Hóa học lớp 8 - Bài HÓA TRỊ

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi RUOU GAO, 13 Tháng mười 2021.

  1. RUOU GAO

    Bài viết:
    6
    Bài HÓA TRỊ

    1. Cách xác định hóa trị của nguyên tố:

    * Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

    * Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H làm 1 đơn vị

    - (hơi khó hiểu phải không? Các bạn cứ hiểu nôm na là H là đơn vị đo lường như kg hay lít vậy, nguyên tố nào liên kết với 1 nguyên tử H thì là hóa trị I, liên kết với 2 nguyên tử H là hóa trị II)

    - Ví dụ: H 2 O: O kết với 2 nguyên tử H như vậy O hóa trị II

    - Ví dụ: CH 4 : C liên kết với 4 nguyên tử H nên C hóa trị IV

    * Tương tư như H, O cũng là đơn vị để xác định hóa trị nhưng được tính là 2 đơn vị

    - Ví dụ: CO 2 : 1 C liên kết với 2 O nên hóa trị của C là: 2 đơn vị*2 nguyên tử O = 2*2=4 viết là IV

    - Ví dụ: Na 2 O: 2 Na liên kết với 1 O nên hóa trị của Na là: 2 đơn vị*1 nguyên tử O/2 nguyên tử Na=2*1/2=1 viết là I (tại sao lại chia 2? Là vì Na2O có 2 nguyên tử Na nha các bạn)

    * Từ cách xác định hóa trị của nguyên tố như trên, ta suy ra cách xác định hóa trị của một nhóm nguyên tử.

    - Ví dụ: H 2 SO4 ta nói nhóm (SO4) có hóa trị II vì liên kết với 2 H

    -
    Ví dụ: Nước H2O có thể đươc viết thành HOH, như vậy nhóm (OH) có hóa trị I vì liên kết với 1 H.

    * Có những nguyên tố thể hiện một hóa trị nhưng có những nguyên tố có một vài hóa trị khác nhau.

    - Ví dụ: C có hóa trị II, IV (CO, CO2)

    2. Quy tắc hóa trị

    * Quy tắc: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

    Công thức chung:

    a.. b

    AxBy và x*a = y*b
    (thần chú đó nhé, nhớ kỹ vào)

    - Ví dụ Al2O3: Theo cách làm như ở trên ta thấy Al có hóa trị III, O có hóa trị II. Biểu diễn lại thành:

    III . II


    Al2O3, Theo quy tắc hóa trị ta có: 2*III = 3*II


    3. Vận dụng

    * Theo quy tắc hóa trị x* a = y* b ta sẽ làm được các bài tập:

    + Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)

    - Ví dụ: Cho FeCl3 tìm hóa trị của Fe biết Cl có hóa trị III.

    Công thức chung:


    .. x .. I


    FeCl3

    Theo quy tắc hóa trị ta có: 1*x = 3*I => x = III


    *
    Biế t a, b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học. Từ a*x=b*y => x/y=b/a=b′/a'. Lấy x = b hay b' và y = a' (nếu a', b' là những số đơn giản hơn so với a, b).

    - Ví dụ:

    Cho công thức chung:

    VI.. II

    Sx Oy


    Theo quy tắc hóa trị ta có: X*VI = y*II


    => x/y = II/VI = 1/3

    => x = 1, y = 3 vậy chất đó là SO3

    - Ví dụ:

    Cho công thức chung:

    . I .. II

    Nax (SO4) y

    Theo quy tắc hóa trị ta có: X*I = y*II


    => x/y = II/I = 2/1

    => x = 2, y = 1, vậy chất đó là Na2SO4
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...