần đầu tư quá nhiều kinh phí, nhân lực.

    Bảo vệ trẻ em trên mạng môi trường không phải cấm hay hạn chế các em kết nối mạng Internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ em tương tác tốt, sáng tạo trên mạng môi trường, nhận biết và ứng phó với những nguy cơ ẩn có thể gây hại.

    Phương án trên đảm bảo được ý chí, nguyện vọng của trẻ em mà vẫn giữ cho trẻ được an toàn trên môi trường mạng. Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em, vừa có sự hiểu biết, chủ động trong việc tìm các nguồn tài liệu học tập, vui chơi một cách hiệu quả và an toàn đồng thời có kỹ năng xử lý, nhờ sự trợ giúp khi gặp sự cố trong quá trình sử dụng mạng.

    Giúp cha, mẹ, giáo viên là người có trách nhiệm quản lý kiến thức giáo dục, hướng dẫn kỹ năng toàn diện cho trẻ em khi tham môi trường mạng ;

    Phương án đề cao việc hướng dẫn trẻ em những kỹ năng cần thiết khi sử dụng môi trường mạng và mong muốn những nhà cung cấp dịch vụ, ứng dụng có những sản phẩm với tính bảo mật cao hơn.


    -> Phương án trên được lựa chọn vì hiện tại chưa tìm thấy mặt hạn chế.

    4.2 Đánh giá phương án: Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhằm kết nối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng hoạt động vì trẻ em.

    Phương án này có thể xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em sử dụng. Thậm chí phương án này còn công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em ;bảo đảm việc phát hiện loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em. Đồng thời có thể thực hiện hiệu quả, nhanh chóng vì có sự phối hợp của nhiều nguồn lực (các bộ ngành, doanh nghiệp, tổ chức) giúp rút gọn thời gian hoàn thành mục tiêu đề ra.

    Dù vậy phương án này tính thực tế và khả thi chưa cao vì:

    Thứ nhất: Phương án này có quá nhiều lỗ hổng và các chính sách đưa ra quá tốn kém khi mà phải vừa xây dựng mạng lưới trẻ em vừa phải kết nối với các cơ quan, tổ chức.

    Thứ hai, Đồng thời việc quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình thực hiện phương án sẽ còn nhiều khó khăn vì có sự tham gia của nhiều đối tượng trong quá trình thực hiện phương án.


    -> Phương án này không được lựa chọn vì có quá nhiều nhược điểm.

    5. Lựa chọn hình thức văn bản:

    Chính sách sẽ được ban hành dưới dạng Nghị quyết của Chính phủ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng mười một 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...